Rủi ro kinh doanh là gì? Những rủi ro trong kinh doanh năm 2024
Trong kinh doanh, rủi ro phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Quản trị được các rủi ro trong kinh doanh sẽ giúp chủ đầu tư hạn chế những thiệt hại không đáng có.
1. Rủi ro kinh doanh là gì?
Rủi ro kinh doanh được hiểu là những mức thiệt hại khác nhau về vốn, thị trường, nhân sự... mà doanh nghiệp phải đối diện trong quá trình hoạt động. Có nhiều loại rủi ro khác nhau, phổ biến nhất là rủi ro về tài chính và các yếu tố bị tác động bởi yếu tố thị trường.
Những rủi ro trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp. Nếu thiệt hại quá lớn, doanh nghiệp có thể phá sản.
2. Các rủi ro trong kinh doanh thường gặp
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì doanh nghiệp cũng khó có thể lường được trước mọi rủi ro có thể gặp phải. Tìm hiểu 10 loại rủi ro trong kinh doanh phổ biến giúp doanh nghiệp giảm tối đa các mức thiệt hại.
2.1. Rủi ro về vốn
Rủi ro về vốn được phản ánh rõ nét trên các khoản đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng khi thực hiện các phân tích, đánh giá tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp.
Rủi ro về vốn bao gồm các yếu tố như sau:
- Chi phí cố định quá cao: Bao gồm các chi phí như thuê văn phòng, trả lương nhân viên, điện, nước,... Nếu các chi phí này quá cao, doanh nghiệp khó có thể tối ưu doanh thu, lợi nhuận.
- Chi phí biến đổi cao: Chi phí này dựa trên sự thay đổi quy mô sản xuất như nguyên vật liệu, thuê thêm nhân viên,...
- Các khoản vay và nợ: Nếu không có kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ bị “sa đà” vào việc vay nợ và sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Doanh nghiệp nên có chiến lược sử dụng nguồn vốn rõ ràng để đạt được mục tiêu kinh doanh.
2.2. Rủi ro về thị trường
Rủi ro về thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, ngoại hối, giá trị cổ phiếu và giá hàng hóa. Tác động tiêu cực từ thị trường sẽ mang đến những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp.
Nếu thị trường bị “đóng băng” thì vấn đề sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến nhà đầu tư khó xoay vòng và thu hồi vốn.
2.3. Rủi ro trong chiến lược kinh doanh
Rủi ro chiến lược bao gồm rủi ro về văn hóa, thương hiệu và những vấn đề liên quan tới đối tác. Những rủi ro này xuất hiện khi những người đứng đầu không vạch ra được hướng phát triển lâu dài, bền vững, nguồn nhân lực bị hạn chế hoặc môi trường kinh doanh không lành mạnh. Hậu quả là doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề như doanh số thấp, dòng tiền kém thậm chí mất lợi nhuận,...
2.4. Rủi ro kinh doanh về Luật
Từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý, đặc biệt là các hợp đồng mua bán.... Nếu xảy ra các vụ kiện pháp lý, doanh nghiệp có thể sẽ bị thiệt hại về tài chính, uy tín hay trách nhiệm hình sự.
Nguyên nhân của các rủi ro trong kinh doanh về Luật đến từ việc không biết hoặc biết nhưng không thực thi đúng theo quy định. Để tránh các thiệt hại liên quan tới pháp lý, doanh nghiệp có thể tham gia CLB pháp chế doanh nghiệp, thành lập phòng pháp chế hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các công ty Luật uy tín.
2.5. Rủi ro về công nghệ
Trong thời đại cách mạng 4.0, công nghệ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng kinh doanh mới, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, công nghệ cũng có những rủi ro như: lỗi phần cứng, phần mềm, bị mất dữ liệu, mất điện, tấn công mạng,… Điều này không chỉ làm chậm tiến độ công việc mà còn có thể làm lộ bí mật kinh doanh.
2.6. Rủi ro doanh nghiệp về con người
Là nhân tố chính tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp, con người tạo ra hàng hóa, dịch vụ và kiểm soát quá trình sản xuất. Đầu tư phát triển nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thương trường.
Tuy nhiên, vấn đề nhân sự cũng có những rủi ro liên quan đến chất lượng và thái độ với công việc - đồng nghiệp, vấn đề bảo mật thông tin, ngân sách doanh nghiệp hoặc các hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý, phát triển nguồn nhân lực để đề phòng rủi ro có thể xảy ra.
2.7. Rủi ro về lợi nhuận
Rủi ro lợi nhuận được thể hiện với hoạt động đầu tư trái phiếu. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường điều chỉnh lãi suất bằng cách mua lại trái phiếu cũ có phân lời cao và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn. Lúc này, người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn giá trị ban đầu được bảo đảm.
Theo đó, các rủi ro đảm bảo tính chất thanh khoản vốn vẫn sẽ được hoàn trả. Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế sẽ không đảm bảo so với thời gian đầu tư. Điều này phản ánh sự giảm sút trong tính ổn định và tính toán về mức lợi nhuận ban đầu.
2.8. Rủi ro thuế vụ
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô như chức năng kiểm kê, quản lý hướng dẫn hay khuyến khích phát triển sản xuất,... Tuy nhiên, với tính chất là nghĩa vụ, thuế sẽ tác động lớn đến thu nhập thực tế của các doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải chịu các rủi ro khi hạch toán thuế. Thậm chí, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành.
2.9. Rủi ro vật lý
Rủi ro về vật lý là những yếu tố hữu hình mà doanh nghiệp có thể nhận thấy và thống kê dễ dàng sau khi sự việc xảy ra. Rủi ro vật lý phổ biến gồm hỏa hoạn, thiên tai, ngập lụt, trộm cắp, phá hoại,… Những thiệt hại này khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí sửa chữa, thay thế, thậm chí chịu trách nhiệm pháp lý.
3. Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh
Trong kinh doanh, có một số yếu tố điển hình dẫn tới các rủi ro doanh nghiệp, cụ thể:
- Biến động trong nhu cầu:
Sự ổn định trong nhu cầu về sản phẩm sẽ làm giảm tối đa nguy cơ hình thành rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Biến động doanh số:
Ổn định đầu ra của sản phẩm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong doanh thu. Ngược lại, nếu sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ khiến doanh thu sụt giảm, từ đó dẫn tới rủi ro kinh doanh.
- Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí:
Những công ty kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ cần phải cải tiến sản phẩm liên tục nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp không chú trọng phát triển sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sẽ sụt giảm, từ đó dẫn tới sự “tụt dốc” về doanh thu.
- Quy mô chi phí cố định:
Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo doanh thu hay quy mô sản xuất, bao gồm các chi phí như thuê văn phòng, trả lương nhân viên, điện, nước,... Theo đó, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu mức chi phí cố định cao và tổng chi phí không giảm khi cầu thấp.
4. Cách khắc phục các rủi ro trong kinh doanh
Để tránh các rủi ro trong kinh doanh, trước hết, nhà đầu tư cần xây dựng và tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời, việc tiến hành đánh giá, phân tích các chỉ số rủi ro trong các “nước đi” kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng để công ty có biện pháp đối phó kịp thời.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành thu thập số liệu, phân tích báo cáo tài chính ở các giai đoạn hoạt động khác nhau. Việc phân tích số liệu giúp chủ doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.
Ngoài ra, doanh nghiệp không nên đầu tư vào lĩnh vực hay tập trung vào một thị trường duy nhất. Thay vào đó, doanh nghiệp nên phát triển đa sản phẩm, đa thị trường để có thể đa lợi nhuận. Chủ đầu tư nên ưu tiên tìm kiếm phân khúc thị trường có tiềm năng hoặc hoạt động sôi nổi để nâng cao khả năng sinh lời.
5. Hướng dẫn quản trị các rủi ro trong kinh doanh
Để kinh doanh hiệu quả bền vững, doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh để sẵn sàng đối phó và giải quyết rủi ro. Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụng cách quản trị rủi ro trong kinh doanh với 5 bước như sau:
- Bước 1: Xác định rủi ro
Đây là những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải khi đưa ra quyết định kinh doanh. Chủ đầu tư có thể xác định rủi ro này thông qua mục tiêu được thiết lập hay những khó khăn đã tồn tại.
- Bước 2: Phân tích rủi ro
Xác định khả năng và hậu quả có thể xảy ra của từng rủi ro tiềm ẩn. Để xác định được mức độ nghiêm trọng và tầm hoạt động của rủi ro, người phân tích cần xem xét có bao nhiêu chức năng kinh doanh bị ảnh hưởng. Điều này giúp doanh nghiệp tìm ra những biện pháp cơ bản ban đầu để giảm thiểu rủi ro.
- Bước 3: Đánh giá, xếp hạng rủi ro
Doanh nghiệp cần xác định mức độ rủi ro. Đồng thời, chủ đầu tư thực hiện đánh giá mức độ chấp nhận cho phép và phương hướng xử lý.
- Bước 4: Ứng phó, xử lý rủi ro
Doanh nghiệp tiến hành đánh giá rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất. Từ đó, đưa ra các kế hoạch xử lý hoặc sửa đổi để rủi ro đạt mức độ chấp nhận được.
- Bước 5: Xem xét, theo dõi rủi ro
Doanh nghiệp cần phân bổ nhân sự quản lý và theo dõi mỗi loại rủi ro đã được xác định. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp ứng phó kịp thời nếu rủi ro không theo kế hoạch đã được xác định từ trước.
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu di chuyển bằng các phương tiện gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí và thân thiện môi trường ngày càng gia tăng. Do đó, kinh doanh xe máy điện được đánh giá là ngành nghề có triển vọng lớn để phát triển trong thời gian tới.
Với nguồn cầu bùng nổ cùng dải sản phẩm trải rộng nhiều phân khúc, đa dạng mẫu mã, kinh doanh xe máy điện VinFast là lựa chọn thông minh để sinh lời nhanh chóng và giảm thiểu tối đa rủi ro. Đặc biệt, hình thức đại lý ủy quyền được nhiều chủ kinh doanh ưa chuộng bởi mức độ rủi ro thấp. Theo đó, với uy tín thương hiệu 5 sao cùng các chính sách phát triển đại lý chuyên nghiệp, VinFast mang tới cơ hội kinh doanh “vàng” cho nhiều chủ đầu tư.
Với chi phí đầu tư ban đầu chỉ từ 350 triệu đồng, thu lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng/tháng, hợp tác trở thành đại lý uỷ quyền xe máy điện VinFast giúp chủ đầu tư có hội bứt phá doanh số và tăng trưởng giá trị tài sản bền vững.
Nắm rõ các rủi ro trong kinh doanh thường gặp và cách quản trị sẽ giúp doanh nghiệp “vững bước” trên “đường đua” cũng như gia tăng lợi nhuận bền vững. Theo đó, với xu hướng xe điện “lên ngôi” cùng nhiều đặc quyền hấp dẫn, trở thành đại lý ủy quyền xe máy điện VinFast là giải pháp hữu ích để giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro kinh doanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ qua:
- Tổng đài tư vấn: 0975952696
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: