Nguyên nhân thắng đĩa xe máy bị kẹt và cách chỉnh thắng đĩa xe máy

Phanh đĩa xe máy bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của người lái trong quá trình di chuyển. Vì vậy, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để có hướng xử lý kịp thời.

Phanh đĩa hay thắng đia xe máy hiện tại đã rất phổ biến trên các dòng xe máy, vì thế hiện tượng thắng đĩa bị kẹt sẽ gây ra nhiều nguy hiểm và phiền toái cho người tham gia giao thông, cùng xem bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa thắng đĩa bị kẹt.

1. Hệ thống phanh đĩa xe máy hoạt động như thế nào?

Phanh đĩa xe máy (hay còn gọi là phanh dầu) có chức năng giảm tốc độ của xe đang chạy hoặc giúp xe dừng lại. Phanh đĩa được trang bị phổ biến trên bánh trước của xe. Với một số dòng xe phân khối lớn, phanh đĩa được lắp đặt trên cả hai bánh.

1.1. Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa xe máy

Hệ thống phanh đĩa xe máy có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Má phanh được làm từ hợp kim, gốm, sợi tổng hợp Kevlar,... Bộ phận này là một khối thống nhất gồm 2 má phanh kẹp vào 2 bên của đĩa phanh.
  • Đĩa phanh được gắn trực tiếp vào trục bánh xe. Trên đĩa phanh có nhiều lỗ nhỏ hoặc xẻ rãnh giúp thoát nhiệt do quá trình phanh tạo ra nhiệt lượng.
  • Hệ thống piston điều chỉnh phanh có chức năng truyền lực lên má phanh.
  • Ống dầu và khay đựng dầu phanh.
  • Trục bánh xe.

1.2. Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

  • Khi phanh: Khi xe đang di chuyển, nếu người điều khiển phương tiện muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe chỉ cần bóp tay phanh/đạp chân phanh, các bộ phận trong hệ thống phanh đĩa sẽ được khởi động khiến áp suất dầu trong xi-lanh và đường ống tăng lên. Lúc này, piston và má phanh sẽ ép sát vào đĩa phanh tạo ra lực ma sát khiến xe giảm dần tốc và dừng hẳn.
  • Khi dừng phanh: Khi người điều khiển xe thả tay phanh/nhả chân phanh, áp suất tại hệ thống dầu phanh lập tức giảm xuống. Lúc này, hiện tượng rung lắc tại đĩa phanh sẽ khiến cho má phanh và piston rời khỏi đĩa.
Cấu tạo phanh đĩa xe máy
Mô phỏng cấu tạo phanh đĩa xe máy (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nguyên nhân khiến phanh đĩa xe máy hư hỏng và cách khắc phục

Với tần suất sử dụng liên tục, bộ phận phanh đĩa xe máy rất dễ hư hỏng. Nguyên nhân và cách khắc phục phanh đĩa xe máy bị hỏng như sau:

2.1. Hệ thống phanh quá nóng

Hệ thống phanh quá nóng làm giảm độ ma sát vốn có. Nguyên nhân có thể do piston bị kẹt. Để khắc phục, chủ xe có thể thay mới piston.

2.2. Phanh xe phát ra tiếng ồn

Khi bóp tay phanh/đạp chân phanh mà phát ra tiếng ồn thì vấn đề có thể do tấm lót phanh bị lỏng. Tùy theo mức độ hư hỏng, chủ xe nên cân nhắc hiệu chỉnh lại hoặc thay thế tấm lót phanh nếu cần thiết.

2.3. Sự rò rỉ dầu phanh

Khi các khớp nối, bu-lông, mặt thước cặp, cụm piston hoặc bể chứa bị nứt hoặc lỏng lẻo,... sẽ dẫn tới tình trạng rò rỉ dầu phanh. Nếu không kịp thời khắc phục tình trạng này hiệu quả phanh sẽ bị giảm. Vì vậy, chủ xe cần đưa xe đến trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục.

2.4. Sự cố mất phanh

Mất phanh là tình huống nguy hiểm có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc. Nguyên nhân dẫn tới mất phanh là do:

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Dầu phanh bị giãn nở hoặc kẹp phanh mất khả năng ma sát

Giảm tốc độ và sử dụng bánh răng thấp hơn

Chất lượng dầu phanh không đảm bảo

Thay dầu phanh mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Khả năng tiếp xúc giữa phần kẹp và dầu phanh không đảm bảo

Người điều khiển xe không nên giữ chân trên bàn đạp phanh hay bóp tay phanh khi không cần thiết để tránh hiện tượng quá nhiệt

2.5. Phanh đĩa xe máy bị kẹt, bị bó cứng

Sau một thời gian dài sử dụng má phanh xe máy có thể bị mài mòn, khi có tác động lực (bóp thắng) thì piston phanh bị đẩy ra không thể hồi trở về vị trí cũ. Cùng lúc này phanh cũng ghì chặt lấy trống phanh hoặc đĩa phanh dẫn đến tình trạng thắng đĩa bị bó cứng.

