Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục lốp ô tô bị méo

Lốp ô tô bị méo có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình xe vận hành và sự an toàn của người dùng. Vậy đâu là nguyên nhân làm lốp méo? Các dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục để đảm bảo an toàn là gì?
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Một trong những điều kiện an toàn tiên quyết đối với bất kỳ loại lốp xe nào là chúng phải được phải duy trì hình dạng tròn vốn có. Chính vì thế, lốp ô tô bị méo có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền động của xe và gây nguy hiểm. 

1. Lốp ô tô bị méo là gì?

Lốp ô tô bị méo là hiện tượng lớp vỏ bên ngoài của lốp xe bị hỏng, biến dạng, không còn hình tròn như ban đầu. 

Lúc này, các sợi dây thép duy trì cấu trúc bên trong bị đứt hoặc bị nhô ra qua mép gai lốp làm cho áp suất không khí bên trong không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy mà làm lốp xe bị méo, ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận hành ô tô.

Lốp ô tô bị méo do các sợi dây thép duy trì cấu trúc bên trong bị biến dạng
Lốp ô tô bị méo có thể quan sát được từ bên ngoài, xảy ra do các sợi dây thép duy trì cấu trúc bên trong bị biến dạng (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

2. Các dấu hiệu lốp ô tô bị méo

Vì lốp ô tô bị méo biểu hiện ngay bên ngoài vỏ lốp nên người dùng hoàn toàn có thể nhận biết được bằng mắt thường.

Ngoài ra, nếu di chuyển xe ở tốc độ thấp, mặt đường bằng phẳng mà người điều khiển vẫn cảm thấy xe, vô lăng bị rung lắc; hoặc khi di chuyển nhanh có cảm giác lốp xe như sắp rơi ra thì cũng là các dấu hiệu lốp ô tô bị méo.

Cuối cùng, nếu trong quá trình vận hành, người dùng nghe thấy tiếng ồn bất thường phát ra từ bộ phận lốp xe,thì có thể dự đoán là do lốp xe méo nên khi tiếp xúc với mặt đường đã tạo nên âm thanh khó chịu này.

3. Nguyên nhân lốp ô tô bị méo

nguyên nhân lốp ô tô bị méo
Có nhiều nguyên nhân lốp ô tô bị méo như áp suất lốp không đủ chuẩn, va đập bởi các vật thể lạ,... (Nguồn: Sưu tầm)

Thực tế có khá nhiều nguyên nhân khiến cho lốp ô tô bị méo, trong đó phổ biến có thể kể đến như:

  • Vật thể lạ cắt ngang vỏ ngoài làm dây thép bên trong bị đứt, gỉ, hư hỏng... khiến lốp không duy trì được hình dạng đồng nhất và bị méo.
  • Do va đập vật thể trên đường như các mảnh vỡ rác thải cứng, đá hoặc ổ gà, thành vỉa hè, đường xóc,...
  • Các khiếm khuyết về hệ thống treo trên xe.
  • Lốp mòn không đều như: mòn 2 bên, chỉ chính giữa, lốp mòn gót, mòn theo hình chén,… làm lốp xe chạy không ổn định và ngày càng méo.
  • Áp suất lốp không đủ tiêu chuẩn do người dùng bơm lốp xe ô tô quá căng hay quá non, hoặc thường xuyên chở quá tải cũng khiến lốp xe méo dần đi theo thời gian. Ví dụ nếu để đồ nặng trong cốp xe thời gian dài sẽ làm méo lốp xesau (đặc biệt nếu chúng không phải là lốp chịu tải cao). Nếu một chiếc ô tô được lái liên tục với áp suất lốp quá cao, phần lớn tải trọng của nó sẽ dồn vào tâm của lốp, khiến phần giữa lốp xe bị mòn nhanh hơn phần vai lốp hai bên. Ngược lại nếu ô tô được lái liên tục với áp suất lốp quá thấp, gai trên vai lốp sẽ mòn nhanh hơn gai giữa.

>> Tìm hiểu thêm: 

4. Lốp ô tô bị méo có nguy hiểm không

Trước tiên người dùng nên nắm rõ tầm quan trọng của lốp xe tròn đều. Lốp xe chuyển động bằng cách lăn và có dạng hình tròn là thiết kế hiệu quả nhất để tạo lực đẩy cho ô tô. Hình dạng tròn giúp chiếc xe di chuyển nhanh hơn nhiều so với bất kỳ hình dạng nào khác. Kiểu dáng tròn của lốp cho phép tiếp xúc đều với mặt đường, tiết kiệm năng lượng và an toàn. Lốp tròn cũng dễ bơm căng hơn và ít gây ma sát hơn khi chuyển động và do đó ít tỏa nhiệt hơn. 

Nếu lốp không giữ đúng hình dạng trònsẽ làm mất hiệu quả chuyển động, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Nói chung, lốp ô tô là một bộ phận rất quan trọng, do đó nếu bị méo, hoặc phồng, lệch, mòn không đều,... đều có ảnh hưởng xấu và người dùng cần nhanh chóng xử lý tình trạng này.

