Chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khí thải thúc đẩy điện hóa nhanh hơn

Đánh thuế xe ô tô phát thải nặng được xem là giải pháp tối ưu để hạn chế xe có động cơ đốt trong. Chính sách này đồng thời khuyến khích người dùng lựa chọn phương tiện điện hóa thân thiện môi trường.

Trong những năm gần đây, mức độ phát thải carbon của xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong đang ở mức báo động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng cuộc sống con người. Nhiều nước đã ban hành chính sách đánh thuế xe ô tô phát thải để hạn chế ô nhiễm, cải thiện môi trường. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa hơn, rất cần những phương tiện điện hóa không phát thải carbon, từ đó ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Mức độ khí thải xe ô tô trên toàn cầu đang ở mức báo động

Những năm gần đây, số lượng phương tiện ô tô cá nhân trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Khí thải từ phương tiện sử dụng động cơ đốt trong gây ra đã để lại nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, gây biến đổi khí hậu.

Muc do khi thai xe o to tren toan cau dang o muc bao dong
Mức độ khí thải xe ô tô trên toàn cầu đang ở mức báo động

Số liệu thống kê mới nhất từ cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính đến cuối năm 2020 đã có 400 tỷ tấn carbon sản sinh trên toàn nước Mỹ. Tính riêng trong năm 2020, xe ô tô chạy bằng xăng dầu đã phát thải khoảng 948 triệu tấn carbon. Cho đến nay, lượng phát thải carbon trên nước Mỹ vẫn không ngừng tăng cao dù quốc gia này đã có nhiều biện pháp để hạn chế khí thải từ xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Do đó, Hoa Kỳ hiển nhiên là quốc gia đóng góp lớn nhất các loại khí đang làm trái đất nóng lên khi chiếm tới 25% tổng lượng khí thải toàn cầu. Tiếp theo là Liên minh châu  u với 353 tỷ tấn carbon, tương đương với 22%. Trung Quốc đứng thứ ba, với 200 tỷ tấn, trong khi Nga thải ra 100 tỷ tấn. 

Lượng carbon phát thải từ phương tiện giao thông vận tải đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ các khu đô thị. Đây đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững ở các khu vực, đặc biệt là các nước đang phát triển. Toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng ở ngưỡng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. 

Theo các chuyên gia môi trường, giao thông vận tải là nguồn phát thải carbon lớn nhất trên thế giới hiện nay, chiếm khoảng 20% tổng lượng khí thải toàn cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên của nhà kính, gây ra hạn hán, lũ lụt. Theo đó, để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0, thì chính phủ các quốc gia cần quyết liệt hơn, hướng tới mục tiêu đến năm 2050 tất cả các phương tiện trên đường đều phải sử dụng động cơ điện hóa thay cho ô tô truyền thống.

Chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khói bụi là cần thiết tại các quốc gia

Để giảm thiểu phát thải carbon, chính sách đánh thuế xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong phát thải nặng, hay còn được gọi là thuế carbon đã được một số nước ban hành. Đây là một khoản phí được Chính phủ áp dụng cho các phương tiện phát thải nhiều khói bụi khi tham gia giao thông, đồng thời thuế này còn áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, xăng và khí đốt tự nhiên.

Việc đánh thuế xe ô tô phát thải nặng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chuyển sang tìm kiếm và sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường. Thuế carbon cũng sẽ làm tăng giá xăng dầu, từ đó khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng động cơ đốt trong, giảm đáng kể lượng khí thải carbon ra môi trường. 

Chinh sach danh thue xe o to nhieu khoi bui la can thiet
Chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khói bụi là cần thiết

Hiện nay, nhiều cường quốc trên thế giới đã áp dụng chính sách đánh thuế xe ô tô hay thuế carbon để hướng tới mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính. Điển hình như Mỹ đã đánh thuế carbon ở mức 40 USD (tương đương với hơn 900.000VNĐ)/ tấn CO2, sau đó tăng dần. Liên Hợp Quốc đề xuất mức thuế carbon từ 135 đến 5.500 USD (tương đương từ 3 triệu - trên 100 triệu đồng)/ tấn. Tính đến hết năm 2020, đã có 68 nước sử dụng thuế carbon để đáp ứng các mục tiêu liên quan đến hạn chế lượng khí thải toàn cầu. 
Tại Anh, chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khói bụi giúp hạn chế khí thải carbon đã được ban hành từ năm 2017. Theo đó, phương tiện càng ít khí thải thì mức thuế sẽ càng thấp. Mức thuế thông thường là 140 -310 Bảng Anh/năm (tương đương từ 4-10 triệu đồng) tùy vào mức độ phát thải của phương tiện. Riêng ô tô chạy bằng điện hoặc khí hydro sẽ không phải đóng thuế. 

Đầu năm 2021, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách cho xe động cơ đốt trong, đáng nói là chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khí thải. Chính phủ đồng thời cũng áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới đối với xe ô tô chạy xăng dầu khi tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu. Theo đó, tất cả phương tiện vận tải được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 - 2008 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô mức 2 từ ngày 01/01/2021. Theo tiêu chuẩn mới này, giới hạn lớn nhất cho phép đối với xe ô tô lắp động cơ đốt trong là 3,5% (thể tích) carbon monoxide.

Như vậy, nếu chính sách đánh thuế ô tô nhiều khí thải  áp dụng thành công và được tất cả các nước trên thế giới đồng loạt tham gia thì mục tiêu giảm tải áp lực khí hậu và cơ hội phát triển phương tiện điện hóa sẽ đi nhanh hơn.

Phương tiện điện hóa trước cơ hội phát triển vượt bậc

Ô tô điện không có lượng khí thải từ ống xả như xe chạy bằng động cơ đốt trong. Theo các phân tích về lượng khí thải carbon trong vòng đời của một chiếc xe thì ô tô điện chạy bằng pin thải ra ít carbon hơn 50% so với một chiếc ô tô chạy bằng động cơ đốt trong thông thường. Nghiên cứu mới nhất tại Ba Lan cho biết, một chiếc xe ô tô điện tạo ra lượng carbon ít hơn 25% so với một chiếc ô tô chạy bằng động cơ diesel. 

Hạn chế lượng phát thải khi vận hành, xe điện được xem là tương lai của giao thông xanh. Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia đang tích cực chuyển đổi xe động cơ đốt trong sang phương tiện điện hóa. Các nước ở Châu Âu đã đồng loạt áp dụng nhiều mức trợ cấp thuế khác nhau cho người dùng xe điện. Đơn cử như Đan Mạch đã thực hiện giảm thuế 80%, Tây Ban Nha giảm 75% ...  Hay tại một số bang ở Mỹ đang áp dụng các chính sách giảm giá, miễn thuế và tín dụng thuế đặc biệt để thúc đẩy nhu cầu mua xe điện. 

Các nước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia...cũng đã siết chặt biện pháp giảm thải carbon ra môi trường khi ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho ô tô không phát thải, miễn thuế cho xe chạy pin và nâng mức thuế cao hơn đối với các phương tiện gây ô nhiễm. Có thể thấy, bên cạnh các chính sách đánh thuế xe ô tô nhiều khí thải, các quốc gia trên thế giới đang tích cực phát triển nhiều chính sách mở cửa cho xe điện hóa. 

Phuong tien dien hoa truoc co hoi phat trien vuot bac
Phương tiện điện hóa trước cơ hội phát triển vượt bậc

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên phát triển ô tô điện, Chính phủ cũng đã có kế hoạch để đưa ra các chính sách có lợi cho phương tiện điện hóa. Cụ thể như các chính sách ưu đãi về thuế đối với các loại xe chạy bằng điện thân thiện với môi trường. Bộ Tài chính cũng đã kiến nghị cần phải sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ và có thêm ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển ô tô điện trong vài năm tới đây.

Đầu năm 2021, VinFast đã chính thức giới thiệu mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam mang tên VF e34 và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia xe hơi, nhà hoạt động môi trường và người tiêu dùng. VinFast cũng đã đề xuất Chính phủ về việc “mở cửa” cho xe xanh và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, hậu mãi hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. 

Tin chắc rằng, khi chính sách đánh thuế xe ô tô phát thải nặng của Chính phủ chính thức có hiệu lực, trong tương lai không xa ô tô điện sẽ trở thành phương tiện giao thông chủ lực góp phần bảo vệ môi trường.

Tham khảo thông tin và đặt cọc để sở hữu mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam VinFast VF e34 ngay hôm nay hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết!

08/08/2021
Chia sẻ bài viết này