Động cơ tăng áp xe ô tô và ưu nhược điểm

Hiện nay, động cơ tăng áp xe ô tô được rất nhiều hãng xe ô tô lựa chọn sử dụng do đem lại nhiều lợi ích cho người lái.

Có hai công nghệ tăng áp suất cho khí nạp cho động cơ là Turbocharger (tăng áp) và Supercharger (siêu nạp) với nguyên lý hoạt động khác nhau. 

Turbocharger hay còn gọi là động cơ tăng áp Turbo sử dụng khí thải làm tăng sức mạnh động cơ mà không cần tăng số lượng xy lanh cũng như dung tích. Điều này dẫn đến việc ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Supercharger là hệ thống nén khí trực tiếp vào động cơ được truyền năng lượng với ưu điểm tăng áp không có độ trễ tuy nhiên hoạt động không êm ái như Tubo do lắp ngay trên động cơ.

Hiện nay, động cơ tăng áp là giải pháp tăng sức mạnh cho động cơ được nhiều hãng xe áp dụng và đặc biệt được sử dụng nhiều trên các dòng xe sedan, SUV,...

>>> Tham khảo thêm: Hệ thống tăng áp được trang bị trên các dòng xe VinFast

Động cơ tăng áp xe ô tô được nhiều hãng xe sử dụng
Động cơ tăng áp được nhiều hãng xe sử dụng

Theo đánh giá ưu nhược điểm động cơ tăng áp từ các chuyên gia, động cơ tăng áp xe ô tô có những ưu nhược điểm nổi bật như sau:

Ưu điểm của động cơ tăng áp Turbo

Ưu điểm động cơ tăng áp xe ô tô VinFast
Ưu điểm của động cơ tăng áp Turbo (Nguồn: Sưu tầm)

 - Tạo áp suất lớn: Mỗi hành trình của Piston tạo ra nhiều sức mạnh hơn động cơ hút khí tự nhiên do đó, động cơ tăng áp có thể sản xuất nhiều năng lượng hơn trong cùng 1 động cơ có cùng kích thước.

 - Giúp tiết kiệm nhiên liệu: Động cơ tăng áp có công suất tương đương như các động cơ lớn khác dù dung tích xy lanh nhỏ hơn. Trong đó, các hỗn hợp không khí và nhiên liệu đốt đẩy đến xy lanh được đốt cháy hoàn toàn, giúp động cơ tăng thêm hiệu suất, giảm thiểu khí thải và cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

 - Hiệu suất mạnh mẽ tạo ra mô - men xoắn: Dù với mục đích sản xuất kích thước nhỏ để tiết kiệm nhiên liệu, động cơ tăng áp vẫn giữ được hiệu suất mạnh mẽ. Động cơ tăng áp còn tạo ra nhiều mô-men xoắn hơn, đặc biệt thấp hơn phạm vi vòng quay.

 - Hạn chế tối đa tiếng ồn: Động cơ tăng áp xe ô tô có khả năng sử dụng lại một phần nguồn khí thải trong quá trình nén khí, qua đó lọc được nhiều không khí vào đường ống và linh kiện hơn so với động cơ hút khí tự nhiên. Khi đó, tiếng ồn động cơ êm và mượt hơn do tiếng ồn hút và xả được giảm và tinh lọc. 

Nhược điểm của động cơ tăng áp

Nhược điểm động cơ tăng áp xe ô tô
Một số nhược điểm của động cơ tăng áp (Nguồn: Sưu tầm)

 - Động cơ tăng áp có độ trễ (phản ứng chậm hơn): Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp xe ô tô. Do động cơ cần phải đạt được vòng tua lớn để đủ lượng khí xả cho hệ thống tăng áp hoạt động. Vì không có khả năng tạo đủ lượng khí thải để quay tuabin nạp của turbo nên độ trễ ngắn động cơ tăng áp chỉ thường xảy ra sau khi nhấn van tiết lưu.

 - Chi phí sửa chữa cao hơn: Việc sử dụng động cơ tăng áp khiến động cơ hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi sử dụng những chất liệu bền và tốt hơn, đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống này. Và khi gặp sự cố, việc sửa chữa động cơ tăng áp gặp nhiều khó khăn hơn và chi phí sửa chữa cũng cao hơn.

 - Cần điều tiết quá trình lái xe hợp lý: Trường hợp chiếc xe đang được điều khiển với tốc độ cao, lúc này bộ tăng áp được tăng tốc khiến các xi lanh đốt cháy nhiên liệu nhanh hơn, dẫn đến hiệu quả kém hơn.Vì vậy để đạt được số liệu hiệu quả tốt nhất, người lái không được nhấn quá mạnh vào máy gia tốc, cần kiểm soát tốt bướm ga và luôn chú ý điều tiết quá trình sao cho hợp lý.

Hiện nay các dòng xe sedan, SUV với động cơ nhiên liệu đốt trong đến từ thương hiệu xe VinFast đều được trang bị động cơ tăng áp Turbo với mong muốn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm lái xe thú vị và tuyệt vời.

Quý khách hàng quan tâm đến các dòng xe VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0,... có thể liên hệ đăng ký lái thửđặt cọc mua xe ngay hôm nay để nhận được các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ VinFast! hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

>>> Xem thêm: 6 bộ tăng áp động cơ phổ biến hiện nay

04/06/2021
Chia sẻ bài viết này