Đâu là lý do khiến đèn pha ô tô không sáng mà chủ xe nên tham khảo?
Hệ thống đèn trên xe ô tô gồm hai chế độ: chiếu sáng xa (pha) và chiếu sáng gần (cos). Mọi người đa phần đều sử dụng chế độ cos nhưng khi di chuyển với tốc độ trên 40km/h thì người lái bắt buộc phải chuyển sang đèn pha. Khi đèn pha ô tô không sáng, chủ xe có thể nghĩ đến các nguyên nhân sau.
Bóng đèn pha bị cháy
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến đèn pha xe ô tô không sáng. Nếu đèn pha ở cả hai bên đều ngưng hoạt động, chủ xe có thể loại trừ trường hợp đèn bị cháy mà nghĩ đến sự cố về điện. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đèn bị tắt, khả năng cao một trong hai bóng đã bị cháy.
Trung bình, đèn pha ô tô chiếu sáng tốt trong khoảng 500-2000 giờ lái xe ban đêm và có thể hao mòn nhanh hơn nếu thường xuyên sử dụng vào ban đêm hoặc trên những địa hình trắc trở. Vì vậy, chủ xe nên thay mới đèn sau khoảng 5 năm sử dụng.
Cháy cầu chì đèn pha ô tô
Cầu chì làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống dây điện khi có dòng điện quá lớn đi qua hệ thống mạch đèn pha. Khi đèn pha ô tô không sáng, một trong những điều đầu tiên chủ xe nên làm là kiểm tra cầu chì.
Cầu chì bị cháy có thể do nhiều nguyên nhân: sự cố ngắn mạch, bóng đèn hoạt động với công suất không phù hợp. Lúc này, chủ xe hãy thay cầu chì mới có cùng cường độ dòng điện và kiểm tra lại xem liệu đèn pha đã hoạt động hay chưa.
Công tắc Rơ le đèn pha ô tô bị lỗi
Công tắc đèn pha thông qua một hoặc nhiều rơ le để cung cấp năng lượng điều khiển bóng đèn hoạt động. Nếu bộ phận này bị hỏng, nó vẫn nhận điện từ công tắc nhưng không thể truyền năng lượng. Việc thay thế một rơ le mới là điều cần thiết trong trường hợp này.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách bảo quản và bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô
Máy phát điện không hoạt động
Đối với những ô tô sử dụng đèn pha HID hoặc Xenon, máy phát HID cần tăng điện áp lên 30.000V để xenon và muối được đưa về trạng thái plasma rồi ổn định ở mức khoảng 90V khi bóng đèn hoạt động. Vì vậy, nếu máy phát bị hỏng, đèn pha ô tô sẽ không hoạt động.
Dây điện bị lỗi hoặc hỏng
Hệ thống dây điện trong ô tô rất phức tạp và khi chúng gặp sự cố như: bị đứt, ăn mòn, kết nối kém sẽ khiến năng lượng không thể truyền đến đèn pha. Lúc này, đèn pha xe ô tô sẽ thường xuyên nhấp nháy hoặc thậm chí cháy bóng.
Công tắc đèn pha bị hỏng
Nếu người lái thường xuyên di chuyển, đặc biệt vào ban đêm với sự thay đổi liên tục giữa đèn pha và cos có thể khiến công tắc bị mòn. Vì vậy, chủ xe cần kiểm tra định kỳ và thay thế nếu cần thiết.
Sử dụng không đúng đèn pha
Đối với xe sử dụng đèn pha HID hoặc bảo vệ mạch trạng thái rắn, việc lắp đặt bóng đèn sai có thể khiến hoạt động của đèn pha bị ngắt quãng hoặc không có pha hoặc không sáng ở điện áp của xe.
>>> Tìm hiểu thêm: Quy định về sử dụng đèn xe ô tô mới nhất 2021
Không sử dụng găng tay khi lắp đèn pha
Nhiều chủ xe khi tự thay đèn pha hay có thói quen để tay dính dầu mỡ mà không sử dụng găng tay khi thao tác. Điều này khiến một phần bóng đèn nóng không đều làm bóng dễ bị vỡ hoặc cháy.
Các chủ xe cần lưu ý, khi sửa lỗi liên quan đến đèn pha, không nên chạm vào phần thủy tinh của bóng và sử dụng găng tay cao su để xử lý bóng cũng như dùng cồn làm sạch nếu bóng bị bẩn.
Đèn pha ô tô không sáng gây nhiều bất tiện khi di chuyển cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của người ngồi trên xe. Vì vậy, khi gặp sự cố đèn pha hoặc bất kỳ vấn đề gì, người dùng cần mang ô tô đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra. Riêng các chủ xe VinFast có thể đến hệ thống xưởng dịch vụ của hãng để bảo hành, thay thế linh kiện, phụ tùng phù hợp.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.