Mức phạt lỗi không bật đèn xe máy và quy định bật đèn xe máy mới nhất 2024
Đây cũng là quy định bắt buộc đối với những người tham gia giao thông. Vậy lỗi không bật đèn xe máy bị xử phạt như thế nào?
Lỗi không bật đèn xe máy là lỗi thường gặp của khá nhiều người khi tham gia giao thông do chủ quan có đèn đường nên không bật, quên hoặc do đèn xe bị hư hỏng nhưng chưa khắc phục. Đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
1. Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu?
Đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng, giúp người lái quan sát tốt hơn, đặc biệt vào những thời điểm mưa lớn, sương mù, giảm nguy cơ xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
Theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu không bật đèn chiếu sáng theo đúng quy định.
Những lái xe vi phạm lỗi không bật đèn xe máy của luật giao thông đường bộ hiện nay có thể tra cứu và nộp phạt bằng hình thức trực tuyến.
2. Thời gian quy định bật đèn xe máy khi tham gia giao thông
Theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định bật đèn xe máy, người điều khiển (kể cả xe máy điện, máy kéo, xe máy chuyên dùng,...) bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 05h sáng hôm sau.
Ngoài ra, khi sương mù hoặc thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, người lái xe cũng cần bật đèn để quan sát rõ hơn, đảm bảo lái xe an toàn.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast từ 25/06 – 31/08/2024
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024
3. Lưu ý cách bật đèn xe máy đúng quy định khi tham gia thông
Để tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh, người lái xe cần lưu ý các tình huống bật đèn pha xe máy và cách xử lý trong từng trường hợp, cụ thể:
- Với những mẫu xe không có công tắc tắt đèn pha, người lái nên chuyển sang chế độ đèn cốt (hoặc chế độ đèn sương mù) khi lái xe vào ban ngày;
- Khi lái xe buổi tối ở khu vực đô thị hoặc khu dân cư, người lái nên bật đèn cốt để tránh làm chói mắt những phương tiện đi ngược chiều;
- Có thể nháy đèn pha (tắt mở liên tục trong thời gian ngắn) nếu cần sang đường, xin vượt, xin nhường hay nhắc nhở các xe khác hạ đèn pha;
- Chú ý đèn hiển thị chế độ đèn pha/cốt trên màn hình hiển thị của xe để tắt mở và chuyển chế độ nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, khi thay thế đèn pha mới cho phương tiện, chủ sở hữu cần lưu ý chọn loại đèn có công suất phù hợp với xe và đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định.
Cụ thể, theo quy định trong TCVN 8586:2010 và TCVN 8587:2010 thì đèn pha xe máy cần tuân thủ tiêu chuẩn chung như sau: “Hướng luồng ánh sáng phải đúng theo hướng xe chạy, hướng ánh sáng chính phải hướng xuống dưới, màu ánh sáng của đèn là màu trắng hoặc màu vàng nhạt.”
Nếu chủ xe không có đủ kinh nghiệm cũng như chuyên môn khi lắp đặt các loại đèn cho phương tiện thì khi cần thay đèn nên tham khảo ý kiến của nhân viên tư vấn bên hãng xe hoặc cơ sở sửa chữa uy tín.
Ngoài ra, đèn cũng là một trong những bộ phận quan trọng trên xe, do đó chủ sở hữu cần vệ sinh, kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
4. Một số câu hỏi thường gặp về lỗi không bật đèn xe máy
Bên cạnh mức phạt lỗi không bật đèn xe máy đúng quy định, người lái cũng cần nắm thêm một số thông tin khác về đèn xe để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh khi tham gia giao thông.
4.1. Bật đèn xe ban ngày có bị phạt không?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
Như vậy, Luật giao thông đường bộ không có quy định cấm việc bật đèn chiếu sáng của các phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông vào ban ngày.
Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt thì không có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bật đèn chiếu sáng ban ngày.
Vì vậy, hiện tại không có căn cứ nào để xử phạt hành vi bật đèn chiếu sáng vào ban ngày khi điều khiển xe máy.
4.2. Đèn xe hỏng khi đang đi đường có bị phạt không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu mới đủ điều kiện được phép tham gia giao thông.
Do đó, người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ phải bật đèn pha xe máy trong các trường hợp quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, đèn xe bị hỏng trong thời gian phải bật đèn xe mà người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước; hoặc không thể biết thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
4.3. Các mẫu xe máy hiện nay sử dụng loại đèn gì?
Đèn LED sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, hơn hẳn đèn Halogen và các loại đèn sợi đốt thông thường nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, nhiều hãng xe máy, xe máy điện cao cấp cũng trang bị đèn LED trên các dòng xe của mình.
Những ưu điểm nổi bật của đèn LED bao gồm:
- Tuổi thọ cao: Đèn LED có tuổi thọ lên đến 50.000 giờ, ngoài ra, khi hết tuổi thọ sử dụng, đèn LED vẫn đạt được 70% chất lượng ánh sáng so với ban đầu.
- Thân thiện với môi trường: Đèn LED không chứa tia hồng ngoại và không chứa các tia cực tím, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Ít tỏa nhiệt hơn: Hầu hết điện năng của đèn LED đều chuyển hóa thành quang năng, do đó, dù hoạt động lâu nhưng bóng đèn vẫn không bị nóng, giảm các nguy cơ cháy nổ hay tai nạn điện do nhiệt độ quá cao.
- Công suất lớn, khả năng chiếu sáng nhanh: Đèn LED chỉ cần 0,000001 giây để đạt tới độ sáng cần thiết.
- Tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế: Đèn LED có độ bền và tuổi thọ cao nên chi phí bảo trì và thay thế ít. Ngoài ra, do không sử dụng chất liệu dễ vỡ, không dây tóc như các loại đèn khác nên khó hư hỏng hơn.
Lỗi không bật đèn xe máy là lỗi vi phạm khá phổ biến khi tham gia giao thông. Ngoài ra, đèn xe cũng là một bộ phận quan trọng, giúp người lái có tầm nhìn tốt khi di chuyển vào ban đêm hoặc trời mưa, sương mù.
Do đó, chủ phương tiện cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để hệ thống đèn hoạt động hiệu quả, ổn định, đảm bảo an toàn và tránh vi phạm pháp luật.
Đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: