Tìm hiểu cảm biến áp suất lốp ô tô là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?
Xe ô tô khi di chuyển trên đường trường hoặc được sử dụng thường xuyên dễ dẫn đến hao mòn lốp xe vì bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Do đó, để hạn chế quá trình hao mòn, đảm bảo an toàn cho phương tiện, ngày nay nhiều dòng xe đã được trang bị cảm biến áp suất lốp.
Tìm hiểu cảm biến áp suất lốp ô tô là gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô có tên tiếng anh là Tire Pressure Monitoring System (TPMS). Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đo lường, kiểm soát nhiệt độ, áp suất không khí bên trong lốp xe hơi. Từ đó, đảm bảo an toàn cho xe trong suốt thời gian di chuyển.
>>> Tìm hiểu thêm: Cảm biến áp suất lốp là gì? Cấu tạo, phân loại và tác dụng
Cấu tạo và ưu nhược điểm cảm biến áp suất lốp
Với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện, cấu tạo cảm biến áp suất lốp gồm ba bộ phận chính: van cảm biến, cục xử lý trung tâm, màn hình chính.
1. Van cảm biến
Bộ phận này được làm từ thép không gỉ, có các cảm biến áp suất, nhiệt độ, mạch điện và pin. Xe hơi có 4 bánh sử dụng 4 van cảm biến giống nhau. Cảm biến áp suất lốp có nhiệm vụ đo lường độ căng của màng đo áp suất bên trong lốp tác động lên, từ đó truyền dẫn các vi mạch điện tử khuếch đại, tạo tín hiệu điện đưa ra các chỉ số áp suất lốp. Trong thiết kế của xe ô tô, chỉ số này sẽ hiển thị đèn cảnh báo trên màn hình taplo dưới đơn vị tính psi.
Van cảm biến có 2 loại: Van gắn trong lốp và van gắn bên ngoài van cũ.
2. Cục xử lý trung tâm
Đúng như tên gọi, đây là bộ phận quan trọng tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp, truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình. Cục xử lý trung tâm thường nằm trong bo mạch của màn hình hiển thị.
3. Màn hình chính
Các mẫu xe có lịch sử sản xuất từ một vài năm trở về trước, TPMS thông thường đi kèm với màn hình chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe để hiển thị để giám sát. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ xe ô tô hiện nay, bộ cảm biến áp suất lốp thường được kết nối trực tiếp vào màn hình của xe, có khả năng tích hợp với điện thoại hoặc đồng hồ thông minh. Điều này hỗ trợ việc giám sát áp suất khi bơm tối ưu hơn, thuận lợi hơn.
Trên thị trường có 5 kiểu màn hình tương ứng 5 kiểu cảm biến áp suất lốp ô tô, ứng dụng trên từng mẫu xe phù hợp, bao gồm: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn hình gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO và hiển thị màn DVD.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp
Các mẫu xe sang đời mới đều được nhà sản xuất trang bị thiết bị cảm biến áp suất lốp trên xe. Đối với những dòng xe phổ biến khác, người sử dụng có thể chủ động hoàn thiện bộ cảm biến áp suất lốp với kỹ thuật không quá phức tạp và chi phí vừa phải. Có hai loại TPMS gồm cảm biến trực tiếp và cảm biến gián tiếp. Tuỳ từng loại TPMS khác nhau sẽ có nguyên lý cảm biến áp suất lốp khác nhau.
>>> Tìm hiểu thêm:
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp - Indirect Tire Pressure Monitoring System (iTPMS)
Hệ thống theo dõi iTPMS đo áp suất lốp dựa trên tốc độ quay của bánh xe thay vì đo áp suất bằng phương pháp vật lý thông thường. Bằng cách này, lốp xe non hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn, tạo sự chênh lệch vận tốc quay so với lốp xe căng hơi. Chỉ số này được đo nhờ bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC. Mặc dù chưa thể hiện chỉ số áp suất lốp chính xác tuyệt đối tuy nhiên cảm biến khuyến cáo kịp thời thời điểm lốp cần bơm. Khi lốp xe được bơm căng, người lái cần reset lại bộ cảm biến trong khoảng thời gian từ 20-60 phút để thiết bị đọc lại thông số trên lốp xe.
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp - Direct Tire Pressure Monitoring System (dTPMS)
Khác với iTPMS, dTPMS đo áp suất lốp bằng phương pháp vật lý được gắn ở đầu van lốp xe bằng cách truyền phát tín hiệu giữa đầu cảm biến đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Cảm biến áp suất lốp ô tô trực tiếp khi cần reset chỉ cần giữ nút trên bộ điều khiển hoặc trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại.
Quý khách hàng tìm hiểu thông tin và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.