Lắp đèn nháy hậu có bị phạt không? Quy định mới nhất 2024
Đèn hậu (hay còn gọi là đèn báo hãm) nằm ở cuối xe máy và 2 bên đuôi ô tô, nhằm báo hiệu cho các phương tiện giao thông khác biết xe đang di chuyển. Đèn hậu nháy là loại đèn hậu có ánh sáng nhấp nháy theo chu kỳ sáng – tối biến đổi liên tục.
Sự biến đổi ánh sáng của đèn hậu nháy tạo nên sự thu hút gây chú ý về ban đêm, có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người tham gia giao thông khác. Vậy lắp đèn hậu nháy có bị phạt không?
1. Lắp đèn hậu nháy có bị phạt không?
“Lắp đèn hậu nháy có bị phạt không?” là câu hỏi của nhiều chủ xe khi muốn tân trang cho bộ phận này. Tuy nhiên, đây lại là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Khoản 13 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“13. Xe cơ giới có lắp đặt và sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất; sử dụng các thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”
Đồng thời, khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định về việc người tham gia giao thông cần bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới như sau:
“Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành hoặc hệ thống xe so với thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, đèn xe cơ giới được thay thế phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của nhà sản xuất hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc lắp đèn hậu nháy trên ô tô hay xe máy đều là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ về chất lượng an toàn kỹ thuật. Khi đó, người điều khiển xe lắp đèn hậu nháy tham gia giao thông sẽ bị xử lý vi phạm.
2. Mức phạt với hành vi lắp đèn hậu nháy xe máy
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy hoặc xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
a) Điều khiển phương tiện không có còi hoặc đèn soi biển số, đèn báo hãm, không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng;
h) Điều khiển phương tiện lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe.”
Đèn hậu nháy xe máy không có chức năng tương đồng với đèn báo hãm được coi là không đúng tiêu chuẩn của Luật giao thông đường bộ. Khi đó, theo quy định trên, người điều khiển sẽ bị phạt tiền đến từ 100.000 - 200.000 đồng.
Đồng thời, nếu cường độ sáng của đèn hậu nháy được lắp quá lớn và ảnh hưởng đến khả năng quan sát của các phương tiện phía sau, người lái sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền như trên.
Ngoài ra, việc lắp đèn hậu nháy ở xe máy còn được coi là “Tự ý thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính của xe”. Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe vi phạm điều này sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do đó, chủ phương tiện cần nắm rõ thông tin về việc lắp đèn nháy hậu có bị phạt không và tuân thủ quy định lắp đặt đèn hậu nháy theo Luật giao thông đường bộ để tránh bị xử phạt.
3. Đi xe máy không có đèn hậu có bị phạt không?
Pháp luật Việt Nam có quy định các mức xử phạt hành vi không có đèn hậu khác nhau đối với từng loại phương tiện. Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Điều khiển phương tiện không có còi, không có đèn soi biển số, đèn báo hãm, không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng”
Như vậy, hành vi điều khiển xe máy không có đèn hậu không thuộc trường hợp vi phạm bị nhắc nhở mà sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm quy định này là 200.000 đồng.
Nhằm tăng khả năng chiếu sáng và hạn chế những rủi ro trong quá trình sử dụng, VinFast đã trang bị công nghệ LED hiện đại trên đèn hậu của dòng xe máy điện thế hệ mới.
Đèn LED có tuổi thọ sử dụng khoảng 50.000 giờ - cao gấp 10 lần các loại đèn truyền thống, giúp người dùng sử dụng lâu bền hơn. Bên cạnh đó, đèn hậu LED mang lại khả năng chiếu sáng nhanh, chưa mất 1 giây để đạt được độ sáng cần thiết, đảm bảo an toàn khi di chuyển ban đêm.
Ngoài ra, sử dụng đèn LED còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác như thân thiện với môi trường khi không tạo ra tia hồng ngoại và tia cực tím, hạn chế tai nạn chập cháy, hỏa hoạn do không tỏa nhiều nhiệt và không sử dụng dây tóc,… Do đó, khách hàng mua xe máy điện VinFast có thể yên tâm sử dụng phương tiện suốt thời gian dài mà không cần lo các vấn đề hư hỏng, thay thế.
Trên đây là toàn bộ các quy định liên quan đèn hậu xe máy và giải đáp câu hỏi “lắp đèn hậu nháy có bị phạt không?” Người tham gia giao thông nên tuân thủ các quy định lắp đèn hậu để không bị xử phạt. Đặc biệt, người dùng nên chọn những dòng xe có đèn hậu hiện đại và các chính sách bảo hành tốt để yên tâm sử dụng phương tiện trong thời gian dài.
Khách hàng quan tâm có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để sớm sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
** Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo **
>>> Tìm hiểu thêm: