Những sai lầm khiến túi khí ô tô mất tác dụng rất dễ mắc phải
Hệ thống túi khí (Supplemental Restraint System - SRS) được coi là một thiết bị an toàn thụ động, có nghĩa là người ngồi trên xe không cần chủ động kích hoạt, thiết bị sẽ tự kích hoạt khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Trong quá trình sử dụng, có những sai lầm khiến túi khí ô tô mất tác dụng người dùng cần nắm rõ để tránh.
1. Những điều cần biết về túi khí ô tô
1.1. Tầm quan trọng của túi khí
Túi khí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của người lái và hành khách trên xe, vì nó giúp giảm thiểu nguy cơ thương tích do va đập trong trường hợp xảy ra tai nạn. Các va đập này có thể đến từ tác động của nội thất xe hay vật thể bên ngoài: phương tiện khác, cây cối,... khi xảy ra va chạm tạo thành.
Tùy vào từng loại và vị trí được lắp đặt mà túi khí sẽ có tác dụng bảo vệ khác nhau. Chẳng hạn như túi khí đặt phía trên vô lăng, taplo được thiết kế để bảo vệ phần đầu và ngực; túi khí phía dưới khu vực để chân giúp phân phối lực tác động để giảm áp lực lên chân và cả phần bụng của người ngồi bằng cách kiểm soát chuyển động của phần dưới cơ thể.
1.2. Cấu tạo
Hệ thống túi khí được cấu tạo bởi ba bộ phận: một túi vải, một bộ bơm khí và một bộ cảm biến túi khí ô tô phát hiện va chạm và ra hiệu cho bộ bơm thổi phồng túi. Túi khí được gấp gọn bên trong cửa, ghế, vô lăng hoặc bảng điều khiển của ô tô.
1.3. Chất liệu
Chất liệu để tạo nên túi khí ô tô phải co giãn tốt, độ bền cao, để có thể thuận tiện gấp vào các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết mà vẫn giữ túi được nguyên vẹn.
1.4. Vị trí đặt túi khí
Ở các mẫu xe hiện nay, túi khí ô tô được lắp đặt ở hầu hết các vị trí ghế ngồi, bao gồm các vị trí phía trước, phía đầu gối, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trên xe. Ngoài ra, một số xe ô tô còn trang bị túi khí ở phía bên trái, phía bên phải và ở rèm giúp bảo vệ tối đa người sử dụng.
1.5. Cơ chế hoạt động
Túi khí ô tô hoạt động dựa vào các tín hiệu được gửi đến bộ phận điều khiển trung tâm (ECU) từ bộ cảm biến được đặt trước thân xe. Các tín hiệu này có thể đến từ nhiều nguyên nhân: gia tốc dừng của xe, lực hấp thụ, biến dạng và sự dịch chuyển của các bộ phận cố định trên xe… Nếu các tín hiệu này được ECU đánh giá là đủ nghiêm trọng thì bộ bơm sẽ bắt đầu bơm khí, túi khí sẽ được thổi phồng và bung ra.
2. Những sai lầm khiến túi khí ô tô mất tác dụng
Dưới đây là 7 lưu ý cần tránh khiến túi khí ô tô mất tác dụng mà người lái và hành khách trên xe rất dễ gặp phải:
2.1. Ngồi sát vô lăng
Một số chủ phương tiện thường có thói quen điều chỉnh ghế sát với vô lăng hoặc nghiêng người về phía trước để thuận lợi cho việc quan sát khi tham gia giao thông. Thói quen này sẽ khiến túi khí ô tô phản tác dụng, gây mất an toàn. Khi ngồi quá sát, lực bung của túi khí sẽ tác động mạnh đến phần ngực, bụng, mặt của người lái. Vì vậy, cần đảm bảo khoảng cách giữa ghế lái và vô lăng đúng theo thiết kế ban đầu.
2.2. Lắp đặt thêm khung cản trước
Với mục đích giảm trầy xước và giúp xe ô tô trông bắt mắt hơn, một số chủ xe đã lắp thêm khung cản trước. Nhưng việc này lại là một trong những điều cần tránh khiến túi khí ô tô mất tác dụng, vì khung cản sẽ khiến cho bộ cảm biến túi khí ô tô khó khăn hơn trong việc phát hiện va chạm và gửi tín hiệu đến ECU. Nếu có tình huống bất ngờ xảy ra, túi khí sẽ không thể hoạt động chính xác.
2.3. Không thắt dây an toàn
Dù túi khí và dây an toàn là hai hệ thống riêng biệt, nhưng nếu không thắt dây an toàn thì càng nguy hiểm cho người dùng. Khi xảy ra va chạm, hành khách sẽ theo quán tính mà đổ người về phía trước và va đập mạnh với túi khí đang được bung ra, làm cơ thể tổn thương. Chính vì vậy, việc thắt dây an toàn sẽ giữ hành khách ổn định trên ghế và giúp túi khí thực hiện được nhiệm vụ vốn có.
2.4. Không theo dõi cảnh báo túi khí
Đèn báo của túi khí được trang bị trên xe ô tô sẽ giúp người lái xác định được tình trạng của túi khí. Nguyên nhân khiến đèn báo chớp nháy liên tục có thể là do: hư hỏng bộ phận cảm biến túi khí ô tô, dây dẫn bị đứt, bộ bơm khí có vấn đề,...
Cho nên mỗi khi khởi động xe, người lái cần theo dõi đèn cảnh báo để phát hiện ngay những trục trặc cũng như biết cách nhận biết cảm biến kích nổ túi khí bị lỗi và tìm cách xử lý kịp thời.
2.5. Để trẻ em ngồi ở ghế trước
Trẻ em thường hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh. Để trẻ ngồi ở ghế trước, trẻ có thể sẽ không ngồi yên và di chuyển đến sát vị trí đặt túi khí. Một khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung ra với vận tốc lên đến 200km/h cùng với một lực rất lớn tác động đến cơ thể của trẻ. Khi đó, túi khí ô tô phản tác dụng, không còn khả năng bảo vệ và sẽ trở thành một mối nguy cơ tiềm ẩn.
2.6. Để quá nhiều vật trang trí trên taplo
Việc để những đồ vật trang trí trên taplo tưởng chừng như vô hại nhưng lại là một trong những sai lầm khiến túi khí ô tô mất tác dụng. Bởi vì khi xảy ra tai nạn bất ngờ, lực bung của túi khí sẽ làm cho những vật này văng mạnh về phía hành khách và có thể gây ra chấn thương nếu không tránh được.
2.7. Thay đổi bộ phận trên xe
Việc thay đổi, lắp đặt thêm các bộ phận, đặc biệt là lắp ở bên ngoài xe ô tô sẽ gây cản trở cho việc truyền tín hiệu và cảm biến chính xác để kích hoạt túi khí.
Ngoài ra, việc bọc lại ghế, bọc thêm da cho ghế cũng có thể làm mất tác dụng của túi khí ô tô vì nó làm thay đổi vị trí, thiết kế lắp đặt túi khí có sẵn. Khi có va chạm, túi khí có thể sẽ không bung được hoặc bung chậm, bung sai cách, không đảm bảo được an toàn.
Cùng với dây an toàn, túi khí giúp người lái và hành khách trên xe hạn chế tối đa ảnh hưởng của va đập nếu có tai nạn bất ngờ. Cần hiểu rõ để không phạm phải những điều cần tránh khiến túi khí ô tô mất tác dụng, cũng như tuân thủ những quy tắc an toàn để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua VF e34, VinFast VF 8, VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Quý khách hàng có nhu cầu sở hữu ô tô điện VinFast có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: