Những kỹ năng thoát hiểm trên ô tô trong tình huống khẩn cấp

Các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn để bảo vệ tối đa cho người dùng trước các va chạm xảy ra. Tuy nhiên, việc trang bị các kỹ năng thoát hiểm trên ô tô là điều cần thiết để nâng cao khả năng sinh tồn cho người dùng trước các tai nạn nghiêm trọng, bất ngờ.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn, tuy nhiên một vài rủi ro có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi người. Với người dùng xe ô tô, va chạm thường hiếm khi xảy ra nếu người điều khiển tuân thủ các hướng dẫn vận hành và quy tắc an toàn giao thông. Mặc dù vậy, rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu người lái lơ là, thiếu sự tập trung hoặc mắc sai lầm khi phán đoán tình huống. Trong đó, một số trường hợp khẩn cấp như xe bị bốc cháy, bị khóa, rơi xuống nước hoặc vực sâu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của những người trên xe. Do đó, việc trang bị những kỹ năng thoát hiểm trên ô tô trong các tình huống khẩn cấp là điều cần thiết giúp người dùng phản ứng kịp thời, chính xác khi xe gặp tai nạn.

Trang bị các kỹ năng giúp sống sót khi ô tô gặp tai nạn
Ngoài kinh nghiệm lái, người dùng cần trang bị thêm các kỹ năng an toàn để sống sót khi ô tô bị tai nạn bất ngờ (Nguồn: Sưu tầm)

1. Kỹ năng thoát hiểm trên ô tô khi gặp các tình huống khẩn cấp

Các tính năng, công nghệ an toàn được trang bị trên ô tô thường có chức năng bảo vệ người lái, giảm thiểu rủi ro trước các va chạm xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp, ngoài sự hỗ trợ từ những công nghệ này, người dùng còn cần có kỹ năng xử lý tình huống để nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm tiềm ẩn. 

>> Tìm hiểu thêm: 

1.1. Kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô bị khóa

Tình huống bị mắc kẹt trong chiếc ô tô do bị khóa thường hiếm khi xảy ra khi sử dụng xe riêng. Tuy nhiên, trường hợp này có thể xảy ra nếu phương tiện quá cũ kỹ, cửa xe bị kẹt do hỏng hóc, bị tai nạn hoặc khi di chuyển bằng xe công cộng, xe du lịch, xe đưa rước, người lái vô ý khóa cửa xe trước khi hành khách xuống xe hết.

Việc bị kẹt trong xe ô tô bị khóa không mang lại nguy hiểm tức thì nhưng nếu không nhanh chóng thoát ra ngoài, người ngồi trong xe có thể bị ngất xỉu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do thiếu oxy trong khoang cabin. Do đó, khi gặp tình huống này, những người bị mắc kẹt cần giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

  • Thử mở cửa xe ở vị trí của ghế lái

Khi nhận thấy cửa xe bị khóa, người bị mắc kẹt bên trong cần kiểm tra lại toàn bộ mọi cánh cửa xem có phải tất cả đều đã bị khóa không. Trên nhiều mẫu xe hiện đại, người dùng vẫn có thể mở cửa từ bên trong từ vị trí của ghế lái mà không cần chìa khóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cửa xe bị khóa nhưng vẫn có thể nhấn mở được cửa kính. Chỉ cần một cánh cửa còn mở được, mọi người sẽ có thêm cơ hội thoát ra ngoài.

  • Liên tục bấm còi xe ở vô lăng

Vô lăng sử dụng nguồn điện trực tiếp từ ắc quy (Accu) nên dù xe bị khóa, tắt máy hoàn toàn thì còi trên vô lăng vẫn hoạt động được. Do đó, khi bị mắc kẹt bên trong xe bị khóa, người trong xe có thể nhấn còi ở vô lăng liên tục để thu hút sự chú ý của người xung quanh. 

  • Nhấn đèn khẩn cấp - đèn Hazard

Đèn Hazard là loại đèn khẩn cấp có hình tam giác, được bố trí trong khoang lái. Tương tự còi xe, đèn Hazard cũng sử dụng nguồn điện được thiết kế riêng nên có thể hoạt động ngay cả khi xe đã tắt máy. Vì thế, người bị mắc kẹt bên trong xe ô tô có thể nhấn đèn khẩn cấp kết hợp bấm còi để tăng hiệu quả thu hút sự chú ý, kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài.

Nhấn đèn Hazard là kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô bị khóa
Khi bị mắc kẹt trong ô tô bị khóa, người dùng nhấn đèn Hazard kết hợp bấm còi để thu hút sự chú ý của người bên ngoài (Nguồn: Sưu tầm)
  • Thu hút sự chú ý của người xung quanh

Ngoài cách bấm còi và nhấn đèn khẩn cấp, những người trong xe có thể cố gắng thu hút sự chú ý của người bên ngoài bằng nhiều cách khác nhau như đập vào cửa sổ kính, đứng trước kính lái và vẫy tay, tìm kiếm sự trợ giúp từ người bên ngoài.

  • Liên lạc để xin trợ giúp từ bên ngoài

Nếu mang theo điện thoại, thiết bị điện tử, người dùng có thể kêu gọi sự trợ giúp nhanh chóng bằng cách gọi cứu hộ khẩn cấp hoặc nhắn tin, gọi điện cho người thân nhờ họ liên lạc với đơn vị cứu hộ gần nhất. Cách này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với cả đối tượng người lớn và trẻ em.   

  • Phá cửa kính ô tô 

Trong trường hợp khẩn cấp, lo ngại chiếc ô tô bị nạn có thể nổ bất cứ lúc nào hoặc bị mắc kẹt ở khu vực vắng vẻ, không có người qua lại, người bị mắc kẹt nên tìm cách đập vỡ cửa kính từ bên trong để tự cứu mình. Nếu trong xe có sẵn dụng cụ phá cửa kính như búa, hãy tận dụng nó. Nếu không, người dùng có thể tìm kiếm những vật dụng tương tự có trọng lượng và độ cứng cao để đập cửa hoặc sử dụng chân đạp vào cửa sổ kính. 

Khi phá cửa sổ kính ô tô, người dùng nên lưu ý che chắn cho cơ thể, cố gắng tránh xa các mảnh kính vỡ để tránh bị thương tích. 

>>> Tìm hiểu thêm: 6 bước khắc phục lỗi cửa kính ô tô bị kẹt

Kỹ năng thoát hiểm trên ô tô khi bị nhốt bên trong 
Đập vỡ cửa sổ kính là cách thoát hiểm khi bị nhốt trong ô tô trong trường hợp không tìm được sự trợ giúp từ bên ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Kỹ năng thoát hiểm khi ô tô bị cháy

Bị mắc kẹt trên ô tô đang bốc cháy là tình huống rất nguy hiểm, đòi hỏi người gặp nạn phải nhanh chóng thoát ra ngoài trước khi xe phát nổ. Khi gặp tình huống này, người trong xe rất dễ bị hoảng loạn, gây khó khăn cho việc ứng cứu. Tuy nhiên, người lái và hành khách bị mắc kẹt trong xe có thể nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm bằng cách thực hiện các bước hướng dẫn sau:

  • Tắt động cơ ngay lập tức

Khi ô tô bị cháy, động cơ bị quá nhiệt khiến các thiết bị điện, điện tử dễ bị chập, cháy làm tăng nguy cơ phát nổ. Do đó, việc đầu tiên người điều khiển cần làm khi phát hiện đám cháy trên xe là tắt động cơ để tắt các thiết bị điện, điện tử khác, giảm thiểu nguy hiểm khi ô tô gặp nạn. 

  • Tìm cách dập lửa đối với các đám cháy nhỏ

Nếu đám cháy chỉ mới xuất hiện, có quy mô nhỏ thì người lái và hành khách trên xe nên nhanh chóng dập lửa để tránh tình trạng ngọn lửa lan rộng sang các bộ phận khác gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Để dập lửa, người bị kẹt có thể sử dụng bình chữa cháy mini được trang bị trên xe hoặc các vật dụng có sẵn như áo khoác, gối, chăn,...  

  • Thu hút sự chú ý của người xung quanh

Trong trường hợp không thể xử lý được đám cháy, người bị mắc kẹt trên xe nên tìm cách thu hút sự chú ý của người bên ngoài bằng cách bấm còi trên vô lăng, nhấn đèn khẩn cấp (đèn Hazard), vẫy tay, dùng tay đập mạnh vào cửa kính,... Đây là kỹ năng thoát hiểm trên ô tô được hầu hết mọi người áp dụng trong khi phát hiện cháy trên xe.

