Lực nổ từ túi khí ô tô có nguy hiểm không và lưu ý sử dụng an toàn

Hệ thống túi khí trên ô tô có chức năng bảo vệ người ngồi trên xe khi va chạm xảy ra. Người sử dụng xe thường quan tâm đến các vấn đề lực nổ từ túi khí ô tô có nguy hiểm không và những lưu ý để sử dụng túi khí an toàn, đạt được hiệu quả tối đa.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Túi khí ô tô là một trong các thiết bị an toàn thụ động trang bị trên xe có khả năng thổi phồng lên không khí khi có tai nạn xảy ra nhằm hạn chế va đập gây tổn thương cho người ngồi trên xe. Song song với công dụng, người điều khiển phương tiện cần quan tâm đến cấu tạo, các tác động ảnh hưởng cũng như vấn đề về lực nổ từ túi khí ô tô có nguy hiểm không. Những thông tin này giúp người điều khiển phương tiện chủ động và biết cách sử dụng túi khí ô tô an toàn, hiệu quả.

lực nổ từ túi khí ô tô có gây nguy hiểm không
Túi khí trên ô tô có khả năng thổi phồng khi có va chạm hạn chế thương tích cho người ngồi trên xe (Nguồn: Sưu tầm)

1. Cấu tạo và nguyên lý túi khí ô tô 

Hệ thống túi khí được thiết kế phù hợp với từng vị trí trên ô tô với mục đích phát huy tối đa khả năng bảo vệ người ngồi trên xe khi có sự cố xảy ra. Các chi tiết cấu tạo và từng phần của nguyên lý đảm nhận một vai trò riêng trong tổng thể hoạt động của túi khí trên ô tô.

1.1. Cấu tạo túi khí trên ô tô

Cấu tạo của túi khí trên ô tô bao gồm 3 phần chính là hệ thống cảm biến, bộ phận kích nổ và túi khí. Mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ trong toàn bộ quá trình hoạt động.

Hệ thống cảm biến được thiết kế các chi tiết kết nối trực tiếp với bộ phận điều khiển của túi khí bao gồm: 

  • Cảm biến gia tốc
  • Cảm biến va chạm
  • Cảm biến áp suất phanh 
  • Cảm biến trên ghế
  • Con quay hồi chuyển

Trong trường hợp xảy ra sự cố va chạm, bộ điều khiển kích hoạt đồng loạt các chi tiết cảm biến đã được kết nối. Nhờ đó túi khí tại tất cả vị trí ngay lập tức hoạt động, phát huy tác dụng bảo vệ cho người ngồi trên xe, hạn chế thương tích xảy ra.

Bộ phận kích nổ thực hiện nhiệm vụ tạo ra khí để làm phồng túi khí. Khi sự cố xảy ra và nhận được tín hiệu kích hoạt từ các chi tiết cảm biến, bộ phận này ngay lập tức thổi phồng túi khí, bảo vệ người ngồi trên xe trước các nguy cơ va đập gây thương tổn.

Phần cuối cùng của hệ thống là túi khí. Do tính chất hoạt động và mục đích sử dụng, bộ phận túi khí thường được sản xuất từ các loại vải có độ bền cao, co giãn đàn hồi tốt và có khả năng gấp xếp gọn gàng, tiết kiệm diện tích tối đa. Khi nhận tín hiệu va chạm xảy ra, túi khí được nạp hơi nhanh chóng với thời gian tính bằng mili giây tạo thành hệ thống đệm, hạn chế tối đa các tác động vật lý lên cơ thể người ngồi trên xe. 

>>>Tìm hiểu thêm: Hệ thống túi khí ô tô bung ra khi nào?

Cấu tạo và nguyên lý túi khí trên ô tô
Cấu tạo của túi khí trên ô tô gồm 3 phần chính, lắp đặt ở các vị trí khác nhau trên xe (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Nguyên lý hoạt động

Quá trình hoạt động của túi khí ô tô khi có va chạm xảy ra diễn ra theo 3 giai đoạn chính trong thời gian tương đương khoảng 100 mili giây. Theo đó từ khi nhận tín hiệu có sự cố đến khi túi khí bung ra phát huy tác dụng túi khí thực hiện các hoạt động lần lượt như sau:

Bộ điều khiển đặc biệt của túi khí Airbag Control Unit - ACU thông qua các chi tiết cảm biến đã kết nối đánh giá mức độ va chạm và phát tín hiệu thông tin đến bộ phận điều khiển túi khí. Tại đây các dữ liệu được phân tích cụ thể đồng thời điều chỉnh các tính năng an toàn và kích hoạt túi khí. Khi các chỉ số vượt quá giá trị quy định, ngòi nổ trong bộ thổi được kích hoạt đánh lửa.

Khi này ngòi nổ thực hiện sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A. Trong thời gian dưới 2 mili giây, dòng điện này đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí nhằm cung cấp một lượng khí lớn, thổi phồng túi khí. Khi đó các túi khí được bơm căng trở thành các tấm đệm bảo vệ người ngồi trên xe khỏi các va chạm mạnh gây thương tích.

Toàn bộ quá trình thổi phồng đến xẹp dần của túi khí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, chỉ khoảng 100ml giây. Theo đó, khi được thổi phồng lượng khí lớn nén trong không gian thể tích nhỏ khiến tốc độ căng phồng diễn ra khoảng 300km/h. Sau đó, qua các lỗ nhỏ, khí ga trong túi sẽ từ từ thoát ra ngoài và túi khí sẽ xẹp xuống nhanh chóng. 

cấu tạo và nguyên lý túi khí ô tô được cung cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách trên xe
Tốc độ thổi phồng, bơm căng của túi khí ô tô khoảng 300 km/h (Nguồn: Sưu tầm)

2. Lực nổ từ túi khí ô tô nguy hiểm như thế nào?

Túi khí hoạt động với lực bung được cung cấp bởi vật liệu nổ. Cụ thể để có thể bơm phồng nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp, túi khí sử dụng lực bơm phồng sinh ra khí từ sự nổ. Bởi vậy tốc độ bung của túi khí diễn ra nhanh hơn gấp nhiều lần so với tốc độ di chuyển của phương tiện. Thông thường tốc độ này thường đạt mức trung bình là 20 mili giây khi bắt đầu phát hiện có sự cố va chạm.

Phương tiện di chuyển với tốc độ cao và khối lượng trên xe tương đối lớn khi gặp chướng ngại vật và xảy ra va chạm phải chịu tác động mạnh, rất nguy hiểm. Trong khi đó, tốc độ bơm căng túi khí khoảng 300km/h. Khi có va chạm xảy ra ở điều kiện động lượng như vậy kết hợp yếu tố khối lượng khí trong túi bung ra quá nhanh, người ngồi trên xe tương tự trạng thái rơi tự do xuống mặt đất với lực rất mạnh. Đặc biệt trong trường hợp không có đai an toàn hỗ trợ, tai nạn này có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của người ngồi trên xe. 

Đây là một trong những lý do khiến các nhà sản xuất khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ ngồi ở vị trí ghế trước nơi có trang bị túi khí. Cơ thể trẻ em còn nhỏ dễ dàng bị văng sai đến các vị trí khác nhau khi có tai nạn hoặc không có đai an toàn, khiến thương tích nghiêm trọng hơn xảy ra. Ngày nay phần lớn xe hiện đại đều thiết lập tính năng ON/OFF tại các vị trí túi khí ở ghế hành khách để đề phòng tình trạng có trẻ nhỏ, gây bất tiện trên xe. Song song đó người sử dụng phương tiện cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc sử dụng dây đai bảo vệ khi ngồi trên xe. Đồng thời người lái nên điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý, giảm thiểu thương tích khi có sự cố xảy ra.

nổ túi khí trên ô to có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Lực nổ túi khí ô tô có thể gây nguy hiểm nếu người ngồi trên xe nếu không có đai an toàn hỗ trợ (Nguồn: Sưu tầm)

3. Những dấu hiệu bất thường tác động đến lực nổ túi khí trên ô tô

Trong quá trình sử dụng, người dùng phương tiện có khả năng gặp phải một số tình huống bất thường của túi khí ô tô, làm giảm hiệu quả hoạt động bộ phận này. Khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây, người sử dụng xe nên tiến hành thao tác kiểm tra, khắc phục lỗi, tránh để ảnh hưởng đến hành trình di chuyển.

Thứ nhất, tình trạng cảm biến túi khí không hoạt động. Đây là một trong những lỗi phổ biến của bộ phận này. Do quá trình sử dụng, bảo quản, cảm biến túi khí có khả năng bị giảm độ nhạy, thời gian kích hoạt túi khí chậm, thậm chí không kịp thời khi có va chạm xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho người điều khiển phương tiện và người ngồi trên xe. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi cảm biến không hoạt động bao gồm:

  • Pin của túi khí bị hết điện
  • Cuộn dây túi khí gặp vấn đề, bị lỗi
  • Module túi khí bị hỏng
  • Chốt đai an toàn có lỗi, không hoạt động
  • Va chạm dẫn đến hỏng hóc

Lỗi thứ hai thường thấy là tình trạng túi khí quá thời hạn sử dụng. Các chốt của túi khí thời gian dài không được hoạt động hoặc túi khí được sản xuất từ lâu nhưng chưa từng được bung ra,...dẫn tới tình trạng lỗi. Túi khí khi này khó có khả năng hoạt động bình thường khi có va chạm xảy ra, ảnh hưởng đến an toàn người điều khiển xe. Do đó, trong suốt quá trình sử dụng, chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, đảm bảo hệ thống túi khí luôn hoạt động tốt trong mọi hành trình.

Thứ ba, hiện tượng túi khí tự động bung ra hoặc bị kích nổ bất ngờ trong tình trạng xe vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng xuất phát một phần từ lý do túi khí bị quá thời hạn sử dụng đã nêu ở trên. Để khắc phục sự cố này, hạn chế rủi ro bất ngờ, mất kiểm soát chủ xe cũng nên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống túi khí thường xuyên. Khi có sự cố xảy bung túi khí đột nhiên xảy ra, cần khẩn trương đưa xe đến các cơ sở sửa chữa uy tín đến khắc phục, đảm bảo an toàn.

Lỗi thứ tư các hệ thống túi khí thường gặp phải là trường hợp đèn báo túi khí trên táp lô liên tục nháy sáng khi xe đang vận hành. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đèn báo hệ thống túi khí đang có lỗi cần được sửa chữa, thay mới bao gồm:

  • Giắc nối điện bị oxy hóa hoặc đứt đoạn
  • Cuộn xoắn trên vô lăng gặp trục trặc, hư hỏng
  • Các chi tiết cảm biến có vấn đề
lực nổ từ túi khí ô tô gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe
Các lỗi túi khí ô tô thường gặp phần lớn do quá thời hạn sử dụng, không được bảo dưỡng thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

4. Những lưu ý sử dụng an toàn và hạn chế ảnh hưởng của lực nổ từ túi khí ô tô

  • Không tự ý lắp thêm khung cản trước

Hệ thống cảm biến có tác dụng phát hiện và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển, kích hoạt túi khí hoạt động trong trường hợp có va chạm. Hệ thống này được lắp đặt ở phía trước của xe. Do đó, nếu chủ xe tiến hành lắp đặt các phụ kiện khác bao gồm khung cản trước sẽ làm giảm hiệu quả của cảm biến, việc nhận định va chạm thiếu chuẩn xác. Khi đó, các bộ phận không phản ứng kịp thời khi tai nạn xảy ra, thậm chí túi khí không bung ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

  • Tuyệt đối không ngồi gác chân lên táp-lô

Việc gác chân lên táp lô gây nguy hiểm trực tiếp cho người ngồi trên xe do ở vị trí này có lắp đặt túi khí. Khi có va chạm xảy ra, túi khí bung ra với lực nhanh và mạnh dễ dẫn đến trường hợp gãy chân, chấn thương vì lực túi khí tác động quá mạnh.

  • Không ngồi quá gần vô-lăng

Thói quen ngồi sát vô lăng được nhiều người lái xe lựa chọn với mục đích quan sát tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng trong trường hợp túi khí bung ra. Lực từ túi khí có khả năng gây chấn thương nghiêm trọng vùng mặt và ngực của người ngồi vị trí lái xe. Cùng với đó, khoảng cách người ngồi đến vô lăng quá gần khiến túi khí không thể căng phồng hết cỡ và tạo được lớp đệm tiêu chuẩn bảo vệ người ngồi trong xe. Người điều khiển phương tiện nên giữ tư thế ngồi và khoảng cách an toàn với vô lăng để thoải mái, an toàn lái xe.

  • Luôn cài dây an toàn khi đi ô tô

Hệ thống túi khí được lắp đặt kết hợp cùng với dây đai an toàn. Để đảm bảo hạn chế tối đa các tình trạng chấn thương nguy hiểm, người ngồi trên xe cần chấp hành nghiêm các quy định thắt dây an toàn. Phụ kiện này đảm bảo người ngồi trong xe không bị văng ra khỏi ghế, rời khỏi vị trí khi xe gặp tai nạn, tối ưu hiệu quả hoạt động của túi khí. Một số loại xe cài đặt chế độ không kích hoạt túi khí nếu phát hiện dây an toàn chưa được cài đúng cách.

  • Không tự ý bọc ghế trên xe

Túi khí có thiết kế riêng biệt được sắp xếp tại các vị trí khác nhau bên trong ghế ngồi và bọc ghế với khả năng dễ dàng bung ra khi được kích hoạt. Do vậy việc tự ý sử dụng việc sử dụng các loại bọc ghế không đúng tiêu chuẩn có thể cản trở túi khí hoạt động, ảnh hưởng đến an toàn người ngồi trong xe.

  • Không bày đồ trang trí bừa bãi trên táp-lô

Sở thích bày biện đồ trang trí trên táp lô của xe có trang bị túi khí trước có thể gây nguy hiểm khi xảy ra va chạm và túi khí bung ra. Tốc độ bung ra, căng phồng của túi khí nhanh với lực mạnh. Do vậy các hãng xe khuyến cáo người dùng không nên đặt quá nhiều đồ trang trí trên táp lô sẽ cản trở hoạt động của túi khí và gây thương tích nếu túi khí bật mạnh làm đổ vỡ các món đồ trang trí ngay trên xe.

trả lời câu hỏi lực nổ từ túi khí nguy hiểm như thế nào
Chủ xe nên tuân thủ các khuyến cáo sử dụng ô tô để túi khí phát huy tối đa tác dụng an toàn, hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
  • Lưu ý đặc biệt với túi khí ô tô
    • Không để hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí phía trước của xe
    • Hạn chế ngồi quá gần hệ thống túi khí, người điều khiển xe nên tập cách ngồi đúng vị trí, không đặt tay lên hệ thống túi khí.  
    • Túi khí sau khi nổ có thể gây bỏng, vì thế không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí khi này.
    • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi ở hàng ghế phía trước, cần có sự giám sát liên tục của người lớn khi ngồi trong xe.
    • Tuyệt đối không bao giờ lắp ghế trẻ em quay lưng về phía trước đối với xe có trang bị túi khí ghế hành khách phía trước.

Vấn đề lực nổ từ túi khí ô tô có nguy hiểm không và các lưu ý cần thiết khi sử dụng giúp chủ xe phát huy tối đa hiệu quả của bộ phận này. Song song với đó người ngồi trên xe ô tô cần kết hợp cài dây an toàn và điều khiển xe ở tốc độ hợp lý để hạn chế tối đa tai nạn hoặc sự cố đáng tiếc xảy ra.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
 
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:

>>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

27/09/2022
Chia sẻ bài viết này