Đại lý ủy quyền là gì? Đặc điểm, các hình thức đại lý ủy quyền
Quy trình đơn giản, gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, tiêu chí rõ ràng, minh bạch là những lợi ích của đại lý ủy quyền. Luật Thương mại 2005 có những quy định rõ ràng về khái niệm, đặc điểm cũng như các hình thức đại lý ủy quyền. Đây là hành lang pháp lý thuận tiện để chủ kinh doanh tìm kiếm thương hiệu ủy quyền phù hợp.
1. Đại lý ủy quyền là gì?
Căn cứ theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, đại lý ủy quyền là hoạt động trung gian thương mại, bao gồm một bên (gọi là đại lý) nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo quy định của bên còn lại (gọi là giao đại lý) nhằm hưởng thù lao.
Tham gia vào quan hệ đại lý ủy quyền sẽ bao gồm 2 chủ thể:
- Bên giao đại lý: Là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán, hoặc giao tiền cho đại lý mua sản phẩm. Ngoài ra, thương nhân cũng có thể ủy quyền dịch vụ cho đại lý cung ứng tới khách hàng.
- Bên đại lý: Là thương nhân nhận sản phẩm để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.
Như vậy, theo điều 167 Luật Thương mại 2005, cả hai bên giao đại lý và đại lý đều phải là thương nhân. Ngoài ra, ngành hàng kinh doanh cần phù hợp với hàng hóa đại lý.
2. Đại lý ủy quyền có những đặc điểm gì?
Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam 2005, đại lý ủy quyền sở hữu những đặc điểm cơ bản sau:
- Bên đại lý nhân danh chính mình tiến hành giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao. Theo đó, bên đại lý sẽ nhận được khoản thù lao đã thỏa thuận với bên giao đại lý khi hoàn thành công việc.
- Phạm vi hoạt động của đại lý ủy quyền: Theo Luật thương mại 2005 quy định, đại lý uỷ quyền không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà còn cả cung ứng dịch vụ.
- Cơ sở phát sinh đại lý ủy quyền: Quan hệ đại lý thương mại được thiết lập thông qua hợp đồng. Theo điều 168 Luật Thương mại: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Quy định này cho thấy sự minh bạch, rõ ràng trong việc thỏa thuận. Ngoài ra, đây cũng chính là cơ sở pháp lý nếu xảy ra tranh chấp.
3. Các hình thức đại lý ủy quyền hiện nay
Căn cứ theo Điều 169, Luật Thương mại năm 2005, đại lý ủy quyền được phân thành 4 hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Đại lý độc quyền: Tại một khu vực địa lý, bên giao đại lý sẽ chỉ ủy quyền cho 01 đại lý mua, bán sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhất định.
- Đại lý bao tiêu: Bên đại lý sẽ thực hiện việc mua, bán trọn vẹn 1 khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ 1 dịch vụ của bên giao đại lý.
- Tổng đại lý: Bên đại lý triển khai thành 1 hệ thống trực thuộc để phân phối sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Nhằm đem đến cơ hội gia tăng lợi nhuận cho các đối tác phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xe máy điện, từ ngày 01/02 đến ngày 31/03/2023, VinFast chính thức tuyển Đại lý ủy quyền trên toàn quốc. Điều này nhằm mục tiêu mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, xưởng dịch vụ, tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận cho các thương nhân đồng thời đưa xe máy điện và dịch vụ hậu mãi VinFast tới gần hơn với khách hàng tại các tỉnh/thành phố.
Đại lý ủy quyền là hình thức trung gian phân phối được nhiều doanh nghiệp và thương nhân đánh giá cao. Với hàng loạt đặc quyền hấp dẫn, chủ kinh doanh có thể đăng ký làm đại lý ủy quyền xe máy điện VinFast bằng cách truy cập vào địa chỉ website để đồng hành cùng VinFast kiến tạo tương lai “xanh”, bền vững.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần cung cấp thêm thông tin:
- Hotline: 1900 23 23 89
- Email: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: