Động cơ tăng áp ô tô là gì? Tìm hiểu 2 loại tăng áp tốt nhất hiện nay

Động cơ tăng áp ô tô được chia thành 2 loại turbocharger và supercharger. Ngày càng nhiều các thương hiệu ô tô sử dụng động cơ tăng áp trên những chiếc xe hơi hiện đại.

Động cơ tăng áp xe ô tô là gì?

động cơ tăng áp
Động cơ tăng áp (Nguồn: Sưu tầm)

“Tăng áp” là cụm từ dùng chung để chỉ các hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức. Qua đó, có thể hiểu một cách đơn giản động cơ tăng áp xe ô tô chính là hệ thống nạp nhiên liệu để nén thêm không khí vào buồng đốt. Như vậy có thể đưa vào nhiều nhiên liệu hơn, làm tăng công suất so với động cơ hút khí tự nhiên mỗi khi hỗn hợp đốt cháy trong xilanh.

Động cơ tăng áp mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Một trong số đó là tăng sức mạnh cho động cơ, trong khi số lượng xilanh và dung tích xilanh không cần tăng lên. Nhờ đó xe sẽ ít tiêu hao nhiên liệu hơn. 

Chính vì vậy, động cơ tăng áp được các thương hiệu ô tô sử dụng ngày càng phổ biến trên những chiếc xe hơi hiện đại, trở thành một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu của người dùng, cũng như các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải ô tô tại nhiều quốc gia trên thế giới.

>>> Tìm hiểu thêm: Động cơ tăng áp xe ô tô và ưu nhược điểm

Phân loại động cơ tăng áp và cấu tạo của từng loại động cơ tăng áp

Động cơ tăng áp được chia ra thành 2 loại turbocharger và supercharger. Điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống này là nguồn cung cấp năng lượng.

Turbocharger 

thông tin động cơ tăng áp
Động cơ Turbocharger (Nguồn: Sưu tầm)

Cấu tạo động cơ tăng áp turbocharger gồm 3 bộ phận chính: trục, tuabin gắn mỗi đầu trục và các vòng bi xoay quanh trục. Hệ thống này vận hành bằng cách bơm không khí (khí thải) vào các buồng đốt gồm có tuabin và bộ nén để làm tăng sức mạnh động cơ. Khí thải được nén và đưa vào khoang đốt nên có áp suất và nhiệt độ rất cao. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng bộ làm lạnh trung gian, để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ.

Ưu điểm chính của turbocharger là tiết kiệm nguồn năng lượng bởi vận hành sử dụng khí thải giúp tăng vòng tua máy quay, tăng sức mạnh cho động cơ trong khi không tăng số lượng xilanh cũng như dung tích.

Về nhược điểm, turbocharger cần vận hành ở nhiệt độ và áp suất lớn nên sẽ ảnh hưởng đến độ bền của động cơ. Sức mạnh vận hành phụ thuộc vào lượng khí thải. Và khi vận hành turbocharger, vòng tua máy có tốc độ quay cực lớn sẽ gây tốn nhiên liệu. 

>>> Tìm hiểu thêm: Phân loại và cấu tạo động cơ tăng áp

Supercharger

tìm hiểu động cơ tăng áp
Supercharger được vận hành bởi động cơ kéo bằng dây curoa (Nguồn: Sưu tầm)

Kết cấu của động cơ tăng áp supercharger bao gồm khá nhiều bộ phận: rotors, puly dẫn động, trục đầu vào ổ bi, lò xo xoắn, ống lót đầu vào, ống lót đầu ra và bánh răng đồng bộ. 

Với supercharger, một dây curoa được kết nối với trục khuỷu của động cơ để cung cấp động lực trực tiếp cho tăng áp. Trong trường hợp này, tăng áp là hệ thống kí sinh và trên thực tế động cơ mất đi một chút ít sức mạnh để truyền động lực cho hệ thống nén khí. Vì sử dụng năng lượng từ động cơ nên hệ thống siêu nạp luôn hoạt động kể cả khi xe di chuyển ở tốc độ thấp. 

Ưu điểm lớn của hệ thống siêu nạp là không có độ trễ. Khi tăng tốc, động cơ quay sẽ ngay lập tức kéo máy nén quay và đẩy không khí được nén ngay vào buồng đốt (sức mạnh vận hành đến từ trục khuỷu động cơ). Hệ thống tăng áp supercharger tiết kiệm nhiên liệu nhờ tốc độ tua máy thấp hơn. Và lợi thế cuối cùng của hệ thống siêu nạp là chỉ cần máy nén, không cần lắp đặt thêm các bộ phận khác như tản nhiệt, 2 bộ tăng áp nắp xả động cơ, van xả và ống dẫn như trên hệ thống turbocharger  nên sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Tuy nhiên, giống như turbocharger, nhược điểm của động cơ supercharger là cũng cần vận hành ở nhiệt độ cao và áp suất lớn nên sẽ ảnh hưởng đến độ bền. Bên cạnh đó, supercharger vận hành bằng lực truyền động của trục khuỷu động cơ thông qua dây đai, nên hệ thống tăng áp này cần sử dụng năng lượng sẵn có để thúc đẩy sinh công cho động cơ.

đặc điểm động cơ tăng áp
Ưu điểm và nhược điểm của động cơ tăng áp (Nguồn: Sưu tầm)

Về cơ bản, động cơ tăng áp đã và đang chứng tỏ được lợi ích mang lại cho cả nhà sản xuất xe hơi và người tiêu dùng. Đồng thời vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được các quốc gia quan tâm, động cơ tăng áp đã, đang và sẽ được các hãng sản xuất đưa vào ứng dụng rộng rãi.

Hiện nay, VinFast Lux A2.0 Lux SA2.0 cũng được trang bị động cơ tăng áp turbo 2.0L 4 xilanh có công suất cực đại có thể lên tới 228 mã lực. Khả năng vận hành mạnh mẽ, vượt trội so với phân khúc là lý do nhiều khách hàng lựa chọn bộ đôi VinFast Lux. 

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như  VinFast VF e34, VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil  hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

05/06/2021
Chia sẻ bài viết này