Nhượng quyền thương hiệu là gì? Thủ tục chuyển nhượng thương hiệu

Hoạt động nhượng quyền thương hiệu có thể xảy ra tranh chấp nếu một trong hai bên không đáp ứng thỏa thuận ban đầu. Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm, cá nhân/tổ chức có thể bị xử phạt lên tới 50.000.000 đồng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu đang là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến giữa bối cảnh thị trường phát triển. Nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hoạt động trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, các cá nhân/tổ chức cần tham khảo kĩ quy định cũng như thủ tục nhượng quyền.

Đây được xem là hành lang pháp lý vững chắc, có hiệu lực cao nhất, đảm bảo quyền lợi cho cả bên nhượng và nhận quyền. 

nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh được áp dụng phổ biến trong bối cảnh thị trường phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Theo quy định tại điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương hiệu là hoạt động mà bên nhượng quyền được phép ra quyết định, yêu cầu bên nhận thực hiện mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, dựa trên các điều kiện sau:

  • Bên bán thương hiệu sẽ ra quyết định về cách thức tổ chức kinh doanh sản phẩm/dịch vụ (chứa đầy đủ nhãn hiệu, tên, công thức,...) mà bên mua cần tuân thủ.
  • Bên mua thương hiệu chịu sự kiểm soát và nhận trợ giúp từ bên bán trong quá trình triển khai, duy trì hoạt động kinh doanh.

Để đăng ký nhượng quyền thương hiệu theo đúng quy định tại Điều 291 Luật Thương mại 2005, cá nhân/tổ chức cần:

  • Đăng ký với Bộ Thương mại trước khi tiến hành nhượng quyền.
  • Tuân thủ điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu theo quy định của Chính phủ.
nhượng quyền thương hiệu là gì
Để nhượng quyền thương hiệu, bên bán cần đăng ký với Bộ Thương mại và tuân thủ mọi quy định được pháp luật đề ra 

2. Những quy định và thủ tục nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Nhìn chung, quy định và thủ tục nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam không phức tạp. Các bên kinh doanh nên nắm rõ những thông tin liên quan để rút ngắn thời gian và tối ưu hóa quá trình. 

2.1. Hợp đồng hợp tác nhượng quyền thương hiệu

Theo Điều 285 Luật Thương mại quy định, hợp đồng hợp tác nhượng quyền thương hiệu phải được tạo lập thành văn bản hoặc dưới các hình thức có giá trị pháp lý tương đương.

Trong hợp đồng phải thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong từng điều khoản. Đây cũng chính là hành lang pháp lý vững chắc, ổn định để cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra.

nhượng quyền là gì
Hợp tác nhượng quyền thương hiệu phải dựa trên hợp đồng để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và bình đẳng (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu là những hành động được phép hoặc phải thực hiện theo quy định chung. Tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như tính chất và mô hình nhượng quyền thương hiệu, cá nhân/tổ chức có thể điều chỉnh các điều khoản trên cương vị thỏa thuận.

Cụ thể, các Điều 286, 287, 288, 289 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

  Bên nhượng quyền thương hiệu Bên nhận quyền thương hiệu
Quyền
  • Được nhận tiền nhượng quyền
  • Tổ chức quảng cáo cho các hệ thống nhượng quyền thương hiệu
  • Tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng sản phẩm / dịch vụ và sự thống nhất của hệ thống 

 

  • Yêu cầu đầy đủ sự trợ giúp kỹ thuật từ bên nhượng liên quan tới hệ thống nhượng quyền thương hiệu 
  • Yêu cầu sự đối xử bình đẳng từ bên nhượng quyền

 

Nghĩa vụ
  • Cung cấp đầy đủ và chính xác tài liệu hướng dẫn nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận
  • Đào tạo bài bản thời điểm đầu cũng như cung cấp trợ giúp cho bên nhận trong quá trình kinh doanh
  • Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ với cá nhân được đề cập trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
  • Sử dụng chi phí của bên nhận quyền để thiết kế và sắp xếp lại toàn bộ điểm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Có chế độ đối xử bình đẳng với mọi đối tác nhận nhượng quyền trong hệ thống
  • Thanh toán chi phí nhượng quyền và một số khoản khác có liên quan trong hợp đồng nhượng quyền 
  • Đầu tư vào cơ sở vật chất, nguồn lực con người và tài chính, đáp ứng yêu cầu của bên nhượng
  • Chịu sự giám sát, kiểm soát định kỳ cũng như hướng dẫn của bên nhượng quyền về thiết kế và sắp xếp lại điểm bán
  • Hoạt động điều hành phải phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương hiệu
  • Không để lộ bất cứ bí quyết kinh doanh nào của bên nhượng quyền trong và cả sau khi kết thúc hợp đồng 
  • Dừng kinh doanh tại hệ thống của bên nhượng hoặc quyền sở hữu trí tuệ kể từ thời điểm kết thúc, chấm dứt hợp đồng
  • Không được phép nhượng quyền lại cho đơn vị khác trong trường hợp không nhận được sự chấp thuận của bên nhượng
nhượng quyền kinh doanh là gì
Bên nhượng quyền phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn đầy đủ và chính xác cho bên nhận trong quá trình

2.3. Quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Để nhượng quyền thương hiệu thành công, trước tiên bên nhượng phải tiến hành đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dựa trên những thông tin đã đăng ký, cơ quan nhà nước sẽ đưa ra quyết định thông báo doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh theo hình thức này hay không.

Cụ thể, hoạt động đăng ký nhượng quyền được quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu được phản hồi tối đa 05 ngày, kể từ thời điểm tiếp nhận
  • Nếu hồ sơ nhượng quyền chưa đáp ứng yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản thông báo cho bên nhượng trong vòng 02 ngày
  • Trường hợp bên nhượng quá hạn nộp lại hồ sơ bổ sung, cơ quan nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản đồng thời nêu rõ lý do
mô hình nhượng quyền thương hiệu
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu phải đầy đủ thông tin và bổ sung kịp thời trong trường hợp thiếu sót

2.4. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam bao gồm:

  • Tổ chức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu khi chưa đáp ứng đủ điều kiện quy định
  • Cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm cho bên nhận quyền 
  • Không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình hoạt động nhượng quyền thương hiệu
  • Các thông tin được đề cập trong bản giới thiệu nhượng quyền thương hiệu thiếu trung thực
  • Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu
  • Vi phạm quy định về thông báo nhượng quyền thương hiệu
  • Không tiến hành nộp thuế theo yêu cầu của pháp luật ở mức độ nhẹ
  • Không hợp tác và chấp hành yêu cầu của nhà nước trong quá trình kiểm tra, thanh tra
  • Vi phạm các quy định khác của Nghị định
kinh doanh nhượng quyền là gì
Các đối tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 50.000.000 đồng

Quy định về xử lý vi phạm được đặt ra nhằm răn đe các đối tượng có hành vi vi phạm, cũng như là cơ sở để cá nhân / tổ chức thực hiện kinh doanh nhượng quyền nghiêm túc, minh bạch và rõ ràng.

Theo đó, Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có đề ra các mức phạt tiền cụ thể như sau:

  • 1.000.000 - 3.000.000 đồng: với hành vi nhượng quyền thương hiệu không có hợp đồng căn cứ
  • 3.000.000- 5.000.000 đồng:  nếu kê khai thông tin thiếu trung thực, không đầy đủ,...
  • 5.000.000 - 10.000.000 đồng: đối với hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu, không đủ điều kiện kinh doanh, hoặc tự ý thay đổi hợp đồng không thông báo với cơ quan chức năng
  • 10.000.000- 30.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa không có giấy phép lưu thông, kinh doanh nhượng quyền khi đã kết thúc hợp đồng 
  • 30.000.000 - 50.000.000 đồng: Kinh doanh hàng cấm

Bên cạnh các mức phạt trên, đối tượng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu cũng phải nộp lại toàn bộ lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động vi phạm để khắc phục hậu quả. 

Nhượng quyền thương hiệu vẫn đang được đánh giá là một hình thức kinh doanh hiệu quả, mang đến cho các đơn vị nhiều cơ hội để phát triển, gia tăng lợi ích kinh tế. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên, cá nhân / tổ chức cần nắm rõ quy định, thủ tục và có sự điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp. 

Theo đó, VinFast sẽ mở rộng hệ thống phân phối, đưa dịch vụ hậu mãi và xe máy điện đến gần hơn với khách hàng tại nhiều tỉnh thành. Trở thành đại lý ủy quyền của VinFast, cá nhân/tổ chức sẽ được hợp tác dựa trên cơ sở bình đẳng, công bằng, đôi bên cùng có lợi. 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

Để đăng ký làm đại lý ủy quyền xe máy điện, đối tác có thể truy cập vào website chính thức của VinFast hoặc liên hệ để được cung cấp thêm thông tin:

>>> Tìm hiểu thêm:

>>> Hè rộn ràng, ngàn ưu đãi cùng VinFast

09/03/2023
Chia sẻ bài viết này