Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều cho xe ô tô, nên mua loại nào tốt hơn?

Ngày nay, là phương tiện di chuyển thiết yếu, việc mua bảo hiểm ô tô là việc làm cần thiết. Bên cạnh bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc còn có bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều. Tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều, chủ phương tiện sẽ có cái nhìn tổng quan về 2 loại bảo hiểm này để hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều đều mang lại những lợi ích nhất định cho người tham gia giao thông trong trường hợp xảy ra tai nạn, va chạm hoặc rủi ro về xe. Chủ phương tiện có thể lựa chọn mua 1 loại bảo hiểm 1 chiều bắt buộc hoặc tham gia cả 2 loại bảo hiểm tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.

Bảo hiểm 1 chiều 2 chiều là gì?
Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều hỗ trợ người mua giảm bớt gánh nặng về kinh tế trong trường hợp va chạm hoặc gặp rủi ro về phương tiện (Nguồn: Sưu tầm)

1. Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều là gì?

1.1. Bảo hiểm 1 chiều là gì?

Bảo hiểm 1 chiều còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, chủ xe buộc phải mang theo khi tham gia giao thông. Khi mua bảo hiểm 1 chiều, chủ xe sẽ được chi trả, bồi thường và hỗ trợ về phương diện tài chính khi gây ra tai nạn, thiệt hại, tổn thất về sức khỏe, tính mạng hay tài sản của bên thứ ba. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện bồi thường chi phí khám chữa bệnh, hồi phục sức khỏe hay sửa chữa xe cho bên thứ ba.

1.2. Bảo hiểm 2 chiều là gì?

Bảo hiểm 2 chiều bao gồm 2 phần: 

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (giống với bảo hiểm 1 chiều bắt buộc);
  • Bảo hiểm vật chất xe ô tô.

Khi sở hữu loại bảo hiểm này, người gây tai nạn cũng được công ty bảo hiểm bồi thường các chi phí sửa chữa cho xe của mình. Trong tất cả các trường hợp bất khả kháng hoặc va chạm, cháy nổ, mất trộm,... người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường thiệt hại về xe, hỗ trợ chủ phương tiện giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Bảo hiểm 1 chiều bắt buộc đối với chủ xe cơ giới
Bảo hiểm 1 chiều là bảo hiểm bắt buộc đối với chủ phương tiện cơ giới (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: 

Chủ phương tiện có thể dựa vào những điểm giống và khác nhau giữa bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn loại bảo hiểm nào cho xe của mình.

2.1. Điểm giống nhau

Cả 2 loại bảo hiểm này đều hỗ trợ bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông gây ảnh hưởng đến người trong cuộc. Ngoài ra, bảo hiểm cũng là cam kết giữa chủ xe và bảo hiểm về các mức bồi thường, điều khoản bồi thường trong trường hợp người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn.

2.2. Điểm khác biệt

2.2.1. Trường hợp không được nhận bồi thường

Trong một số trường hợp sau, phía công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm chi trả đối với bảo hiểm 1 chiều:

  • Bên thứ 3 cố tình gây thêm thiệt hại sẽ không được hưởng toàn bộ mức bồi thường từ công ty bảo hiểm;
  • Các tình huống lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, không có bằng lái xe;
  • Người lái không có giấy tờ xe và bằng lái xe;
  • Thiệt hại bất khả kháng do thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, động đất,...

Trường hợp công ty bảo hiểm không chi trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm 2 chiều:

  • Do hao mòn tự nhiên, xe hư hỏng động cơ hoặc hệ thống điện.
  • Tổn thất động cơ xe do ngập nước hoặc thủy kích.
  • Khi bị trộm cắp quá 2 lần, từ lần thứ 3 trở đi công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho những tổn thất khi bị trộm cắp các bộ phận trên xe.
  • Tổn thất không được khách hàng thông báo chính thức với công ty bảo hiểm.
  • Số tiền đầu tiên của tổn thất là mức miễn thường ghi trong bản tóm tắt của hợp đồng bảo hiểm. Đây là số tiền khách hàng phải chịu để chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm khi xảy ra mất cắp bộ phận. 
  • Xe không sử dụng được hoặc bất cứ hư hỏng nào mang lại hậu quả khác.
  • Thiệt hại đối với săm lốp vỏ ruột xe, đồng thời gây ra thiệt hại cho những bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn
  • Những tổn thất về xe gây ra bởi hiện tượng thủy kích đối với các dòng xe gồm: Hybrid (xe xăng lai điện) và/hoặc xe khách chở người trên tám chỗ ngồi và/hoặc xe tải các loại.
  • Các loại tem xe không còn nguyên bản; đối với các mẫu xe ô tô đã ngừng sản xuất thì loại trừ tất cả các loại tem xe cho dù còn nguyên bản hay không.
  • Những tổn thất ở các bộ phận không phải là nguyên bản (tức không phải xuất xưởng đã có) mà các bộ phận này chưa được khai báo trong mục “Phụ kiện gắn thêm” ghi trên phiếu giám định xe.

2.2.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm:

Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả đối với các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của các bên thứ ba và hành khách do phương tiện cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn, va chạm trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Mức bồi thường được quy định như sau:

- Bảo hiểm 1 chiều

Mức phí bảo hiểm ô tô được quy định cụ thể theo điểm a khoản 3 Điều 14 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự ô tô là: 

  • Bồi thường thiệt hại cho người bị thương do xe cơ giới gây ra: tối đa 150 triệu đồng/ vụ tai nạn/ 1 người;
  • Bồi thường thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng/ vụ tai nạn.

- Bảo hiểm 2 chiều:

Mức phí mua bảo hiểm vật chất xe ô tô phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Giá trị của chiếc xe;
  • Năm sản xuất;
  • Mục đích sử dụng xe;
  • Chính sách của các hãng bảo hiểm tùy theo cá nhân lựa chọn.

2.2.3. Quyền lợi:

Trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển không thể tránh khỏi những tình huống va chạm có thể dẫn đến hư hỏng xe hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mua bảo hiểm ô tô là việc cần thiết. Người mua bảo hiểm sẽ được hưởng những quyền lợi sau: 

- Bảo hiểm 1 chiều:

  • Biểu phí trách nhiệm dân sự của chủ xe được quy định cụ thể theo từng loại xe, bao gồm: Ô tô không kinh doanh vận tải; Ô tô kinh doanh vận tải; và ô tô chở hàng.
  • Biểu phí cũng quy định cụ thể từng loại xe với chỗ ngồi và trọng tải khác nhau: Các loại xe tập lái, xe taxi, xe ô tô chuyên dùng .

- Bảo hiểm 2 chiều: Ngoài tiền bồi thường, công ty bảo hiểm còn hoàn trả cho chủ phương tiện những chi phí cần thiết và hợp lý theo thỏa thuận tại hợp đồng để thực hiện các công việc theo yêu cầu và chỉ dẫn của bảo hiểm khi có tổn thất (thuộc phạm vi bảo hiểm), bao gồm:

  • Chi phí ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm;
  • Chi phí cứu hộ và vận chuyển xe bị hư hỏng tới nơi sửa chữa, chi phí tối đa là 10% số tiền bảo hiểm.

2.2.5. Đối tượng áp dụng:

Đối với bảo hiểm 1 chiều bắt buộc, tất cả các chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể mua loại bảo hiểm này.

Bảo hiểm 2 chiều áp dụng cho xe ô tô, xe máy chuyên dùng bao gồm:

  • Xe ô tô;
  • Xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;
  • Xe máy thi công;
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
  • Các loại xe đặc chủng khác tham gia giao thông đường bộ.
 Phân biệt bảo hiểm xe ô tô 1 chiều và 2 chiều
Khi tham gia bảo hiểm, người mua sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một khoản tiền đối với các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản (Nguồn: Sưu tầm)

3. Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều nên mua loại nào

Theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ về vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đã ban hành, thay thế Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Nghị định 214/2013/NĐ-CP, các phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mua bảo hiểm 1 chiều, bao gồm:

  • Xe ô tô; 
  • Máy kéo; 
  • Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; 
  • Xe mô tô hai bánh; 
  • Xe mô tô ba bánh; 
  • Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) 
  • Các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của bộ Luật Giao thông đường bộ. 

Đối với bảo hiểm 2 chiều tự nguyện, chủ phương tiện có thể lựa chọn tham gia hoặc không, mức bồi thường bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà người dùng lựa chọn.

Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính, chủ xe có thể cân nhắc chọn mua những loại bảo hiểm phù hợp. Việc tham gia bảo hiểm sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp chủ xe giảm gánh nặng về tài chính nếu không may xảy ra tai nạn hoặc gặp rủi ro như mất xe hay mất một số bộ phận của xe.

>> Tìm hiểu thêm:

Bảo hiểm ô tô là hình thức quản lý rủi ro, trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc rủi ro đối với phương tiện, bảo hiểm sẽ giúp người lái tiết kiệm chi phí ở mức tối đa. Tùy vào khả năng tài chính mà người tham gia giao thông có thể chọn mua 1 hoặc cả 2 loại bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn công ty hay đại lý uy tín để mua bảo hiểm cũng đảm bảo chủ phương tiện nhận mức bồi thường xứng đáng khi không may xảy ra rủi ro.

Nên mua bảo hiểm cho xe ô tô 1 chiều hay 2 chiều?
Khi mua bảo hiểm cho xe ô tô, chủ phương tiện cần lưu ý lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín (Nguồn: Sưu tầm)

Bảo hiểm 1 chiều và 2 chiều đều mang lại những lợi ích không nhỏ cho người tham gia giao thông. Khách hàng có thể lựa chọn mua 1 trong 2 loại bảo hiểm tùy theo nhu cầu sử dụng hoặc điều kiện tài chính và lưu ý nên chọn những công ty, đại lý uy tín để được đảm bảo quyền lợi.

>>> Tìm hiểu thêm: Bồi thường bảo hiểm xe ô tô: Quy trình giám định và xử lý 

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:

>>> Tìm hiểu thêm: 

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

 

29/09/2022
Chia sẻ bài viết này