Các loại bộ lọc không khí ô tô hiện nay

Trong quá trình vận hành, bộ lọc không khí ô tô đóng vai trò thiết yếu giúp loại bỏ bụi bẩn xâm nhập vào bên trong, đảm bảo lượng không khí sạch trong khoang cabin.

Việc sử dụng một chiếc ô tô để di chuyển không chỉ đáp ứng nhu cầu che mưa, che nắng mà còn hạn chế không khí ô nhiễm xâm nhập vào hệ hô hấp con người. Ngồi trong khoang cabin với một bầu không khí sạch sẽ mang đến cảm giác thoải mái và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật tạo ra bước cải tiến rõ rệt cho bộ lọc không khí ô tô, phục vụ tối đa nhu cầu của con người. Đến nay, có 4 bộ lọc phổ biến được ứng dụng trên xe hơi như bộ lọc hạt, bộ lọc than, bộ lọc than hoạt tính và bộ lọc tĩnh điện.

bo loc khong khi o to 1
Bộ lọc không khí ô tô là lá chắn giúp ngăn không khí ô nhiễm xâm nhập vào bên trong cabin (Nguồn: Inters Car)

Tìm hiểu về bộ lọc không khí ô tô

Ý tưởng ban đầu về bộ lọc không khí ô tô đến từ tài xế của cựu CEO Hans Freudenberg vào những năm 1950. Nhận thấy quần áo của mình bị bẩn do không khí ô nhiễm xâm nhập vào xe, anh đã nảy ra ý tưởng đặt một mảnh vải không dệt lên các lỗ hút gió. Sau này các bộ lọc không khí cabin ra đời đều được phát triển dựa theo kết cấu mảnh vải này. 

Bộ lọc không khí ô tô thường được đặt phía trước hệ thống điều hòa, bên phần ghế phụ. Bộ phận này có nhiệm vụ giữ lại các hạt bẩn, bụi từ bên ngoài xâm nhập vào trong cabin. Bộ lọc không khí ô tô có khả năng lọc các phần tử siêu nhỏ, giúp không khí trong cabin luôn trong lành, sạch sẽ, tốt cho sức khỏe. 

bo loc khong khi o to 2
Bộ lọc không khí ô tô thường lắp trước hệ thống điều hòa (Nguồn: The Ofy)

Do phải làm việc liên tục trong suốt quá trình vận hành của ô tô nên bộ lọc không khí rất nhanh bẩn. Nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ làm giảm hiệu suất lọc không khí trước khi đi vào vào trong khoang xe. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên bảo dưỡng, thay bộ lọc thường xuyên để không khí trong cabin luôn sạch sẽ, đảm bảo độ cô đặc gấp 7 đến 10 lần so với bình thường. Chủ xe nên chọn lựa những gara, trung tâm sửa chữa uy tín để thực hiện vệ sinh, thay thế. 

Các loại bộ lọc không khí ô tô

Cùng với sự phát triển ngành công nghiệp ô tô, bộ lọc không khí cũng có sự đa dạng trong mẫu mã, công năng và được ứng dụng phổ biến trên các dòng ô tô.

Bộ lọc hạt

Bộ lọc hạt cấu tạo bởi vật liệu dạng sợi xốp, khi hoạt động có thể giữ lại các hạt có kích thước từ 0,3 µm trở lên, không thể loại bỏ được hạt siêu mịn. Tuy nhiên, bộ lọc này vẫn được ứng dụng phổ biến trên nhiều dòng ô tô.

bo loc khong khi o to 3
Bộ lọc hạt là loại được sử dụng phổ biến nhất (Nguồn: The Ofy)

Bộ lọc than

Bộ lọc than là phiên bản nâng cấp từ bộ lọc hạt, bao gồm vật liệu xốp kết hợp với một lớp than.

bo loc khong khi o to 4
Bộ lọc than được nâng cấp từ bộ lọc hạt (Nguồn: Amazon)

Bộ lọc này có sự cải tiến, đổi mới hơn bộ lọc hạt trước đó với một lớp than bổ sung. Nhờ vậy, có thể hấp thụ và loại bỏ các hạt bụi cực nhỏ, ngay cả các chất ô nhiễm dạng khí như khói và khí thải độc hại. Theo đó, giá thành của bộ lọc than cũng cao hơn bộ lọc hạt thông thường do cấu tạo phức tạp hơn, hiệu suất lọc cao hơn. 

Bộ lọc than hoạt tính

Được nghiên cứu và ra mắt từ năm 1997, bộ lọc than hoạt tính có cấu tạo từ vật liệu xốp lọc thông thường, nhưng có thêm một lớp than hoạt tính bên trong.

bo loc khong khi o to 5
Bộ lọc than hoạt tính giúp lọc sạch các bụi bẩn từ nguồn không khí ô nhiễm (Nguồn: PNGitems)

Than hoạt tính là một loại carbon đặc biệt có khả năng hấp thụ tốt các chất ô nhiễm trong không khí, ngay cả mùi và khói như carbon monoxide, khí thải hoặc các vật chất dạng hạt. Bộ lọc này còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên, điểm trừ của bộ lọc này là cấu tạo phức tạp, giá thành cao hơn bộ lọc hạt và bộ lọc than thông thường.

Bộ lọc tĩnh điện

Cuối cùng, không thể không nhắc tới bộ lọc tĩnh điện. Đây là bộ lọc có cấu tạo phức tạp nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm cải tiến nhược điểm của các loại bộ lọc trên. Vì vậy, loại bộ lọc này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại hiệu suất cao khi hoạt động. 

Ngoài việc sử dụng tấm lọc bụi, bộ lọc tĩnh điện còn thiết kế thêm tấm điện cực và sử dụng điện tích tĩnh để loại bỏ các chất ô nhiễm, chất dạng hạt, mùi, khói, khí thải độc hại. Nhờ đó, hiệu suất làm việc của bộ lọc này lên tới 98%. 

Tuy nhiên, người dùng cần vệ sinh thiết bị thường xuyên vì khi bề mặt lọc bị bẩn, bụi không thể hút và bám vào các ion. Ngoài ra, bộ lọc này có quy trình sản xuất phức tạp hơn nên giá thành được xếp vào loại cao nhất trong các loại bộ lọc.

bo loc khong khi o to 6
Cần thay thế, vệ sinh bộ lọc không khí ô tô định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân (nguồn: Autobild)

Với những ưu, nhược điểm riêng biệt, mỗi loại bộ lọc sẽ phù hợp với từng loại xe và nhu cầu của khách hàng khác nhau. Tuy nhiên bộ lọc hạt là loại có cấu tạo đơn giản, giá thành thấp nên ứng dụng trên nhiều dòng xe phổ thông hiện nay. Trong khi đó, bộ lọc tĩnh điện được trang bị chủ yếu trên các dòng xe hạng sang, cao cấp.

Bộ lọc không khí ô tô được ví như một “tấm lá chắn” giúp bảo vệ cabin xe khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và không khí ô nhiễm. Để hiệu suất lọc luôn đảm bảo tối đa, chủ xe cần thường xuyên vệ sinh và thay mới định kỳ, tránh để bụi bẩn bám vào màng lọc quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như hành khách.

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thửđặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

08/07/2021
Chia sẻ bài viết này