Bộ nồi xe tay ga là gì? Khi nào nên làm nồi xe tay ga?
Sau một thời gian vận hành, nếu người lái cảm thấy xe tay ga của mình không còn mượt và bốc nữa thì có thể do các bộ phận trên xe đã xuống cấp hoặc hư hỏng. Trong đó, nồi xe tay ga là bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của phương tiện.
1. Nồi xe tay ga là gì?
Nồi xe tay ga là hệ truyền động đai, có nhiệm vụ truyền tải mô men quay từ động cơ về bánh sau để bánh xe quay và xe di chuyển. Toàn bộ các mẫu xe tay ga đều phải có bộ nồi với nguyên lý hoạt động cơ bản giống nhau.
Cụ thể, bộ nồi xe sử dụng hệ truyền động dây curoa kết hợp với má puly trước và sau, biến thiên vô cấp theo tốc độ động cơ.
Bộ nồi xe tay ga gồm 3 thành phần chính, giúp duy trì và thúc đẩy cơ cấu vận hành xe:
- Cụm puly nồi trước: Chén bi, bộ bi 6 viên, ắc nồi (khâu nồi) và má puly cách quạt puly nồi trước (chén bi) và bi nồi.
- Cụm puly nồi sau: Bố 3 càng, đế 3 càng, lò xo 3 càng và chuông nồi sau.
- Dây curoa.
Bất kỳ thành phần nào của bộ nồi bị hỏng cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe tay ga. Do đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra bộ phận này để sớm phát hiện các bất thường và kịp thời sửa chữa.
2. Hư hỏng thường gặp trên bộ nồi xe tay ga
Nếu bị lỗi hoặc hư hỏng, bộ nồi xe tay ga thường phát ra tiếng kêu. Nguyên nhân là do các chi tiết trong đó làm việc không ăn khớp với nhau và có độ lệch pha khi phương tiện hoạt động ở một tốc độ nhất định.
Trong một số trường hợp, tiếng kêu của bộ nồi là dấu hiệu cho thấy các chi tiết đã quá hao mòn và sắp hư hỏng. Một số trường hợp hư hỏng thường gặp như sau:
- Nồi xe tay ga bị kêu ở dây curoa: Nếu người dùng nghe thấy tiếng kêu phát ra ở phía nồi hoặc kêu liên hồi khi vặn ga là do dây curoa đã bị rão, mòn cạnh hoặc có 1 vài sợi thép bị đứt và cọ vào má puly làm cho nồi xe tay ga bị nóng.
- Nồi xe tay ga bị kêu ở bi nồi: Nếu người lái thấy hiện tượng xe gầm lên nhưng không di chuyển ngay thì nguyên nhân là do bi nồi mòn quá nhẹ hoặc quá nặng.
- Nồi xe tay ga bị kêu ở kẹp trượt nồi trước: Nếu kẹp trượt bị lỏng sẽ dao động va đập và gây ra tiếng kêu “lạch cạch” hoặc “leng keng” liên hồi khi xe không tải hoặc người lái di chuyển với tốc độ thấp.
- Nồi xe tay ga bị kêu ở con trượt puly sau: Nếu 3 con trượt puly sau bị mòn thì nồi xe sẽ xuất hiện tiếng kêu cạch cạch khi người lái vặn ga. Tuy nhiên âm thanh này dễ nhầm lẫn tiếng kêu của bộ bánh răng láp, người dùng cần chú ý kiểm tra.
3. Khi nào nên làm nồi xe tay ga?
Việc kiểm tra, vệ sinh và thay nồi định kỳ cho xe tay ga rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng hiệu quả vận hành, duy trì tuổi thọ xe.
- Tạo cảm giác lái mượt mà, êm ái hơn.
- Loại bỏ tiếng ồn và tăng độ ổn định của xe.
Trong những trường hợp sau, chủ phương tiện nên thực hiện thay thế, làm nồi xe tay ga:
- Xe tay ga bị rung khi rồ ga: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cụm puly nồi trước bị hư hỏng. Lúc này, bộ nồi xe có thể đã bị tổn hại khá nghiêm trọng, do đó chủ phương tiện có thể phải cần thay mới toàn bộ nồi xe.
- Nồi xe phát ra tiếng kêu như bị va đập: Khi người lái vặn ga hoặc nhả ga, bộ nồi xe có thể xuất hiện tiếng kêu như bị va đập. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dây curoa trong nồi bị trùng, rão, khi tăng hoặc giảm tốc, dây đai va đập vào hộp truyền gây ra tiếng kêu.
- Xe chạy tốc độ cao bị kêu: Xe có tiếng kêu “leng keng” ngay cả khi đang hoạt động ở những đoạn đường êm ái thì có thể chuông nồi sau gặp vấn đề. Lúc này, người dùng nên đưa xe đi sửa chữa càng sớm càng tốt, tránh các chi tiết khác bị ảnh hưởng.
- Xe đã chạy được 5.000km và 20.000km: Sau khi xe chạy được khoảng 5.000km, người dùng chỉ cần vệ sinh nồi xe sạch sẽ, sau đó thay bố 3 càng và chuông nồi sau để tăng độ ổn định và êm ái cho phương tiện. Đến mốc 20.000km là khi người dùng nên thay toàn bộ nồi xe. Tuy nhiên, đây chỉ là các cột mốc mang tính chất tham khảo. Tuổi thọ của bộ nồi có thể ảnh hưởng bởi thói quen vận hành, cách bảo dưỡng xe của mỗi người và môi trường xung quanh.
- Làm nồi xe tay ga khi xe bị hú:
- Nguyên nhân khiến nồi xe tay ga phát ra tiếng hú là do búa côn xe bị trượt trên bề mặt chuông côn khi người lái vặn ga ở tốc độ dưới 10km/h.
- Một số xe bị hú do sử dụng dây curoa 2 mặt răng, tuy nhiên âm thanh này không quá lớn.
- Ngoài ra, xe có thể bị hú láp, âm thanh này phát ra từ bộ răng số, kéo dài như tiếng gió hoặc tiếng sáo khi xe vận hành ở tốc độ khoảng 40km/h, ở tốc độ 50 - 70km/h thì tiếng hú có thể rất to.
Nồi xe tay ga là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, do đó cần kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để sửa chữa kịp thời nếu hư hỏng. Khi thực hiện, chủ phương tiện nên tìm kiếm những cơ sở uy tín để được tư vấn quy trình làm việc rõ ràng, linh phụ kiện chính hãng, đảm bảo chất lượng và chế độ bảo hành.
5. Cách vệ sinh nồi xe tay ga hạn chế hư hỏng, hao mòn
Theo khuyến cáo, sau khi vận hành khoảng 5.000km, phương tiện có thể không còn êm, bốc, xuất hiện một số hiện tượng như ì máy, hao xăng, rung đầu khi lên ga,.... Lúc này, người dùng cần vệ sinh bộ nồi xe tay ga để khắc phục các tình trạng trên.
Việc vệ sinh nồi xe tay ga giúp lốc máy và các chi tiết ở bộ nồi được sạch sẽ. Cùng với đó, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hiện trạng chi tiết các phụ tùng, nếu phát hiện hư hỏng hoặc hao mòn sẽ đưa ra phương án khắc phục sớm.
Các bộ phận được vệ sinh, kiểm tra ở bộ nồi trước xe tay ga gồm:
- Chén bi - Bộ bi 6 viên - Ắc nồi (khâu nồi) - Kẹp trượt
- Kiểm tra bi nồi
- Kẹp trượt
- Những bộ phận còn lại đa phần chỉ bám bẩn, chỉ cần vệ sinh sạch.
Nếu các chi tiết trên không bị hư hỏng thì kỹ thuật viên chỉ vệ sinh sạch bụi bẩn.
Các bộ phận được vệ sinh, kiểm tra ở nồi sau xe tay ga gồm: Bố 3 càng - Đế 3 càng - Lò xo 3 càng - Chuông nồi sau - Loxo đế
- Kiểm tra bố ba càng: Nếu bị mòn nhiều hoặc cháy thì chủ xe nên thay mới để bắt chuông tốt hơn và xe vận hành trơn tru hơn
- Chuông nồi: Nếu chuông bị xước nhiều hoặc cháy thì cần thay để bố 3 càng bắt được tốt hơn, cải thiện tình trạng hao xăng.
- Lò xo ba càng: Nếu lò xo không đều hoặc bị dão thì cần thay mới để tránh hiện tượng giật ga khi chạy xe.
- Lò xo đế: Thông thường lò xo đế sẽ rất bền, tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dão, người dùng cần thay thế để xe chạy khỏe hơn và không bị đuối máy khi tải trọng nặng.
- Vệ sinh 3 rãnh chạy và thoa mỡ bò để puly hoạt động dễ dàng.
Bên cạnh đó, dây curoa cũng cần được kiểm tra xem có bị tưa ở 2 bên hông chưa, sau đó lật ngược dây lại xem có xuất hiện các vết rạn nứt ở bụng dây hay không. Nếu có những hiện tượng này thì người dùng nên thay dây curoa mới để đảm bảo công suất hoạt động của xe.
Nếu các bộ phận của bộ nồi sau không có dấu hiệu hư hỏng như trên thì chủ phương tiện chỉ cần yêu cầu kỹ thuật viên vệ sinh sạch sẽ và thoa mỡ các chi tiết cần thiết, tránh việc thay thế quá nhiều phụ tùng gây lãng phí.
Hiện tại, nhiều trung tâm sửa chữa xe máy chuyên nghiệp thực hiện vệ sinh nồi xe tay ga. Chi phí cho dịch vụ này chỉ từ 100.000 đồng, chủ phương tiện nên thực hiện định kỳ để đảm bảo xe vận hành ổn định, an toàn và bền bỉ.
Nồi xe tay ga hoạt động tốt sẽ giúp phương tiện vận hành ổn định, êm ái và bền bỉ. Do đó, chủ phương tiện cần lưu ý kiểm tra, vệ sinh bộ phận này định kỳ. Trong trường hợp cần thiết có thể thay thế một số chi tiết hoặc toàn bộ nồi xe để tránh ảnh hưởng đến phương tiện.
Bên cạnh xe tay ga truyền thống, người dùng có thể tham khảo cách sử dụng xe máy điện. Các mẫu xe điện có cấu tạo đơn giản nên việc chăm sóc, bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt, dòng xe máy điện VinFast thế hệ mới bao gồm Evo200 Lite, Evo200, Feliz S, Klara S (2022), Vento S và Theon S còn được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast ngay hôm nay để được trải nghiệm nhiều tính năng thông minh và công nghệ an toàn hiện đại. Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo
>>> Tham khảo thêm:
- Từ 25/06 – 31/08/2024 Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024