Động cơ ô tô bị quá nhiệt - Nguyên nhân và cách khắc phục
Động cơ đốt trong khi đốt nhiên liệu sinh năng lượng sẽ tạo ra nhiệt lượng dư thừa lớn. Nếu không được làm mát kịp thời, động cơ ô tô sẽ bị quá nhiệt, dẫn tới nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng. Quá nhiệt là một trong những lỗi động cơ xe ô tô nguy hiểm nhất mà tài xế cần lưu ý trong quá trình vận hành xe.
Nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô quá nhiệt
Cơ chế làm mát cho động cơ đốt trong xe ô tô bao gồm hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống tản nhiệt ra môi trường bên ngoài. Động cơ được bôi trơn đầy đủ cũng giúp giảm ma sát và giúp động cơ hạn chế hiện tượng quá nhiệt. Động cơ xe ô tô bị quá nhiệt chủ yếu do những trục trặc từ những bộ phận trên.
Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ đầu tiên đến từ dung dịch làm mát. Khi động cơ sinh ra nhiệt, nước làm mát được bơm qua thân máy, làm động cơ giảm nhiệt. Sau đó nước nóng được làm mát bằng quạt, vận chuyển về két và tuần hoàn ngược lại vào động cơ. Khi dung dịch làm mát gặp những vấn đề như: rò rỉ, tắc nghẽn, ngưng tụ, hay mực nước làm mát quá thấp so với tiêu chuẩn,... sẽ khiến quá trình làm mát bị gián đoạn, động cơ ô tô quá nóng so với mức tiêu chuẩn.
Nguyên nhân thứ hai có thể dẫn tới động cơ ô tô quá nóng là tình trạng van hằng nhiệt bị bó kẹt. Van hằng nhiệt (thermostat) là một bộ phận của hệ thống làm mát, có nhiệm vụ điều phối dung dịch làm mát. Khi nhiệt độ động cơ nóng lên đến một ngưỡng nhất định, van hằng nhiệt sẽ mở để nước làm mát chảy tới phần động cơ bị nóng. Do đó, khi động cơ nóng quá ngưỡng khiến van hằng nhiệt bị bó kẹt, nước làm mát sẽ không được điều phối tới động cơ để làm mát, dẫn tới tình trạng quá nhiệt ở động cơ ô tô.
Hệ thống tản nhiệt gặp trục trặc: Một phần nhiệt lượng sinh ra khi động cơ hoạt động sẽ được hệ thống tản nhiệt xả ra ngoài môi trường. Quạt tản nhiệt làm mát có vấn đề khiến luồng khí nóng trong khoang động cơ không thoát ra được, dẫn tới nhiệt độ động cơ tăng cao.
Ngoài ra, động cơ ô tô quá nhiệt có thể do hệ thống làm mát gặp phải một số lỗi như: bơm nước không hoạt động, động cơ hết dầu, bơm dầu bị hỏng,... hay do thời tiết quá nóng, xe không được che chắn đúng cách, xe chạy quá tải trọng cho phép.
Cách xử lý hiện tượng động cơ ô tô bị quá nhiệt trên đường
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu động cơ quá nóng (kim đồng hồ nhiệt của động cơ báo quá nhiệt), người lái cần ngay lập tức tắt hệ thống điều hòa hoặc hệ thống sưởi trên xe để làm giảm nhiệt khoang động cơ cấp tốc. Sau đó nhanh chóng đỗ xe vào lề đường hoặc làn khẩn cấp trên đường cao tốc, tắt máy, kiểm tra động cơ và hệ thống làm mát của xe.
Lưu ý tuyệt đối không mở nắp két nước làm mát ngay lúc này, tránh trường hợp bị bỏng do áp suất lớn và nước sôi trong két bung ra. Nếu muốn kiểm tra bình dung dịch làm mát, cần chờ động cơ nguội hẳn (khoảng 30-45 phút sau khi tắt máy), sau đó vặn nhẹ bình nước ngược chiều kim đồng hồ để xả hết áp suất dư, rồi mới mở nắp.
Để tránh trường hợp động cơ ô tô quá nhiệt, xe cần được bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt là kiểm tra và thay dung dịch nước làm mát, đảm bảo mực nước luôn ở ngưỡng an toàn, không để nước thấp hơn vạch “min” trong bình chứa. Bên cạnh đó, động cơ cũng cần được tra dầu máy thường xuyên. Đối với các dòng xe VinFast, bạn có thể liên hệ đến các xưởng dịch vụ của VinFast để được kiểm tra chi tiết, thay dầu và châm nước làm mát định kỳ.
VinFast trang bị hệ thống hỗ trợ hạn chế động cơ ô tô bị quá nhiệt
Trên tất cả các dòng xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong của VinFast đều được trang bị hệ thống chẩn đoán lỗi OBD II (On-Board Diagnostic)để hỗ trợ kiểm tra nhiệt độ của động cơ. Hệ thống này sẽ giúp xe tự động nhận biết các lỗi khi vận hành, trong đó có lỗi động cơ ô tô quá nhiệt. Bên cạnh đó, hệ thống làm mát và hệ thống ống xả trên xe ô tô VinFast đều được thiết kế đảm bảo quy chuẩn châu u, giúp động cơ xe vận hành êm ái, trơn tru.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil , VinFast President ngay hôm nay!