Những thói quen ảnh hưởng hệ thống lái điện ô tô
Ngày nay, nhu cầu sử dụng xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu đang trở thành xu hướng. Hệ thống lái điện được trang bị trên các dòng xe đã đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều thói quen ảnh hưởng hệ thống lái điện ô tô và gây ra những tác động tiêu cực.

1. Hệ thống lái điện là gì?
Hệ thống lái điện ô tô, hay còn gọi là hệ thống trợ lực lái điện (Electronic Power Steering/EPS). Đây là tiêu chuẩn được áp dụng cho những dòng xe ô tô đời mới với hệ thống thông minh và tiên tiến. Điểm đặc biệt là hệ thống này sử dụng một động cơ điện để lấy năng lượng từ hệ thống điện của xe để hỗ trợ việc điều khiển tay lái an toàn, mượt mà.
Để phát huy công dụng, hệ thống sử dụng một cảm biến momen xoắn được đặt ở trục lái, sau đó tín hiệu từ momen sẽ được gửi đến ECU để tính toán và xử lý. Dựa trên số liệu đó, hệ thống sẽ truyền dòng điện thích hợp đến mô-tơ điện và đẩy thanh răng của hệ thống lái. Nhờ đó, việc xoay trục tay lái theo chiều người lái mong muốn sẽ dễ dàng hơn.
Được trang bị trên hầu hết những dòng xe hiện đại nhất, hệ thống lái điện đóng vai trò quan trọng hỗ trợ người lái điều khiển xe đơn giản, nhẹ nhàng trên mọi cung đường. Không chỉ vậy, hệ thống này còn giúp người điều khiển có cảm giác an toàn, thoải mái, và giảm thiểu tối đa lượng nhiên liệu cần tiêu hao.
Một hệ thống lái điện tiêu chuẩn được trang bị trong xe gồm những phần chính như sau:
- Cảm biến momen xoắn: Có vai trò chuyển momen xoắn thành các tín hiệu điện đến EPS ECU. Khi đó, EPS ECU sẽ có cơ sở để tính toán mức trợ lực mà động cơ cần.
- Mô-tơ điện DC: Hoạt động tương tự như những động cơ khởi động ô tô khác, mục đích là để tạo ra lực trợ lực tùy vào tín hiệu được phát ra từ EPS ECU.
- EPS ECU: Có nhiệm vụ vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái. Căn cứ vào các cảm biến, tốc độ xe, tốc độ động cơ, EPS ECU sẽ tạo ra mức trợ lực cần thiết.
- ECU động cơ: Đưa tín hiệu tốc độ động cơ đến bộ phận EPS ECU.
- Cụm đồng hồ bảng Taplo: Được sử dụng để phát tín hiệu về tốc độ xe đến EPS ECU.
- Đèn cảnh báo P/S: Dùng để thông báo thông qua các tín hiệu đèn khi hệ thống có hư hỏng, rủi ro.

>> Tìm hiểu thêm:
2. Những thói quen ảnh hưởng hệ thống lái điện ô tô
Trong quá trình vận hành và di chuyển, khả năng vận hành và tuổi thọ của hệ thống lái điện ô tô sẽ bị ảnh hưởng bởi cả những yếu tố khách quan và chủ quan, những yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Đặc biệt, những thói quen của người điều khiển cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống lái điện ô tô.
2.1. Đánh lái chết (đánh lái nguội)
Những lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm thường có xu hướng xoay toàn bộ vô-lăng sang trái hoặc sang phải do chưa thể kiểm soát. Tuy nhiên, việc lặp lại những hành động này nhiều lần có thể sẽ gây ra tác động tiêu cực đến hệ thống lái điện ô tô. Cụ thể, điều này sẽ khiến hệ thống lái điện luôn ở trong tình trạng bị quá tải, dẫn đến sinh nhiệt cao và hộp điều khiển của hệ thống sẽ không thể hỗ trợ giảm lực phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu hệ thống lái điện không thể cấp lực phù hợp, vô lăng cũng sẽ trở nên nặng hơn và có thể bị khóa cứng trong trường hợp sinh nhiệt cao. Ngoài ra, việc này còn khiến cho lốp trước nhanh bị mòn hơn so với lốp phía sau.
Do đó, để tránh thói quen ảnh hưởng hệ thống lái điện ô tô là đánh lái chết, chủ xe nên chọn mô hình học đánh lái được thiết lập sẵn tại các trung tâm dạy nghề. Nhờ đó, người lái vừa giúp nâng cao khả năng sử dụng xe, đồng thời làm giảm tác động tiêu cực đến hệ thống lái điện ô tô.
2.2. Chạy ở tốc độ cao qua ổ gà, ổ voi
Thông thường, hệ thống lái điện của xe được kết nối bởi nhiều mảnh và khớp nối nhỏ. Cụ thể, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận như bánh răng, giá đỡ, tay đòn dưới, thanh giằng, khớp bi và khớp CV. Trong đó, các khớp bi và khớp CV là phụ kiện dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài nhất.
Hầu hết các bộ phận trong hệ thống lái điện sẽ có thể chịu lực ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu mức độ tác động quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của hệ thống này. Ví dụ, nếu chủ xe chạy vài lần qua một ổ gà nhỏ, hoặc một gờ giảm tốc nhỏ sẽ không gây ra tác động xấu đến hệ thống lái điện. Tuy nhiên, nếu di chuyển qua các ổ gà lớn nhiều lần có thể sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ thống lái điện nói riêng và khả năng vận hành của xe nói chung.
Cụ thể, khi chạy xe ngang qua các ổ gà, thanh cà vạt bên trong, tay đòn dưới của hệ thống lái điện có thể sẽ bị lỏng, gãy. Bên cạnh đó, bánh xe sẽ phát ra những âm thanh lạch cạch gây ảnh hưởng đến quá trình lái xe.
Ngoài ra, việc chạy xe qua các đoạn đường lồi lõm còn khiến hệ thống lái, hệ thống treo và các bộ phận khác trong xe sẽ có rủi ro hư hỏng cao hơn như lốp mòn không đều, vô lăng rung khi chạy ở tốc độ cao và chệch hướng lái,... Vậy nên, chủ xe có thể sẽ phải chịu cảm giác khó chịu cũng như tốn nhiều chi phí để sửa chữa hơn.

2.3. Không căn chỉnh thước lái định kỳ
Thước lái là một trong những bộ phận cần được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ mà đa số nhà sản xuất đều khuyến khích các chủ xe. Việc căn chỉnh góc đặt bánh xe giống với các thông số được chỉ định bởi nhà sản xuất hỗ trợ tăng trải nghiệm lái cho người điều khiển. Việc này nhằm giúp xe có khả năng kiểm soát chính xác, giảm thiểu các vấn đề phát sinh liên quan đến độ ổn định và khả năng đánh lái an toàn của xe.
Để tăng khả năng vận hành ổn định cho hệ thống lái điện, chủ xe cần cân nhắc thường xuyên căn chỉnh thước lái định kỳ. Ngoài ra, việc này còn giúp đảm bảo tuổi thọ lốp và độ an toàn chung khi lái xe. Thông thường, chủ xe nên đi căn chỉnh lại hệ thống lái điện sau mỗi lần di chuyển khoảng từ 15.000km đến 20.000km. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng cần tìm hiểu thêm về việc điều chỉnh các góc đặt bánh lái để hạn chế các hiện tượng lốp mòn không đều, tiếng ồn từ lốp hoặc tình trạng bị rung vô lăng không thể kiểm soát,...
2.4. Không bảo dưỡng thường xuyên
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe, việc không bảo dưỡng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành, trải nghiệm lái và tuổi thọ của xe. Thậm chí, việc này còn dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn và những hỏng hóc bất ngờ ngoài tầm kiểm soát trong quá trình di chuyển.
Trường hợp không bảo dưỡng hệ thống lái điện thường xuyên, chủ xe sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều hỏng hóc, rủi ro khi di chuyển và đặc biệt tốn kém nhiều chi phí hơn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Dấu hiệu giúp chủ xe nhận biết cần bảo dưỡng thước lái ô tô
- Cách bảo dưỡng hệ thống điện VF e34 an toàn, ổn định
Phần trung tâm của hệ thống lái điện bao gồm thanh răng và bánh răng. Đây là hai bộ phận quan trọng và dễ bị hao mòn nếu hệ thống lái điện thường xuyên bị đặt trong tình trạng quá tải và sinh nhiệt cao. Bên cạnh đó, dù các giá lái được thiết kế với chất liệu đảm bảo an toàn và có tuổi thọ cao, chúng cũng có thể bị nứt, vỡ ở khu vực giữa giá lái và các thanh giằng. Đây là khu vực có nguy cơ hỏng hóc khá cao do nhiệt độ sản sinh cao tại khoang động cơ. Hơn nữa, các vòng đệm còn có thể bị hỏng, chất lỏng có thể bị rò rỉ sau một khoảng thời gian dài không được kiểm tra và thay thế thường xuyên.
Hệ thống lái điện ô tô đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ xe di chuyển an toàn, êm ái và tăng trải nghiệm ngồi trên xe lên mức tối đa. Tuy nhiên, người lái cần chú ý thói quen ảnh hưởng hệ thống lái điện ô tô. Trường hợp xấu nhất, những thói quen này có thể sẽ làm hỏng hóc các bộ phận bên trong hệ thống lái điện, đồng thời gây ra những rủi ro không thể kiểm soát trong tương lai và làm giảm tuổi thọ chung của xe.
Đặt mua ô tô điện VF e34 hoặc đặt cọc VinFast VF 8 và VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: