Cách sửa chữa đèn taplo không sáng ô tô chi tiết nhất
Bảng điều khiển ô tô là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát xe thuận tiện hơn. Do đó, nếu bị trục trặc, đèn taplo không sáng khiến người lái sẽ khó có thể cập nhật tình trạng hiện tại của xe khi di chuyển. Hướng dẫn chi tiết cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô giúp chủ xe tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo an toàn trên mọi hành trình.
1. Đèn bảng điều khiển ô tô có tác dụng gì?
Đèn bảng điều khiển ô tô có tác dụng chính là hỗ trợ người lái theo dõi các thông số xe qua nhiều loại đồng hồ đo khác nhau như đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo nhiên liệu,... Nếu gặp trục trặc hoặc hư hỏng, người lái sẽ khó có thể cập nhật thông tin, tình trạng hoạt động của xe. Trong đó, những sự cố về động cơ, tình trạng hết xăng hoặc quá nhiệt nếu không được phát hiện kịp thời sẽ khiến cho quá trình vận hành ô tô mất ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
>> Tìm hiểu thêm: Ô tô đi được bao xa nếu đèn báo nhiên liệu sáng?
2. Hướng dẫn cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô
Để có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí bảo dưỡng, chủ xe có thể thực hiện các cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô chi tiết dưới đây. Theo đó, một số những thao tác phổ biến là kiểm tra hệ thống công tắc, cầu chì và cụm đồng hồ của bảng điều khiển.
2.1. Kiểm tra hệ thống công tắc của đèn bảng điều khiển ô tô
Thông thường, nguyên lý đèn bảng điều khiển ô tô bị mờ hoặc tắt có thể là do sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hệ thống công tắc. Trong đó, công tắc điều chỉnh độ sáng đã vô tình bị bấm vào hoặc điều khiển bởi một người khác nên đèn taplo không sáng. Để nhanh chóng khắc phục vấn đề này, chủ xe thực hiện những thao tác dưới đây:
- Bước 1: Xác định vị trí công tắc dựa vào thông tin trong sách hướng dẫn.
Chủ sở hữu cần bắt đầu với việc định vị công tắc điều chỉnh độ sáng bảng điều khiển ô tô để có thể chuyển sang bước tiếp theo. Sử dụng sách hướng dẫn xe ô tô sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nhanh chóng tìm thấy.
>>>Tìm hiểu thêm: Tại sao nên đọc sách hướng dẫn sử dụng xe ít nhất một lần?
- Bước 2: Điều chỉnh bằng cách vặn chìa khóa và xác định độ sáng của đèn.
Sau khi đã xác định được vị trí của công tắc điều chỉnh sáng, chủ xe vặn chìa khóa sang vị trí thứ hai và khởi động đèn pha, bật công tắc và kiểm tra độ sáng của đèn bảng điều khiển ô tô. Nếu vẫn không thấy đèn sáng, lúc này chủ xe nên kiểm tra hoạt động của cầu chì.
2.2. Kiểm tra cầu chì và thay mới nếu cần thiết
Nếu nguyên nhân khiến cấu tạo đèn bảng điều khiển ô tô bị hư hỏng không phải do hệ thống công tắc, khả năng cao cầu chì đèn đã bị đứt nên đèn taplo không sáng. Trong trường hợp này, chủ xe chuẩn bị kìm kéo cầu chì hoặc kìm mũi kim và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn. Ngoài ra, dựa theo tình hình thực tế, người dùng có thể thay mới cầu chì nếu cần thiết.
- Bước 1: Xác định vị trí cầu chì
Chủ xe có thể tìm thấy cầu chì đèn bảng điều khiển ô tô trong hộp cầu chì tổng của toàn xe ô tô. Thông thường, chúng sẽ được lắp đặt dưới mũi xe gần động cơ hoặc ngay trực tiếp dưới bảng điều khiển. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý vặn chìa khóa về vị trí số 0 trên bộ đánh lửa trước khi tháo cầu chì bảng điều khiển ô tô. Điều này sẽ ngăn mọi nguồn điện cung cấp trong hộp cầu chì, đảm bảo an toàn cho quá trình sửa chữa.
- Bước 2: Kiểm tra cầu chì bằng trực quan và thiết bị chuyên dụng
Sau khi đã xác định vị trí, chủ sở hữu sử dụng thiết bị chuyên dụng như kìm mũi kim hoặc kìm kéo cầu chì để gỡ lắp đặt hộp cầu chì sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô. Bằng mắt thường, người dùng cũng có thể kiểm tra trực quan các lỗi hư hỏng xuất hiện trên hộp cầu chì.
- Bước 3: Thay cầu chì phù hợp
Nếu nhận thấy bộ cầu chì bị hỏng hoặc lỗi, chủ xe nên thay mới để sửa đèn bảng điều khiển ô tô và đảm bảo vận hành ổn định. Khi lựa chọn cầu chì mới, người dùng lưu ý phân loại và định mức nhằm tránh sự không phù hợp nếu lắp đặt. Sau đó, chủ sở hữu khởi động lại xe và kiểm tra hoạt động của đèn bảng điều khiển ô tô.
>> Tìm hiểu thêm:
- Cách xử lý cầu chì ô tô hỏng giữa đường với 5 bước an toàn
- Tìm hiểu vai trò cầu chì ô tô và hướng dẫn kiểm tra, thay thế
2.3. Kiểm tra cụm đồng hồ của bảng điều khiển
Một cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô hữu ích khác người dùng có thể áp dụng là kiểm tra cụm đồng hồ. Nếu đã áp dụng hai phương pháp trên nhưng đèn bảng điều khiển vẫn không hoạt động, khả năng cao nguyên nhân nằm ở các bóng đèn thiết kế trong cụm đồng hồ đo.
Lúc này, chủ xe tháo cụm đồng hồ khỏi bảng điều khiển để kiểm tra các kết nối điện và bóng đèn. Hãy bắt đầu với việc gỡ bỏ phần viền xung quanh cụm công cụ bằng cách tháo các kẹp lắp hoặc nới lỏng ốc vít gắn xung quanh bảng.
Khi cụm đồng hồ đo hiện ra, người dùng xác định vị trí của các ốc vít và sử dụng công cụ thích hợp để nới lỏng chúng ra. Sau đó, hãy cẩn thận tháo cụm đồng hồ đo bằng cách rút các đầu cắm nối điện và ngắt kết nối toàn bộ.
Với các hốc bóng màu đen, xám, đỏ hoặc xanh ở mặt sau, người sửa chữa có thể giữ ổ cắm và vặn các bóng đèn ra để kiểm tra chúng. Nếu bóng đèn bị hỏng hoặc lỗi, chủ xe thay mới chúng và lắp lại vào các hốc bóng đèn tương tự. Trong trường hợp xuất hiện bóng đèn bị cháy trong cụm đồng hồ đo, người dùng nên lắp mới hoàn toàn các bóng đèn để không phải lặp lại thao tác này trong tương lai.
Sau khi đã hoàn thành cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô này, chủ xe cố định cụm đồng hồ đo và lắp lại như vị trí ban đầu. Để đảm bảo hoạt động bình thường, chủ xe nên khởi động và kiểm tra lại đèn bảng điều khiển lần nữa trước khi lưu thông.
>> Tìm hiểu thêm:
- Cách kiểm tra đèn nội thất ô tô bị hỏng
- Đâu là lý do khiến đèn pha ô tô không sáng mà chủ xe nên tham khảo?
3. Những đèn bảng điều khiển ô tô quan trọng không thể bỏ qua
Thông thường, bảng điều khiển ô tô được lắp đặt ngay sau vô lăng giúp người lái nhanh chóng quan sát và cập nhật tình trạng hoạt động của xe. Hiện nay, đa số cấu tạo đèn bảng điều khiển ô tô sẽ bao gồm những bộ phận quan trọng như đồng hồ đo tốc độ, hiển thị vòng tua máy, đo nhiên liệu hoặc nhiệt độ nước làm mát động cơ. Nắm rõ định nghĩa và cách hoạt động của từng loại đèn sẽ giúp chủ sở hữu theo dõi thông tin xe thuận tiện hơn.
3.1. Đèn đồng hồ đo tốc độ
Đây là bộ phận có kích thước lớn nhất so với các đèn hiển thị khác trong bảng điều khiển. Thông thường, chúng sẽ sở hữu thiết kế hình tròn với kim chỉ trên mặt chia vạch và đánh số cụ thể, nhằm thông báo tốc độ di chuyển hiện tại cho người lái xe. Đối với các dòng xe ở Việt Nam, đồng hồ đo tốc độ sẽ được hiển thị theo đơn vị km/h. Tuy nhiên, nếu người dùng sở hữu các mẫu xe nhập khẩu nước ngoài thì đồng hồ còn được bổ sung thêm đơn vị dặm/giờ.
Trên công tơ mét của một số dòng xe hiện nay còn chứa thêm các thông tin liên quan đến vận tốc và quãng đường như:
- ODO: Tổng quãng đường xe di chuyển tính từ lúc xuất xưởng.
- TRIP: Khoảng cách đo được sau mỗi hành trình, giúp người lái nắm được mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe.
3.2. Đèn đồng hồ hiển thị vòng tua máy
Với thiết kế nhỏ hơn và được đặt bên cạnh đồng hồ đo tốc độ, đèn đồng hồ hiển thị vòng tua máy có tác dụng hiển thị vòng tua của trục khuỷu động cơ trong vòng 1 phút. Để hạn chế những hư hỏng xảy ra ở động cơ máy, chủ xe nên giảm ga hoặc tăng số nếu kim vòng quay chỉ gần vạch đỏ. Ngoài ra, việc điều khiển cho vòng quay máy lên đến 2.000 vòng/phút cũng được khuyến khích trước khi xuất phát nhằm tránh tình trạng chết máy giữa đường.
3.3. Đèn đồng hồ đo nhiên liệu
Đèn đồng hồ đo nhiên liệu sẽ có vạch kim giữa hai ký hiệu F (Full) và E (Empty). Chủ xe có thể dựa vào bộ phận này để đo lường mức nhiên liệu còn lại trong bình và hạn chế tình trạng hết xăng giữa đường. Theo đó, nếu kim đồng hồ nghiêng về vạch F thì có nghĩa là bình nhiên liệu đã được đổ đầy và ngược lại.
3.4. Đèn đồng hồ đo nhiệt độ làm mát
Nhiệt độ làm mát là một bộ phận vô cùng quan trọng đảm bảo vận hành ổn định của xe. Dựa trên hai mức nóng (H) và lạnh (C) hiển thị trên đèn đồng hồ đo nhiệt làm mát, chủ xe sẽ nắm bắt được vấn đề của xe. Nếu ở điều kiện bình thường, nhiệt độ làm mát sẽ ổn định ở chính giữa thang đo hoặc nghiêng nhẹ về phía đầu C. Tuy nhiên, khi kim đồng hồ có xu hướng lệch mạnh về vạch H, chủ xe cần nhanh chóng đưa kiểm tra và bảo dưỡng xe. Bởi lẽ, điều này báo hiệu cho việc thiếu hoặc rò rỉ nước làm mát và động cơ máy đang hoạt động quá mức cho phép.
>>>Tìm hiểu thêm: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
3.5. Đèn hiển thị báo lỗi ô tô
Bên cạnh các đồng hồ đo, chủ xe còn có thể theo dõi đèn hiển thị báo lỗi ô tô để kịp thời xử lý các vấn đề hỏng hóc. Mỗi loại đèn sẽ cung cấp các thông báo riêng nhưng đều cảnh báo xe đang gặp nguy hiểm và cần kiểm tra, sửa chữa sớm nhất có thể.
>> Tìm hiểu thêm: Đèn báo ô tô trên bảng taplo: Ý nghĩa và cách nhận biết
Để đảm bảo an toàn trên mọi hành trình, mỗi chủ xe nên trang bị các cách sửa chữa đèn bảng điều khiển ô tô chi tiết nhất. Ngoài ra, việc hiểu rõ được ý nghĩa của từng đèn bảng điều khiển ô tô cũng giúp người dùng theo dõi, quan sát và đưa xe ra sửa chữa kịp thời, giảm thiểu tối đa các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình di chuyển.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của VinFast, khách hàng có thể tham khảo qua website và đặt cọc mua xe ô tô điện VinFast VF e34, VF 8 và VF 9 - những mẫu xe điện thông minh, hiện đại và thời thượng hiện đang mở bán. Liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn chi tiết:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo