Top các sai lầm khiến phanh tay ô tô nhanh hỏng
Phanh tay ô tô nhanh hỏng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, dễ gặp rủi ro khi tham gia giao thông. Vì vậy, người dùng cần biết các sai lầm khiến phanh tay ô tô nhanh hỏng để sử dụng phanh tay đúng cách và đảm bảo an toàn.
1. Vai trò của phanh tay ô tô
Phanh tay ô tô có tác dụng chính là giữ xe đứng yên, không bị trượt khi dừng xe, đặc biệt là giữ xe khi đỗ ngang dốc. Người lái có thể dùng phanh cơ bằng cách đạp phanh chân đồng thời kéo tay phanh lên, hoặc dùng phanh điện tử bằng cách gạt lẫy đến khi đèn báo sáng, rồi đưa cần số về P.
Biết dùng phanh tay ô tô có thể giúp người lái khởi động xe khi dừng ở giữa đèo, đặc biệt là đối với các dòng xe không được trang bị công nghệ khởi hành ngang dốc. Người lái đạp hết côn, đồng thời kéo phanh tay, sau đó nhả côn từ từ kết hợp đạp nhẹ vào chân ga, đến khi cảm nhận được xe rung thì nhả phanh tay. Đây là một kỹ năng có trong bài thi sát hạch thường được dạy tại các trường lái xe.
Ngoài ra, sử dụng phanh tay thành thạo có thể giúp người lái điều khiển ô tô ôm cua và drift mượt hơn. Thao tác bao gồm người lái tiến về khúc cua sau đó đột ngột đánh lái, kéo nhanh phanh tay để khóa bánh xe, theo quán tính thì đuôi xe sẽ quay trượt và tạo thành drift.
2. Những sai lầm khiến phanh tay ô tô nhanh hỏng
2.1. Quên hạ hoặc chưa hạ hết phanh tay
Việc quên hoặc chưa hạ hết phanh tay làm cho guốc phanh và má phanh bị áp sát vào đĩa phanh. Quá trình này tạo ra ma sát lớn giữa má phanh và tang trống, sinh ra lượng nhiệt lớn khi chạy và có thể làm cháy má phanh. Người dùng cảm nhận được độ trì, nặng và mùi cháy khét của hệ thống phanh thông qua bảng điều khiển trung tâm.
Ngoài ra, việc ma sát có thể làm hỏng các hệ thống cảm biến, được gắn trên cụm phanh như ABS. Việc này có thể làm dầu phanh bị sôi và khiến cho phanh bị mất tác dụng.
2.2. Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn
Đây là thói quen không tốt mà nhiều người lái thường mắc phải. Phanh tay ô tô có nhiệm vụ giúp xe đứng yên khi đã dừng hẳn. Vì vậy, khi xe chưa dừng hẳn, mà người lái kéo phanh thì rất dễ khiến xe bị trượt bánh hoặc bị chao đảo.
Ngoài ra, phanh tay còn được dùng như phanh khẩn cấp trong trường hợp xe bị mất phanh, đặc biệt là khi lái xe với tốc độ cao. Phanh khẩn cấp ô tô chỉ nên được dùng khi lái xe chậm, vì nếu sử dụng loại phanh này khi di chuyển nhanh sẽ làm xe bị văng sang bên.
2.3. Quên không kéo phanh tay khi đỗ xe
Nhiều người lái nghĩ rằng xe sẽ đứng yên khi cần đã chuyển số về P. Tuy nhiên, xe đứng yên là nhờ hộp số giữ lại. Trong trường hợp nếu xe được đỗ ở các vị trí có độ dốc lớn có thể khiến cho xe chịu tải nặng và trượt dốc, gây ra tai nạn.
2.4. Kéo phanh tay sau khi về số P
Việc thường xuyên kéo phanh tay về số P cũng là một thói quen không tốt. Trong thời gian đầu, chủ xe sẽ không thấy vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nếu duy trì lâu dài sẽ khiến cho tuổi thọ và độ bền của cơ cấu bánh răng trong hộp số sẽ giảm đi. Thậm chí, nếu bánh răng có thể bị mài mòn hoặc bị vỡ nếu chịu tải quá lâu.
3. Hướng dẫn sử dụng phanh ô tô đúng cách
3.1. Quy trình kéo phanh tay
Quy trình kéo phanh tay sẽ có sự khác nhau trong một số trường hợp:
- Đối với xe số tự động: Đạp phanh chân > kéo phanh tay > chuyển cần số về P > tắt máy.
- Đối với địa hình bằng phẳng: Sử dụng như đối với xe số tự động, tuy nhiên có thể chuyển cần số về P trước hoặc phanh tay trước.
- Cách dùng cẩn thận hơn: Đạp phanh chân > chuyển cần số về N > kéo phanh tay > chuyển cần số về P > tắt máy.
3.2. Chú ý nhả phanh tay ô tô trước khi đạp ga
Người lái cần nhả phanh tay trước khi di chuyển ô tô, đặc biệt kiểm tra phanh đã được nhả hoàn toàn hay chưa. Chi tiết này cần phải kiểm tra kỹ, để tránh sự ma sát giữa má phanh và đĩa phanh hoặc có thể làm cháy má phanh.
3.3. Dùng phanh tay khi khởi hành ngang dốc
Nếu sẽ không có hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, người lái đạp hết chân phanh và vào số, sau đó nhả côn từ từ và lắng nghe động cơ để ước lượng độ bám côn. Người lái kết hợp việc nhả côn chậm rãi bên chân trái và chân phải dẫm nhẹ vào ga để xe di chuyển. Ban đầu, khi thực hiện xe sẽ có hiện tượng bị trượt lùi, nhưng ngay sau đó xe sẽ tiếp tục tiến về trước.
3.4. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh tay định kỳ
Ngoài việc các sai lầm khiến phanh tay ô tô nhanh hỏng khi sử dụng, thì lí do còn có thể đến từ việc phương tiện đi mưa nhiều gây gỉ sét và kẹt má phanh. Vì vậy người dùng phải thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh định kỳ.
Một số nguyên nhân khiến cho phanh tay bị két như: khớp cơ khí gỉ sét, cáp khô dầu hoặc do lâu ngày không sử dụng. Đặc biệt, sau khi đi mưa, phanh tay được dẫn truyền bằng hệ thống thủy lực, là một hệ thống có hiện tượng dầu có lẫn bọt khí làm hỏng dầu và giảm hiệu suất của phanh.
Bên cạnh việc nắm các sai lầm khiến phanh tay ô tô nhanh hỏng, thì người dùng nên lưu ý khi sử dụng phanh ô tô phải duy trì các thói quen tốt khi lái xe và trang bị hệ thống hỗ trợ ngang dốc để đỗ xe và di chuyển một cách an toàn.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh, được trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn, có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9 và VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Hệ thống phanh ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?
- Cấu tạo phanh đĩa ô tô và nguyên lý hoạt động
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.