Tìm hiểu các tổ chức đánh giá mức độ an toàn ô tô
Tiêu chí an toàn rất quan trọng khi sản xuất xe vì tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng. Do đó, trên thế giới có nhiều tổ chức đánh giá mức độ an toàn ô tô trước khi những mẫu xe mới được bán trên thị trường. Mỗi tổ chức sẽ có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau nhằm khuyến khích các hãng xe sản xuất ra những chiếc xe an toàn.
1. Đánh giá an toàn ô tô là gì?
- Khái niệm
Đánh giá an toàn ô tô cung cấp cho khách hàng thông tin về độ an toàn của xe tốt như thế nào trong trường hợp xảy ra va chạm. Những mẫu ô tô mới được đưa đến các tổ chức thử nghiệm an toàn xe hơi và tiến hành một loạt các bài kiểm tra va chạm, đánh giá an toàn.
Mỗi tổ chức có hệ thống tiêu chí và bài đánh giá khác nhau. Các bài kiểm tra, đánh giá của các tổ chức này khác nhau và chứng nhận đánh giá cũng mang ý nghĩa khác nhau.
Hầu hết các tổ chức thử nghiệm an toàn xe hơi đều dùng hệ thống xếp hạng theo 5 sao giúp người dùng có thể so sánh, đánh giá an toàn và lựa chọn phương tiện phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Theo đó, mẫu xe đạt chuẩn 5 sao sẽ đạt mức độ an toàn tốt nhất và ngược lại.
Xếp hạng an toàn ô tô được xác định dựa trên hàng loạt các bài thử nghiệm được thiết kế và thực hiện mô phỏng các tình huống cụ thể trong thực tế. Xe mẫu thử nghiệm phải vượt qua các bài kiểm tra va chạm vật lý, đánh giá tính năng, thiết bị an toàn và kiểm tra hiệu suất các công nghệ tránh va chạm chủ động.
- Sự cần thiết của việc đánh giá
Đánh giá mức độ an toàn của các mẫu ô tô mới trước khi tung ra thị trường giúp đảm bảo chất lượng xe và độ an toàn của người lái khi sử dụng.
Độ an toàn của một phương tiện giao thông là yếu tố chính được cân nhắc khi khách hàng tìm mua một chiếc xe mới. Xếp hạng an toàn ô tô cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng về tính năng an toàn, bảo vệ người dùng của mẫu xe ô tô đó trong trường hợp xảy ra sự cố va chạm. Giúp người mua đưa ra quyết định mua hàng một cách sáng suốt.
Thử nghiệm va chạm ô tô khuyến khích các hãng xe sản xuất những mẫu xe an toàn nhờ việc tiến hành thử nghiệm và cập nhật đánh giá liên tục. Do đó, các mẫu xe mới ngày càng được thiết kế an toàn hơn nhờ những tính năng thông minh được nhà sản xuất ứng dụng vào xe.
Ngoài ra, đánh giá mức độ an toàn của ô tô còn cung cấp ý tưởng sáng tạo cho các nhà sản xuất về việc thiết kế một chiếc xe có thể ngăn chặn một vụ tai nạn ngay từ đầu.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Quy trình kiểm định xe ô tô trước khi bán ra thị trường
- Xe ô tô mới có cần thiết đưa đi kiểm định hay không?
2. Các tổ chức đánh giá mức độ an toàn ô tô
Một số tổ chức đánh giá mức độ an toàn ô tô trên thế giới đặt ra các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ va chạm hoặc đánh giá mức độ an toàn của các mẫu xe mới trước khi được đưa ra thị trường.
2.1. NHTSA - Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ
Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) là cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Cơ quan này thực hiện các chức năng khác nhau về an toàn phương tiện giao thông đường bộ như viết, thực thi các tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện cơ giới liên bang; tiết kiệm nhiên liệu của phương tiện; chống trộm cắp xe cơ giới.
NHTSA cũng cấp phép cho các nhà sản xuất và nhập khẩu xe; cho phép hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu xe và các bộ phận của xe được quản lý an toàn; quản lý hệ thống số nhận dạng xe; phát triển hình nhân nộm sử dụng trong thử nghiệm va chạm ô tô, đưa ra các quy trình thử nghiệm và cung cấp bảo hiểm xe.
Các thử nghiệm va chạm ô tô của NHTSA gồm thử nghiệm va chạm trực diện phía trước; thử nghiệm tác động va chạm bên hông và thử nghiệm lật xe.
2.2. IIHS - Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ
Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ (IIHS) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1959 và nhận tài trợ bởi các công ty bảo hiểm ô tô. Viện nghiên cứu này ra đời với mục đích làm giảm số vụ va chạm giao thông ở Mỹ, giảm tỷ lệ thương tật và giảm thiệt hại tài sản do va chạm.
IIHS nghiên cứu và đưa ra những đánh giá cho các phương tiện và một số sản phẩm tiêu dùng nhất định. Bên cạnh đó, IIHS cũng tiến hành nghiên cứu về thiết kế đường độ, các quy định giao thông và tham gia vào việc thúc đẩy các quyết định chính sách.
IIHS đánh giá tiêu chuẩn an toàn của ô tô qua 5 thử nghiệm: thử nghiệm va chạm trực diện phía trước; thử nghiệm va chạm hông xe; thử nghiệm va chạm từ phía sau; thử nghiệm va chạm cản xe và thử nghiệm đánh giá tác động trần xe.