  • Đập cửa kính để thoát ra ngoài

Trong trường hợp đám cháy lan nhanh và rộng hoặc kèm theo khói, việc mắc kẹt trong xe lâu có thể khiến người gặp nạn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cửa xe bị kẹt, người trên xe nên tìm cách đập vỡ cửa kính để thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt, bảo toàn tính mạng thay vì tìm cách dập lửa để “cứu” tài sản. Để phá vỡ cửa kính, mọi người hãy tận dụng các vật dụng có sẵn như búa, giày dép, laptop,... hoặc dùng chân đạp mạnh lên cửa.   

  • Tránh xa phương tiện đang cháy sau khi đã thoát ra ngoài

Sau khi thoát ra ngoài, người gặp nạn đừng nên tìm cách quay lại xe để lấy lại tài sản vì xe đang bốc cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Để đảm bảo an toàn, mọi người nên cố gắng cách xa phương tiện gặp nạn và gọi điện cho đội cứu hộ để được hỗ trợ xử lý, khắc phục sự cố nhanh chóng, giảm thiểu tổn thất. 

>>> Tìm hiểu thêm: 

kỹ năng an toàn để sống sót khi ô tô bị tai nạn và bốc cháy
Nhanh chóng thoát ra ngoài và tránh xa phương tiện càng xa càng tốt là cách đảm bảo an toàn tính mạng khi ô tô bốc cháy (Nguồn: Sưu tầm)

1.3. Cách thoát hiểm khi xe ô tô rơi xuống nước

Tương tự trường hợp xe bốc cháy, xe ô tô bị rơi xuống nước cũng là tình huống vô cùng nguy hiểm bởi người gặp nạn chỉ có 2 -3 phút tự cứu mình trước khi xe chìm hẳn xuống nước. Nếu xe bị chìm, khả năng sống sót càng thấp bởi lượng oxy có trong cabin sẽ nhanh chóng cạn kiệt khiến người bị nạn không thể hít thở bình thường.

Do đó, khi ô tô bị rơi xuống nước, những người trong xe nên tận dụng “thời gian vàng” để tự cứu mình bằng cách vận dụng các kỹ năng thoát hiểm sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi và cầm vô lăng

Khi ô tô rơi xuống nước, hệ thống túi khí sẽ được kích hoạt tức thì và bật ra với lực rất mạnh. Nếu người lái và hành khách trên xe ngồi không đúng tư thế, lực này có thể tác động vào vị trí không mong muốn và gây tổn thương cho một số bộ phận trên cơ thể. Do đó, người lái cần bình tĩnh để điều chỉnh lại tư thế ngồi, đặc biệt là tay cầm vô lăng tránh được những tổn thương do va đập khi hệ thống túi khí được kích hoạt. Theo các chuyên gia, giữ vô lăng ở vị trí 9 giờ và 3 giờ sẽ đảm bảo an toàn cho người điều khiển trong mọi tình huống, kể cả khi xe gặp nạn và rơi xuống nước. 

  • Tháo dây an toàn

Theo ý kiến các chuyên gia về các tình huống khẩn cấp dưới nước, tháo dây an toàn là bước ưu tiên khi ô tô bị rơi xuống nước. Thao tác này có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc người gặp nạn có thể thoát ra ngoài kịp thời không.

  • Mở cửa sổ kính càng sớm càng tốt

Khi xe rơi xuống nước, nếu nước ngập lên thân xe thì việc mở cửa xe có thể sẽ rất khó khăn do gặp phải lực cản của nước. Do đó, người lái hoặc hành khách bên trong nên bấm nút mở cửa sổ kính thay vì cố gắng mở cửa để tận dụng thời gian và thoát ra ngoài trước khi xe chìm hẳn.

Kỹ năng an toàn khi ô tô bị tai nạn rơi xuống nước
Khi ô tô bị rơi xuống nước, người trong xe nên tìm cách mở cửa kính để thoát ra ngoài trước khi ô tô chìm hẳn (Nguồn: Sưu tầm)
  • Đập vỡ cửa kính khi cửa xe bị kẹt

Trong trường hợp cửa sổ kính và cửa xe đều bị kẹt, những người trong xe nên tìm cách đập vỡ cửa kính để thoát ra ngoài trong thời gian ngắn nhất. Nếu không đủ thời gian để tìm vật dụng cứu hộ trên xe, hãy tận dụng bất cứ vật cứng nào bên cạnh hoặc dùng chân đạp mạnh để phá vỡ cửa kính.   

  • Thoát ra khỏi xe

Khi cửa kính được mở ra, nước sẽ tràn vào trong cabin khiến ô tô bị chìm xuống nhanh hơn. Do đó, người gặp nạn cần nhanh chóng ra khỏi xe và bơi vào bờ an toàn. Nếu có nhiều người trên xe, nên ưu tiên cho sự an toàn của trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và tránh mang theo phụ kiện, vật dụng cá nhân làm cản trở việc bơi lội trong nước.

>>> Tìm hiểu thêm: 5 kỹ năng thoát hiểm khi ô tô rơi xuống nước

1.4. Kỹ năng thoát hiểm khi ô tô lao xuống vực

Ô tô bị lao xuống vực thường để lại hậu quả nghiêm trọng cho người và phương tiện. Đặc biệt, nếu sự cố xảy ra ở nơi có địa hình phức tạp, ít người và phương tiện qua lại, đội cứu hộ khó tiếp cận thì việc nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài càng khó khăn. Lúc này, người gặp nạn gần như phải tự cứu mình, vì thế cơ hội sống sót sẽ cao hơn nếu những người trên xe nắm vững các kỹ năng thoát hiểm trên ô tô khi gặp nạn.

các kỹ năng giúp sống sót khi ô tô gặp tai nạn cần biết khi xe lao xuống vực
Ô tô bị lao xuống vực sâu thường mang lại hậu quả nghiêm trọng, khó ứng cứu nếu xảy ra ở những đoạn đường vắng vẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Để bảo vệ an toàn, giảm thiểu tổn thương khi xe ô tô lao xuống vực, người điều khiển và hành khách trên xe cần:

  • Lựa chọn vị trí an toàn trên xe

Khi ô tô lao xuống vực, các va chạm có lực tác động lớn, mảnh vỡ từ cửa sổ kính,... có thể khiến người ngồi trong xe bị thương. Do đó, người lái và hành khách nên tìm cách di chuyển đến vị trí an toàn như sau lưng các ghế ngồi để che chắn, bảo vệ tốt cho cơ thể. 

  • Ngồi ở tư thế an toàn để giảm thiểu va đập

Khi đã tìm được vị trí an toàn, người gặp nạn cần cố định tư thế, người cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt và dùng tay ôm đầu để giảm thiểu lực va đập, bảo vệ các bộ phận quan trọng không bị tổn thương nặng nề.

  • Bảo vệ cơ thể trước va chạm có thể xảy ra

Để che chắn cho cơ thể, giảm thiểu chấn thương khi có va chạm xảy ra, những người trên xe nên tận dụng đồ dùng mang theo như quần áo, chăn, gối,... quấn quanh các vị trí quan trọng cần bảo vệ.

  • Phát tín hiệu cứu hộ để tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh

Việc kêu gọi sự trợ giúp của người xung quanh khi ô tô bị lao xuống vực thường khó khăn hơn các sự cố khác bởi thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Ngoài việc tự cứu bản thân và người đi cùng, người gặp nạn nên cố gắng tìm cách phát tín hiệu cứu hộ bằng cách bấm còi, bật đèn pha (nếu có thể), gọi điện cho đội cứu hộ hoặc người thân để được hỗ trợ nhanh chóng. 

  • Cửa thoát hiểm cuối cùng

Nếu phương tiện bị hư hỏng nặng, việc thoát ra bằng cửa xe hoặc cửa kính có thể gặp khó khăn. Trong trường hợp không thể đập vỡ cửa kính, người gặp nạn có thể di chuyển đến vị trí cốp (xe sedan) hoặc khoang hành lý (xe hatchback, SUV) phía sau, cạy nắp nhựa rồi gạt chốt, sau đó đẩy nắp cốp và thoát ra ngoài.

>>> Tìm hiểu thêm: VinFast trang bị cốp xe ô tô chỉnh điện tự động

2. Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi ô tô gặp tai nạn

Khi ô tô gặp tai nạn, bên cạnh kỹ năng thoát hiểm trên ô tô, việc giữ vững tâm lý để xử lý các sự cố phát sinh là điều vô cùng quan trọng. Khi rơi vào tình huống khẩn cấp, nguy hiểm, mọi người thường không có nhiều thời gian để phản ứng hay tìm giải pháp. Do đó, để tận dụng triệt để mọi cơ hội để sinh tồn, giảm thiểu rủi ro, người lái và hành khách trên xe cần lưu ý những điều sau:

2.1. Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Khi ô tô gặp tai nạn bất ngờ, nếu bị mắc kẹt trong xe, điều đầu tiên người gặp nạn cần làm là cố gắng giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng loạn, la hét và phải giữ đủ tỉnh táo để phán đoán tình huống và đưa ra giải pháp xử lý chính xác.

Sau khi thoát được ra ngoài, người gặp nạn cũng cần giữ bình tĩnh để kiểm tra xem còn người khác mắc kẹt trong xe không. Nếu có, hãy cố gắng tìm cách giải cứu hoặc tìm kiếm sự trợ giúp xung quanh để hạn chế tối đa sự thiệt hại về người và tài sản.

2.2. Sử dụng cửa thoát hiểm cuối cùng trong tình huống cấp bách

Để nâng cao độ an toàn cho người dùng trong mọi trường hợp, các phương tiện có khoang hành khách đều trang bị cửa thoát hiểm. Với ô tô, cửa thoát hiểm chính chính là cửa khoang hành lý hoặc cốp xe.

Nếu đã thử hết mọi cách như thu hút sự chú ý của người bên ngoài, đập cửa kính mà vẫn không có tác dụng, người gặp nạn hãy tận dụng cửa thoát hiểm này bằng cách di chuyển dần xuống phía sau, mở/phá chốt cốp xe/cửa khoang hành lý để thoát ra ngoài an toàn.

2.3. Xử lý sự cố sau sau khi thoát ra ngoài 

Sau khi thoát được ra ngoài, người gặp nạn nên kêu gọi sự trợ giúp của người xung quanh và cố gắng giúp đỡ những người đang bị mắc kẹt trong xe (nếu có) nếu không bị thương quá nghiêm trọng. Sau khi được giải cứu ra ngoài an toàn, người gặp nạn nên kiểm tra thương tích và gọi điện cho xe cứu thương đến hiện trường tai nạn để sơ cấp cứu kịp thời. 

Kỹ năng an toàn khi ô tô bị tai nạn bất ngờ
Người dùng sẽ cần đến sự trợ giúp của đội cứu hộ chuyên nghiệp khi có tai nạn nghiêm trọng xảy ra (Nguồn: Sưu tầm)  

Nếu sự cố nghiêm trọng, người bị nạn hoặc những người trợ giúp nên gọi điện yêu cầu sự trợ giúp của đội cứu hộ. Bởi vì, chỉ có đội cứu hộ mới đủ kinh nghiệm, khả năng chuyên môn để phán đoán, đưa ra giải pháp xử lý tình huống một cách chính xác, giảm thiểu thiệt hại về tài sản, đảm bảo an toàn cho người gặp nạn và những người xung quanh.

Xe ô tô bị bốc cháy, rơi xuống nước hay lao xuống vực là những tai nạn nghiêm trọng, người điều khiển rất khó kiểm soát. Hầu hết các tình huống đều xảy ra khá bất ngờ nên người lái và hành khách trên xe khó phản ứng kịp. Nhiều sự cố nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề cả về tài sản lẫn tình mạng người dùng. Do đó, việc trang bị kỹ năng thoát hiểm trên ô tô là điều cần thiết đối với người điều khiển hoặc người thường xuyên di chuyển bằng phương tiện này. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các phương tiện chất lượng, được trang bị tính năng an toàn đầy đủ và tuân thủ quy tắc giao thông sẽ đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.

Hiện nay, các mẫu xe điện của VinFast như VF e34, VF 8 và VF 9 đều được thiết kế dự kiến đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của ASEAN NCAP, Euro NCAP và NHTSA. Mỗi mẫu xe đều được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn hiện đại, thông minh giúp bảo vệ người dùng và phương tiện trước các va chạm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển thông minh trên xe điện VinFast còn được tích hợp chức năng gọi cứu hộ khẩn cấp trong trường hợp phương tiện gặp tai nạn. Khi gặp tình huống khẩn cấp, người dùng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ VinFast để được hướng dẫn xử lý sự cố và ứng cứu kịp thời, giảm thiểu rủi ro do tai nạn.

Khách hàng đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành, các tính năng an toàn vượt trội được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

16/09/2022
Chia sẻ bài viết này