Ngoài ra, nếu đĩa phanh biến dạng dẫn tới cong vênh cũng khiến bộ phận này không còn quay tròn mà bị đảo hoặc ghì chặt vào má phanh. Vì thế, khi người lái có động tác phanh nhưng xe không thể dừng lại.

3. Hướng dẫn cách chỉnh, tăng phanh đĩa xe máy

Việc tăng giảm thắng đĩa trên xe máy không hề khó, chủ phương tiện có thể nắm được cách sửa thắng đĩa bị kẹt tại nhà theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đồ nghề bao gồm chìa vặn và bình khí nén (nếu cần thiết). Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các loại dầu phanh đĩa tương thích với xe.
  • Bước 2: Kiểm tra lớp phanh xem có bị mài mòn hoặc hư hỏng nghiêm trọng hay không.
  • Bước 3: Kiểm tra bình xịt dầu phanh nằm phía sau hoặc phía trên bàn đạp phanh của phương tiện. Người dùng có thể tăng hoặc giảm lượng dầu trong hệ thống thắng đĩa bằng cách:

             - Tăng thắng: cần vặn bình xịt dầu theo chiều kim đồng hồ

             - Giảm thắng: cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.

  • Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh ốc vặn trên bàn đạp phanh để đảm bảo chúng không bị lỏng hoặc quá chặt.
  • Bước 5: Kiểm tra, làm sạch và điều chỉnh pô-xi-lanh phanh sao cho chúng di chuyển một cách mượt mà.
  • Bước 6: Bôi trơn bề mặt đĩa phanh bằng dung dịch chuyên dụng

Nếu phanh có dấu hiệu hư hỏng nặng, tốt nhất người dùng nên đưa phương tiện đến xưởng dịch vụ uy tín để được kiểm tra và có hướng khắc phục kịp thời.

cách tăng thắng đĩa xe máy
Phanh đĩa xe máy bị hỏng có thể do hệ thống phanh bị quá nhiệt, rò rỉ dầu phanh, phanh xe bị bó cứng,... (Nguồn: Sưu tầm)

4. Cách bảo dưỡng phanh đĩa xe máy tại nhà

Phanh đĩa xe máy đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành nên cần được bảo dưỡng định kỳ theo quy trình như sau:

  • Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa, nếu lượng dầu phanh thấp hơn mức tiêu chuẩn, cần bổ sung thêm.
  • Thay dầu phanh định kỳ để loại bỏ cặn bẩn. 
  • Vệ sinh phanh đĩa xe máy bằng chất tẩy rửa chuyên dụng nhằm loại bỏ các vết bùn đất bám lâu ngày gây ảnh hưởng đến hiệu quả phanh.
cách chỉnh phanh đĩa xe máy
Thay dầu phanh đĩa định kỳ để loại bỏ cặn dầu (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống phanh đĩa xe máy có cấu tạo phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau. Để phanh đĩa xe máy hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành xe, chủ phương tiện nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín để được kiểm tra, sửa chữa kịp thời.

Hiện nay, các dòng xe máy điện của VinFast như: Evo200, Evo200 Lite, Feliz S, Vento S và VinFast Klara S (2022) đều được trang bị hệ thống phanh đĩa cho bánh trước. Đặc biệt, mẫu xe máy điện cao cấp VinFast Theon S trang bị hệ thống phanh ABS cho cả bánh trước và sau đem lại khả năng chống trượt vượt trội, đảm bảo an toàn khi di chuyển trên mọi địa hình.

thắng đĩa xe máy bị kẹt
Hệ thống phanh đĩa trên xe máy điện VinFast Theon (Nguồn: Sưu tầm)

Khách hàng có thể đặt mua xe điện mới nhất của VinFast ngay hôm nay để được trải nghiệm các mẫu xe đẳng cấp với nhiều tính năng thông minh. Để hỗ trợ tư vấn và cần thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>>> Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống phanh trên xe máy điện an toàn

15/08/2023
Chia sẻ bài viết này