Dán tem xe là gì? Dán tem xe máy có bị phạt không và lưu ý
Dán tem xe là việc sử dụng chất liệu chuyên dụng để bảo vệ lớp sơn bên ngoài của xe. Việc dán tem cho xe không chỉ hạn chế trầy xước, bụi bẩn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho xe, thể hiện cá tính của chủ phương tiện. Tìm hiểu thay đổi tem xe có bị phạt không cũng như các thủ tục khi thay đổi màu xe để không bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Thế nào là dán tem xe máy?
Dán tem xe máy hay dán decal xe là phương pháp sử dụng một chất liệu nilon mỏng gắn lên vỏ ngoài của xe. Chất liệu này có lớp keo bám chắc và dính sát bề mặt xe, vậy nên việc dán tem là là một cách thức bảo vệ lớp sơn xe được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, đây là một giải pháp tiết kiệm giúp chủ xe che che đi phần vết trầy xước trên vỏ ngoài, từ đó tăng tính thẩm mỹ cho xe.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu mã decal dán đa dạng, qua đó người lái có thể chọn lựa thiết kế phù hợp với bản thân. Điều này vừa giúp trang trí, làm đẹp cho xe vừa giúp khẳng định phong cách cá nhân của người lái.
2. Các loại decal dán tem xe hiện nay
Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân mà decal có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên về bản chất, tem dán xe có 3 loại chính:
Tem dán rời (tem ghép)
Đây là loại decal dành riêng cho từng bộ phận của xe như mâm, phuộc, phanh... Từ đó, chủ xe có thể lên ý tưởng ghép nhiều miếng decal lại tạo nên một thiết kế độc đáo.
>>> Bài viết liên quan: Lỗi tự ý thay đổi màu sơn xe máy phạt bao nhiêu tiền 2024?
Ưu điểm của loại dán tem xe này là có độ bền cao, khả năng tạo hình phong phú. Bên cạnh đó, decal này còn có sắc độ màu rõ nét do được cắt bởi thiết bị chuyên dụng nên có thế dán được ở những bộ phận có kích thước nhỏ hay chi tiết góc cạnh khó. Đó cũng là lý do các dòng xe phân khối lớn hay xe ô tô thường sử dụng tem rời.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại tem này là việc thiết kế và thi công đòi hỏi thời gian khá lâu và yêu cầu sự tỉ mỉ từ phía người dán.
Tem xe trùm (tem đấu)
Trái ngược với tem ghép, dán trùm là loại decal được in bằng máy với nhiều họa tiết bắt mắt để phủ lên toàn bộ chiếc xe.
Ưu điểm của loại tem này linh hoạt về thiết kế và tiết kiệm thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của tem trùm là các chi tiết có phần đồ họa phức tạp không đúng sắc độ màu và hình khối bị biến dạng ở các góc.
Decal trong suốt & PPF (Paint Protection Film)
Khác với hai loại dán tem xe trên, loại decal có một lớp bọc trong suốt này chủ yếu sử dụng cho mục đích bảo vệ lớp sơn của xe, hạn chế trầy xước khi sử dụng.
Decal trong suốt có ưu điểm là dễ dàng thi công và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mẫu tem này bị giới hạn màu sắc và thiết kế, vì vậy decal trong suốt sẽ không phù hợp để trang trí xe.
3. Dán tem xe có bị phạt không?
Dán tem xe không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ xe, hạn chế trầy xước, bụi bẩn. Hiện nay, nhiều chủ xe vẫn chưa biết dán tem xe có bị phạt không?
Căn cứ vào điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông. Theo đó, chủ phương tiện không được thực hiện những thay đổi kết cấu hệ thống của xe một cách tự ý. Đồng thời, việc thay đổi cấu trúc của xe phải tuân thủ theo thiết kế ban đầu của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, người sử dụng xe máy vẫn được phép dán tem xe nhưng trong giới hạn cho phép, đảm bảo xe vẫn giữ nguyên màu sơn và nhãn hiệu, chỉ thay đổi họa tiết trang trí để không làm thay đổi hệ thống của xe máy. Đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thay dán decal xe có bị phạt không?
4. Các trường hợp tự ý dán tem xe máy bị phạt
Mức phạt cho hành vi vi phạm dán tem làm thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không trùng khớp với thông tin trên Giấy đăng ký xe được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Nếu cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ - 200.000 VNĐ
- Phạt tiền từ 200.000 VNĐ - 400.000 VNĐ đối với đối tượng vi phạm là tổ chức.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, chủ phương tiện cũng phải khôi phục lại nhãn hiệu và màu sơn ghi trên Giấy đăng ký xe theo quy định.
5. Thủ tục tay đổi màu xe cần nắm
Ngoài việc tìm hiểu thay đổi tem xe có bị phạt không? Chủ phương tiền cũng nên quan tâm đến các thủ tục để thay đổi màu xe sau khi dán decal lên xe.
>>> Bài viết liên quan: Kinh nghiệm xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời
Sau khi đã tiền hành dán tem thay đổi màu, chủ xe cần đến cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe mới theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ: bao gồm các loại giấy tờ quan trọng như Giấy khai đăng ký xe (theo quy định); Giấy chứng nhận đăng ký xe; Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu,…
+ Bước 2: Nộp hồ sơ: chủ xe nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan cấp có thẩm quyền ở địa phương.
+ Bước 3: Nhận đăng ký xe theo giấy hẹn: chủ xe cần xuất trình giấy hẹn khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký xe mới.
Việc dán tem xe không chỉ mang lại vẻ đẹp cho xế yêu mà còn thể hiện phong cách của người lái. Tuy nhiên chủ phương tiện cần lưu ý những yêu cầu khi dán decal xe, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo