Xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền? (Cập nhật 2024)
Khi tham gia giao thông, nhiều trường hợp chủ phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Hành vi này không những vi phạm luật giao thông mà còn rất nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện và cả những người cùng tham gia giao thông.
Do đó, mức phạt với lỗi không tuân thủ tín hiệu giao thông hiện nay được đưa vào quy định với hình thức xử phạt nghiêm ngặt. Vậy cụ thể lỗi xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
1. Đi xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu tiếp tục di chuyển khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì vượt đèn đỏ là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Mức phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ được quy định theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp điều khiển xe máy điện chưa có bằng lái xe tương ứng thì không bị tước giấy phép lái xe.
2. Hướng dẫn dừng đèn đỏ đúng cách
Khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, các phương tiện đang di chuyển trên đường phải dừng lại trước vạch kẻ đường màu trắng. Người lái cần lưu ý một vài điều sau để chủ động dừng đèn đỏ đúng cách và an toàn:
- Nhìn xa để quan sát tín hiệu giao thông: Khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu vàng hoặc đỏ từ xa, hãy chuẩn bị để dừng lại. Nhìn xa trước sẽ giúp người điều khiển có thời gian để phản ứng kịp thời và chấp hành đúng quy định.
- Giảm tốc độ: Khi tiếp cận điểm dừng đèn đỏ, hãy giảm tốc độ bằng cách nhả ga và phanh xe. Duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước để tránh va chạm nếu xe phía trước dừng lại đột ngột.
- Dừng lại đúng vạch dừng: Khi đèn đỏ sáng, hãy dừng xe đúng vạch dừng trên đường. Dừng xe đủ sát vạch dừng mà không vượt quá hoặc để chân xe vượt qua vạch này.
- Đợi đến khi đèn xanh: Khi đèn đỏ chuyển sang đèn xanh, hãy kiểm tra kỹ xem có xe nào đang di chuyển ngang qua đường không trước khi khởi động lại và tiếp tục di chuyển.
3. Giải đáp các câu hỏi liên quan về luật đèn đỏ dành cho xe máy điện
Hiện nay, có nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông do người điều khiển không nắm rõ luật dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả người lái và những người tham gia giao thông khác. Chủ động tìm hiểu những thông tin liên quan đến lỗi xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền là điều người lái xe nên làm.
3.1. Vượt đèn đỏ gây tai nạn xử lý thế nào?
Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời, người lái còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.
Căn cứ theo điểm b khoản 8 và điểm đ Khoản 11 Điều 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe máy (kể cả xe máy điện) gây tai nạn không dừng lại ở hiện trường sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
Tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3.2. Đèn đỏ có được rẽ phải không?
Nhiều người có thói quen rẽ phải khi gặp đèn đỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ thì người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính. Khi tín hiệu giao thông chuyển sang đèn đỏ, xe máy chỉ được phép rẽ phải trong một số trường hợp được quy định như sau:
- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Cùng với đó, theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ cũng nêu rõ, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đầu tiên.
Như vậy, khi đèn đỏ mà có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì người tham gia giao thông được phép rẽ phải.
- Có biển báo phụ cho rẽ phải
Biển báo phụ cho phép rẽ phải thường gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu. Khi gặp biển báo này người tham gia giao thông hoàn toàn có quyền rẽ phải. Lưu ý, lúc này phải bật đèn xi nhan và nhường đường cho người đi bộ.
- Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp kèm theo.
Đây là đèn tín hiệu phụ, được lắp cạnh đèn tín hiệu giao thông thông thường. Có mũi tên màu xanh (được phép rẽ) hoặc màu đỏ (không được phép rẽ).
Khi đèn tín hiệu mũi tên chuyển xanh, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng vẫn phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.
- Có vạch mắt võng
Theo Quy chuẩn kỹ thuật 41:2019/BGTVT, vạch kẻ mắt võng có màu vàng, đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường.
Vạch này sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Trong khu vực vạch này mà có kèm mũi tên rẽ phải, các phương tiện bắt buộc phải rẽ phải, không được phép đi thẳng hoặc dừng đỗ.
- Có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Nếu có tiểu đảo phân luồng, người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải ngay cả khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.
Lưu ý: Phải bật xi nhan khi rẽ và nhường cho người đi bộ trong trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ.
Tham gia giao thông đúng luật là cách để người điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn cho chính mình và cả những người xung quanh. Thực tế, lỗi xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền được pháp luật quy định nhằm răn đe và nâng cao ý thức của người lái xe trên đường, nâng cao văn hóa giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn xảy ra.
Hiện nay, VinFast đã ra mắt nhiều dòng xe máy điện thế hệ mới như Evo200 Lite, Evo200, Feliz S, Klara S (2022), Vento S và Theon S - được trang bị các công nghệ hiện đại, mang đến những trải nghiệm thuận tiện, mới mẻ cho người dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast từ 25/06 – 31/08/2024
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024
Khách hàng có thể đặt mua xe điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để được trải nghiệm các mẫu xe máy điện đẳng cấp với nhiều tính năng thông minh.
Để hỗ trợ tư vấn và cần thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
- Giải đáp: Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
- Giải đáp: Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn?
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo