Tìm hiểu các hệ thống dẫn động ô tô

Hệ thống dẫn động là một bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô và được chia thành nhiều loại khác nhau. Trước khi lắp đặt , nhà sản xuất sẽ căn cứ vào những ưu, nhược điểm của các loại dẫn động ô tô để tăng hiệu quả vận hành phương tiện, mang đến trải nghiệm lái tốt nhất cho người dùng.
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Khi mua ô tô, ngoài các thông số liên quan tới loại động cơ, công suất hoạt động, trang bị an toàn và tiện nghi,... người dùng cũng cần quan tâm tới hệ dẫn động ô tô. Theo các chuyên gia, các hệ dẫn động ô tô đóng vai trò then chốt trong quá trình vận hành và được xem là yếu tố để đánh giá sức mạnh xe. Do đó, người dùng có thể so sánh, cân nhắc nhu cầu, sở thích và điều kiện cá nhân để lựa chọn được chiếc xe có hệ dẫn động phù hợp. 

Các hệ dẫn động trên xe hơi phổ biến nhất
Hệ dẫn động ô tô đóng vai trò then chốt trong quá trình vận hành và được xem là yếu tố để đánh giá khả năng vận hành của xe (Nguồn: Sưu tầm)

1. Hệ thống dẫn động ô tô là gì?

Hệ dẫn động là bộ phận nối và truyền lực được tạo ra từ động cơ ô tô tới hệ thống bánh xe. Nhờ đó bánh xe có thể quay và phương tiện bắt đầu di chuyển. 

Hiện nay, trên thị trường phân biệt các hệ thống dẫn động ô tô thành 4 loại phổ biến nhất, bao gồm: 

  • Hệ dẫn động cầu trước FWD (Front-wheel drive)

 FWD có cấu tạo đơn giản với một trục truyền động được đặt ở hai bánh trước. Do đó, khi ô tô được trang bị FWD, hai bánh trước của xe sẽ trực tiếp nhận năng lượng được truyền tới từ động cơ, đồng thời thực hiện nhiệm vụ “kéo” phương tiện di chuyển và chỉnh các hướng quay xe. 

>>>Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm của hệ dẫn động cầu trước FWD

  • Hệ dẫn động cầu sau RWD (Rear-Wheel Drive)

RWD có cấu tạo gồm trục các-đăng để truyền năng lượng từ hệ thống động cơ tới trục truyền động được đặt tại hai bánh sau. Ngược lại với hệ dẫn động cầu trước, khi được trang bị hệ dẫn cầu sau, hai bánh sau của ô tô sẽ được nhận năng lượng để thực hiện quay bánh xe và đồng thời đẩy hai bánh trước lăn theo. 

>>>Tìm hiểu thêm: RWD là gì? Ưu nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau

  • Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (All-Wheel Drive) 

Hệ dẫn động này thường được nhà sản xuất trang bị trên các dòng xe cao cấp. Nhờ cấu tạo gồm hai trục truyền động được đặt tại cầu trước và cầu sau nên tất cả bốn bánh xe đều nhận được lực bằng nhau, có thể di chuyển cùng lúc. Bên cạnh đó, cấu tạo của 4WD còn giúp điều chỉnh năng lượng đồng đều tới các bánh xe, tạo ra sự cân bằng lực cho mỗi bánh, giúp xe di chuyển dễ dàng trong nhiều tình huống khác nhau. 

  • Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian AWD (4-Wheels Drive)

Hệ dẫn động 4-Wheels Drive thường được trang bị trên các mẫu xe gầm cao như xe SUV, Off-road hoặc xe Crossover. Theo đó, nhờ cơ cấu “gài cầu” được đặt bên trong xe nên hệ dẫn động AWD có thể giúp ô tô quay được 4 bánh cùng lúc hoặc chỉ 2 bánh theo nhu cầu của người lái. 

>>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hệ dẫn động 4 bánh trên ô tô

Phân biệt các hệ thống dẫn động ô tô cầu trước, cầu sau, toàn thời gian và bán thời gian
Hệ dẫn động ô tô đóng vai trò truyền năng lượng từ động cơ tới bánh xe để xe có thể vận hành (Nguồn: Sưu tầm)

2. Ưu và nhược điểm các hệ thống dẫn động ô tô

Mỗi hệ dẫn động sẽ có một cơ chế vận hành khác nhau, từ đó giúp ô tô có thể vận hành được trên nhiều dạng địa hình, gồm đường trường hoặc đường đô thị. Người mua cần hiểu được những ưu và nhược điểm của từng loại hệ dẫn động để có thể chọn được chiếc xe đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. 

2.1. Hệ dẫn động cầu trước FWD

FWD là kiểu dẫn động phổ biến và thịnh hành nhất trên thị trường. Nhờ lợi thế cấu tạo đơn giản, không tốn nhiều diện tích và dễ dàng lắp đặt vào xe nên sàn xe phẳng, từ đó làm tăng không gian nội thất ô tô. Bên cạnh đó, dẫn động cầu trước còn được đặt gần với hệ thống động cơ, do đó sẽ rút ngắn được thời gian truyền lực, giảm hao hụt công suất nên tiết kiệm nhiều nhiên liệu cho xe. 

Những chiếc ô tô trang bị dẫn động cầu trước được đánh giá khá cao về độ an toàn. Bởi hai bánh trước của ô tô có thể thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là dẫn hướng và kéo xe di chuyển nên sẽ ít xảy ra tình trạng trượt ngang bánh hoặc mất lái khi di chuyển trên đường trơn trượt. 

Bên cạnh đó, do toàn bộ hệ thống động cơ và hộp số ô tô được đặt trên hai bánh xe nên sẽ làm tăng trọng lực cho bộ phận này. Nhờ đó, phần đầu xe sẽ nặng và đầm hơn, giúp xe có thể bám đường tốt, tạo sự an toàn cho người lái. 

Tuy nhiên, hệ dẫn động cầu trước cũng sở hữu một vài nhược điểm. Cụ thể, FWD được đánh giá không cao về khả năng tận dụng lực kéo nên không phù hợp với những mẫu xe cỡ lớn hoặc gầm cao như bán tải hoặc SUV. Bên cạnh đó, vì FWD được đặt ở phía trước nên khiến trọng tâm ô tô bị dồn về phía trước, làm giảm khả năng cân bằng xe khi vào cua, đặc biệt khi di chuyển với tốc độ cao. 

Ngoài ra, hai lốp xe bánh trước cũng nhanh mòn hơn do phải thực hiện dùng lúc hai nhiệm vụ dẫn động và dẫn hướng. Các bánh xe cũng có thể gặp phải tình trạng giật sang trái hoặc phải khi lực từ mô men xoắn truyền xuống xe không đều. Khi ô tô gặp phải tình trạng này đòi hỏi người lái có kỹ năng điều khiển xe tốt để kịp thời xử lý tình huống.

Phân biệt các hệ thống dẫn động ô tô phổ biến nhất trên thị trường
Dẫn động cầu trước phổ biến nhất trên thị trường và được sử dụng ở đa số các dòng xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Hệ dẫn động cầu sau RWD

RWD được nhà sản xuất đặt ở phía sau nên sẽ giúp “giải tỏa áp lực” cho 2 bánh trước, tạo được sự cân bằng và giúp cải thiện sức tải cho ô tô, đồng thời tăng khả năng bám đường cho 2 bánh sau. 

Bên cạnh đó, khi hệ dẫn động được chuyển xuống phía đuôi xe sẽ giúp mở rộng diện tích cho khoang động cơ, làm tăng kích thước hốc bánh xe, mở rộng góc quay và bán kính quay vòng của bánh xe hơn dẫn động cầu trước. Ngoài ra, dẫn động cầu sau cũng giúp ô tô hoạt động linh hoạt, lực phanh được phân bổ đều trên cả 2 trục nên tăng độ an toàn khi sử dụng phương tiện.

Nhược điểm của dẫn động cầu sau là giá thành xe cao do phải sử dụng nhiều chi tiết cấu thành. Bên cạnh đó, vì phải sử dụng thêm 1 trục dẫn động để truyền lực từ động cơ tới bánh sau nên gây hao hụt công suất nhiều hơn dẫn động cầu trước. 

Đặc biệt, khi người lái xe tăng tốc ở những dòng xe công suất lớn hoặc mô men xoắn cao ở vòng tua thấp, hai bánh xe sau dễ xảy ra hiện tượng trượt hoặc thân xe bị quay ngang. Trong trường hợp cần di chuyển xe ở những điều kiện đường trơn trượt, lầy lội, lực kéo của 2 bánh sau có thể bị giảm sút vì phải chịu thêm sức nặng từ khoang hành khách. 

Ưu, nhược điểm của hệ thống dẫn động ô tô cầu sau
Hệ dẫn động cầu sau giúp làm giảm sức nặng cho hai bánh trước của xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4x4/4WD)

Ưu điểm nổi bật nhất của hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian là giúp phân bổ lực đều tới bốn bánh xe, tạo được sự cân bằng cho ô tô. Nhờ đó, người lái xe có thể tự chủ được lực kéo của xe để dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật. Bên cạnh đó, bốn bánh xe đảm nhiệm đồng thời hai nhiệm vụ kéo và đẩy giúp xe di chuyển về phía trước nhanh chóng. Ngoài ra, khi được vận hành ở chế độ cầu nhanh, xe sẽ sử dụng cầu sau để đẩy nên khả năng tải nặng của xe khá tốt. 

Tuy nhiên, nhược điểm của dẫn động bốn bánh là chiếm nhiều không gian gầm xe, khiến trọng tâm ô tô bị nâng cao lên, giảm khả năng cân bằng xe khi thực hiện vào cua ở tốc độ cao. Bên cạnh đó, nếu sử dụng chế độ hai cầu thì khi xe vào cua, cầu trước và sau sẽ quay cùng lúc dẫn tới hiện tượng hai bánh bị trượt trên mặt đường, dễ gây ra mất lái. Do đó, nhà sản xuất đã đưa ra khuyến cáo người dùng không nên sử dụng chế độ hai cầu khi di chuyển đường trường để giảm tình trạng mòn lốp, khó điều khiển xe và làm hỏng hệ thống phân phối lực kéo. 

Cách phân biệt các hệ thống dẫn động ô tô 
Hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian chiếm nhiều không gian gầm xe gây khó khăn khi vào cua (Nguồn: Sưu tầm)

2.4. Hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD

AWD sở hữu hệ thống máy tính tự động phân phối lực kéo nên người lái không cần phải thực hiện gài cầu hoặc bật/tắt khóa vi sai. Với khả năng phân bổ đều lực kéo lên bốn bánh nên ô tô có khả năng bám đường tốt khi vào cua hoặc tăng tốc. Ngoài ra, nhiều người dùng đánh giá AWD đã khắc phục được nhược điểm của hệ thống dẫn động bán thời gian khi đi trên đường trường. Khi đó, người lái có thể tự tin di chuyển trên nhiều dạng địa hình khác nhau vì xe đã được tối ưu lực kéo.

Nhưng vì được sử dụng nhiều hệ thống điện tử, khâu sản xuất phức tạp nên hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian thường được trang bị trên những dòng xe sang và hạn chế xuất hiện trên những dòng ô tô phổ thông. Bên cạnh đó, những ô tô sở hữu hệ thống AWD thường có khối lượng khá nặng nên tốc độ và gia tốc của xe cũng bị giảm đáng kể. 

Đặc điểm của các các hệ thống dẫn động ô tô và phân tích ưu, nhược điểm
Hệ thống dẫn động toàn thời gian giúp phân phối lực đều tới 4 bánh của ô tô tạo ra sự cân bằng cho xe (Nguồn: Sưu tầm)

Là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô sử dụng năng lượng xanh tại Việt Nam, cùng mong muốn tạo ra mẫu xe điện có khả năng vận hành mạnh mẽ, an toàn nên VinFast đã trang bị hệ thống động cơ hiện tại 3 mẫu ô tô VF e34, VF 8 và VF 9. Theo đó, mẫu xe VF e34 được trang bị hệ thống dẫn động cầu trước FWD, mô men xoắn cực đại 242Nm nên có thể tăng tốc nhanh chóng, vận hành êm ái trên nhiều cung đường. Bên cạnh đó, hai mẫu ô tô điện VF 8 và VF 9 cũng được trang bị hệ dẫn động hiện đại hàng đầu - dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD). Do đó, khi người dùng vận hành có thể cảm nhận xe tăng tốc nhanh, ít có độ trễ và không gây ra tiếng ồn động cơ. 

Với những thông tin đã được cung cấp, người dùng đã thấy được những ưu/nhược điểm cụ thể của các hệ thống dẫn động ô tô phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại hệ dẫn động sẽ phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh sử dụng khác nhau, vì vậy trước khi quyết định mua ô tô người dùng cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu cá nhân để không gây lãng phí chức năng của xe.

>>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hệ thống truyền động trên xe điện VinFast

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

Khách hàng quan tâm tới xe xanh VinFast có thể tham khảo thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online sớm để nhận những ưu đãi hấp dẫn. 

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ tiến hành giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Khách hàng cần được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn thêm thông tin về sản phẩm có thể liên hệ với bộ phận CSKH VinFast thông qua:

>>>Tìm hiểu thêm: 

07/01/2023
Chia sẻ bài viết này