Thang đánh giá được IIHS sử dụng là “Tốt”, “Chấp nhận được”, “Tạm”, và “Kém”.
2.3. Euro NCAP - Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu
Euro NCAP hay Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu là một chương trình đánh giá hiệu suất an toàn các mẫu ô tô mới và được thành lập vào năm 1996. Euro NCAP đánh giá các thiết kế và hiệu suất ô tô mới, đảm bảo an toàn khi sử dụng xe.
Tiêu chí đánh giá ô tô của Euro NCAP là thử nghiệm va chạm trực diện phía trước và chủ yếu đánh giá về mức độ chấn thương của hình nộm ngồi ghế trước.
Quá trình thử nghiệm va chạm ô tô tại Euro NCAP có thể diễn ra trong thời gian 6 tuần với những bài đánh giá khác nhau. Đánh giá của Euro NCAP được xếp hạng theo các sao, tốt nhất là 5 sao, kém nhất là 0.
2.4. ANCAP - Chương trình đánh giá ô tô mới của Úc
Được thành lập vào năm 1993, chương trình đánh giá ô tô mới của Úc (ANCAP) là một chương trình đánh giá hoạt động an toàn của ô tô chuyên về thử nghiệm va chạm.
ANCAP cung cấp cho người tiêu dùng thông tin chính xác về độ an toàn của mẫu xe thử nghiệm đối với người ngồi trong xe và người đi bộ. Phương pháp thử nghiệm va chạm được ANCAP thiết lập dựa trên các quy trình được chấp nhận bởi Euro NCAP.
ANCAP đánh giá mức độ an toàn của xe từ một đến năm sao. Những mẫu xe hoạt động tốt trong các bài kiểm tra của ANCAP sẽ nhận được nhiều sao và ngược lại. Để đạt được xếp hạng an toàn năm sao, xe thử nghiệm phải đạt được tiêu chuẩn cao nhất trong tất cả các bài kiểm tra và trang bị các công nghệ hỗ trợ an toàn tiên tiến.
2.5. ARCAP - Chương trình đánh giá ô tô tự động
ARCAP là tổ chức thử nghiệm an toàn xe hơi tại Nga và là chương trình đánh giá an toàn cho ô tô do tạp chí ô tô Autoreview thành lập. ARCAP là chương trình đánh giá độc lập đầu tiên của Nga về mức độ an toàn tự động của xe ô tô.
ARCAP cũng là tổ chức xếp hạng an toàn ô tô được thử nghiệm độc quyền một số mẫu xe không được bán trên thị trường ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ.
Ngoài ra, ARCAP là cơ quan kiểm tra va chạm ô tô được công bố các nghiên cứu của mình trên báo Autoreview. Tờ báo này thậm chí còn tiến hành cuộc thí nghiệm của riêng mình khi kiểm tra ghế trẻ em, nhiên liệu, lốp xe và các bộ phận bên ngoài ô tô.
2.6. C-NCAP - Chương trình đánh giá ô tô mới của Trung Quốc
Chương trình đánh giá ô tô mới của Trung Quốc (C-NCAP) được thành lập vào năm 2006 với mục đích tiến hành thử nghiệm những mẫu ô tô do Trung Quốc sản xuất bao gồm những thử nghiệm theo quy định nhưng với nhiều hạn chế hơn.
Chương trình này chủ yếu được mô phỏng theo các tiêu chuẩn an toàn do Euro NCAP thiết lập và được điều hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Ô tô Trung Quốc.
2.7. FMVSS - Tiêu chuẩn An toàn phương tiện cơ giới Liên bang
Tiêu chuẩn An toàn phương tiện cơ giới Liên bang là các quy định liên bang về phương tiện được sử dụng tại Hoa Kỳ. FMVSS quy định cụ thể các yêu cầu về cấu tạo, thiết kế, hiệu suất, độ bền với các phương tiện cơ giới và các bộ phận, hệ thống, tính năng thiết kế liên quan đến an toàn của ô tô.
2.8. Latin NCAP - Chương trình đánh giá ô tô mới của Latin
Latin NCAP là một chương trình đánh giá an toàn ô tô cho châu Mỹ Latinh và Caribe. Tổ chức này được thành lập vào năm 2010 và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về mức độ an toàn của những mẫu xe hơi mới trên thị trường.
Các bài kiểm tra của Latin NCAP dựa trên các phương pháp nổi tiếng quốc tế với các mẫu xe được xếp hạng an toàn từ 0 đến 5 sao, đánh giá khả năng bảo vệ của xe ô tô khi va chạm đối với người lớn và trẻ em ngồi trong xe.
Thử nghiệm va chạm ô tô đưa ra những thông số quan trọng về độ an toàn của xe. Mỗi tổ chức xếp hạng an toàn ô tô đều có phương pháp thử nghiệm và cho điểm của riêng mình.
Trên thế giới, 3 tổ chức đánh giá mức độ an toàn ô tô uy tín nhất là Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ (IIHS) và Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu (Euro NCAP).
VinFast là hãng sản xuất ô tô điện đầu tiên tại Việt Nam với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng và phương tiện là tiêu chí mà VinFast áp dụng cho tất cả các sản phẩm từ trước đến nay. Mẫu xe ô tô điện VinFast VF 8, VF 9 và VF e34 cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Đặt cọc xe điện VinFast VF 8, VF 9 và VF e34 ngay hôm nay để được trải nghiệm mẫu ô tô điện đẳng cấp của người Việt.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.