>>> Tìm hiểu thêm: 

5. Cách khắc phục lốp ô tô bị méo

Không có cách nào để khắc phục lốp ô tô bị méo và người dùng sẽ cần phải thay lốp mới

Cách khắc phục lốp ô tô bị méo 
Cách khắc phục lốp ô tô bị méo duy nhất là thay lốp mới để đảm bảo an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

Lốp mới có thể được thay theo quy trình sau: 

Bước 1: Nâng xe lên

Đầu tiên đặt kích xe ở điểm nâng gần bánh xe cần thay để toàn bộ chân kích nằm trên mặt đất. Tiếp đến tiến hành lắp đầu kích vào và nâng xe lên cho đến khi bánh xe ô tô được đưa lên khỏi mặt đất.

Bước 2: Lắp bánh

Tiến hành vặn bu lông và tháo rời bánh xe bị méo ra. Sau đó lắp bánh mới vào, vặn bu lông lại và hạ xe xuống để tháo kích xe.

Bước 3: Kiểm tra sau khi thay

Cuối cùng, người dùng siết chặt các bu lông theo đường chéo với lực siết theo khuyến cáo là 250Nm và kiểm tra áp suất lốp cũng như điều chỉnh nếu cần. 

>>> Tìm hiểu thêm:

6. Cách tránh làm méo lốp ô tô

  • Bảo dưỡng xe định kỳ: Người dùng nên kiểm tra lốp xe định kỳ 3 tháng/lần hoặc sau mỗi 10.000 km. Vì khi bảo dưỡng, người dùng có thể phát hiện vấn đề với lốp để xử lý kịp thời.
  • Tránh đậu xe thường xuyên dưới ánh nắng: Người dùng hãy cố gắng đậu xe trong bóng mát, dưới cây hoặc phủ bạt lên xe để tránh ánh nắng trực tiếp. Tia UV sẽ làm giảm chất lượng cao su và có thể làm giảm tuổi thọ của lốp.
  • Cố gắng lái xe tránh các vật thể lạ trên đường: Người dùng nên lái xe sao cho tránh bẻ lái, vào cua gấp hoặc đâm vào vật thể lạ trên đường. Các mối nguy tiềm ẩn làm méo bánh thường gặp bao gồm nắp cống bị kênh hoặc bị vỡ, ổ gà, các mảnh vỡ ẩn trong khu vực ngập nước,...
  • Không đỗ xe lệch bánh trên lề đường: Người dùng cần tránh đỗ xe với một hoặc hai lốp xe trên lề đường, vỉa hè khiến áp suất không đồng đều giữa các bánh xe.
  • Kiểm tra khi thấy lốp xe có dấu hiệu khác thường: Khi thấy xe có hiện tượng rung lắc, có tiếng ồn phát ra từ lốp,… Người dùng nên mang xe đi kiểm tra để kịp thời phát hiện nguyên nhân và xử lý.
  • Đảm bảo áp suất lốp xe ô tô luôn đúng tiêu chuẩn: Người dùng nên trang bị thiết bị cảm biến áp suất lốp. Trong trường hợp phát hiện áp suất lốp không đạt chuẩn thì cần nhanh chóng căn chỉnh. Người dùng cũng nên kiểm tra áp suất lốp hai tuần một lần, và đặc biết là trước khi bắt đầu một hành trình dài. Áp suất lốp tăng nhanh khi lốp nóng, do vậy việc kiểm tra nên tiến hành khi lốp nguội, trước lúc xe chạy. Hãy nhớ rằng lốp xe nên được điều chỉnh đúng theo khuyến nghị từ nhà sản xuất để phù hợp với tải trọng, kéo và lái xe ở tốc độ cao.
  • Chọn mua lốp ô tô chất lượng: Luôn chọn mua những chiếc lốp tốt và được thợ sửa uy tín lắp vào xe một cách chính xác. Lốp kém chất lượng có thể dẫn đến vấn đề về cân bằng, theo thời gian có thể ảnh hưởng đến hình dạng của lốp.
  • Đảo lốp: Sau khi đi khoảng 8.000km – 10.000km, chủ xe nên tiến hành đảo lốp vì lốp xe lúc này có thể bị mòn ở một số vị trí nhất định. Đảo lốp ô tô là một điều cần thiết để tránh tình trạng lốp mòn không đều, dẫn tới biến dạng và méo.

>> Tìm hiểu thêm: Cách chọn các loại lốp xe ô tô phù hợp nhu cầu sử dụng

Đảm bảo áp suất lốp đúng tiêu chuẩn giúp tránh làm lốp ô tô bị méo, lệch hay mòn không đều
Đảm bảo áp suất lốp đúng tiêu chuẩn giúp xe vận hành ổn định và tránh làm lốp ô tô bị méo, lệch hay mòn không đều (Nguồn: Sưu tầm)

Lốp ô tô bị méo có thể gây mất an toàn cho người dùng. Vì thế nắm bắt được các nguyên nhân và dấu hiệu lốp ô tô méo là điều quan trọng để xử lý kịp thời.

Khách hàng có ý định sở hữu dòng xe điện tân tiến có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF e34 hoặc VF 8, VF 9 online. Đây là cơ hội để người dùng trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

17/10/2022
Chia sẻ bài viết này