Bảo dưỡng xe máy gồm những gì? Bảo dưỡng xe máy bao nhiêu tiền

Bảo dưỡng xe máy gồm nhiều công việc với thời gian thực hiện khác nhau. Mỗi chủ xe nên nắm được các thông tin cơ bản về quy trình, thời gian, các bộ phận cần bảo dưỡng hay địa chỉ uy tín, được nhiều người tin tưởng, đánh giá cao để đảm bảo hiệu quả.

1. Bảo dưỡng xe máy gồm những gì?

Bảo dưỡng xe máy là công việc định kỳ, giúp phát hiện sớm các chi tiết trục trặc, hư hỏng và có hướng sửa chữa kịp thời, giúp xe vận hành mượt mà và tăng tuổi thọ cho phương tiện. Nhiều người nhầm tưởng rằng bảo dưỡng xe máy là trách nhiệm của nhà sản xuất. Thực tế, bảo dưỡng và bảo hành là hai vấn đề riêng biệt hoàn toàn khác nhau. Bảo hành là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất đối với các phụ tùng và lỗi lắp ráp trong thời gian cam kết, còn bảo dưỡng là công việc mà chủ xe cần chủ động thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm giúp xe vận hành ổn định.

Bảo dưỡng xe máy gồm nhiều bộ phận khác nhau
Bảo dưỡng xe máy gồm nhiều bộ phận khác nhau

Bảo dưỡng xe máy nên được thực hiện định kỳ với các bộ phận cần bảo dưỡng bao gồm:

  • Dầu nhớt: Xe sẽ bị giảm khả năng ma sát, động cơ nhanh chóng mài mòn nếu khô nhớt dẫn đến giảm hiệu suất vận hành. Nhà sản xuất khuyến cáo thay nhớt sau mỗi 2.000 - 3.000 km sử dụng.
  • Dầu phanh và má phanh: Má phanh bị mài mòn dẫn đến cong vênh đĩa phanh. Dầu phanh có thể bị cạn hoặc nhiễm tạp chất, giảm ma sát. Nhà sản xuất khuyến nghị thay dầu phanh và má phanh sau mỗi 15.000 - 20.000 km sử dụng.
  • Dầu láp: Dầu láp khô có thể gây tiếng ồn động cơ và giảm hiệu quả hệ thống truyền động. Dầu láp nên được thay mới sau 3 lần thay dầu máy.
  • Lọc gió: Lọc gió bẩn khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết, gây muội than và tiêu hao nhiên liệu. Chủ xe nên bảo dưỡng, vệ sinh lọc gió định kỳ sau mỗi 10.000 km vận hành.
  • Bugi: Bugi là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa của xe máy. Sau một khoảng thời gian sử dụng, bugi sẽ bị bám bụi bẩn hay hư hỏng khiến xe bị tắt máy đột ngột hoặc khó nổ máy. Nhà sản xuất khuyến nghị vệ sinh bugi sau mỗi 10.000 km để đảm bảo hệ thống đánh lửa hoạt động bình thường.
  • Dây curoa: Là bộ phận quan trọng trong hệ truyền động của xe máy. Dây curoa có thể bị mài mòn theo thời gian, cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 8.000 km để hạn chế sự cố do đứt dây.
  • Nước làm mát: Nước làm mát bị nhiễm bẩn hoặc hao hụt do rò rỉ có thể làm xe nóng máy và thậm chí vỡ lốc máy. Hệ thống nước làm mát cần được bổ sung thường xuyên, tốt nhất là sau mỗi 10.000 km để đảm bảo động cơ hoạt động ở nhiệt độ ổn định.
  • Săm lốp: Săm lốp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, làm giảm độ bám đường. Người dùng nên kiểm tra tình trạng săm lốp định kỳ 6 tháng một lần để thay thế kịp thời.

Vậy, bảo dưỡng xe máy mất bao lâu? Việc bảo dưỡng xe máy thường trong vòng 30 phút đến 3 giờ tùy thuộc khối lượng công việc có nhiều hay không.

2. Thực hiện bảo dưỡng xe máy hết bao nhiêu tiền?

Tùy theo nhu cầu, chủ xe có thể chọn bảo dưỡng đơn lẻ từng bộ phận hoặc bảo dưỡng trọn gói toàn bộ xe. Đối với bảo dưỡng từng bộ phận, chi phí dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Dưới đây là mức giá tham khảo cho việc bảo dưỡng các bộ phận xe máy:

  • Thay dầu nhớt máy: 90.000 - 150.000 VNĐ
  • Bộ chế hòa khí, lọc gió: 40.000 - 60.000 VNĐ
  • Bugi: 10.000 - 20.000 VNĐ
  • Cổ phốt xe máy: 50.000 - 70.000 VNĐ
  • Motor đề: 30.000 - 50.000 VNĐ
  • Dây phanh/bát phanh: 15.000 - 30.000 VNĐ
  • Giảm sóc trước/sau: 30.000 - 70.000 VNĐ
  • Dây ga: 50.000 VNĐ
  • Dây công tơ mét: 20.000 VNĐ

Tóm lại, bảo dưỡng xe máy bao nhiêu tiền? Nếu chọn bảo dưỡng toàn bộ xe, thông thường chi phí dao động từ 300.000 - 1.000.000 VNĐ tùy theo tình hình thực tế của xe.

Số tiền bảo dưỡng xe máy từ vài chục đến vài trăm nghìn
Số tiền bảo dưỡng xe máy từ vài chục đến vài trăm nghìn

3. Quá trình bảo dưỡng xe máy gồm những gì?

Quy trình bảo dưỡng xe máy tại các cơ sở sửa chữa và trung tâm dịch vụ thường bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra áp suất lốp: Bổ sung hơi nếu chưa đủ. Kiểm tra chân chống và gác chân để đảm bảo các bộ phận này đầy đủ và chắc chắn.
  • Kiểm tra động cơ và bugi: Kiểm tra xem động cơ và bugi có phát ra tiếng động lạ không. Nếu bugi có màu nâu sẫm chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường. Bugi có màu trắng sáng hoặc đen cho thấy động cơ hoạt động chưa tối ưu.
  • Kiểm tra dầu nhớt: Xem xét xem dầu nhớt có cần thay mới không.
  • Kiểm tra hệ thống điện: Bao gồm chế độ nạp điện cho ắc quy và hệ thống đánh lửa nhằm tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
  • Kiểm tra ắc quy: Kiểm tra dung lượng, điện áp và xem ắc quy có nguy cơ rò rỉ không. 
  • Kiểm tra xích truyền động và bộ ly hợp: Bổ sung chất bôi trơn để hạn chế mài mòn các bộ phận truyền động, đảm bảo khả năng vận hành mượt mà và giảm thiểu tiếng ồn động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Xem xét có cần thay mới hoặc bổ sung mỡ bôi trơn không.
  • Vệ sinh bình xăng: Loại bỏ tạp chất và bụi bẩn để đảm bảo hiệu suất đốt cháy và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Vệ sinh hệ thống lọc gió: Để tối ưu công suất khi xe vận hành, tránh làm nóng động cơ và hao xăng.
  • Kiểm tra sườn xe: Đảm bảo niềng trước sau không bị mục. Kiểm tra cổ lái và tay lái để giảm thiểu nguy cơ bạc đạn bị lỏng hoặc vỡ, đảm bảo an toàn khi điều khiển xe.
Quá trình bảo dưỡng xe máy gồm nhiều công đoạn
Quá trình bảo dưỡng xe máy gồm nhiều công đoạn

4. Nên bảo dưỡng xe máy ở đâu?

Hiện nay, chủ xe có thể lựa chọn các trung tâm dịch vụ của hãng hoặc các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp gần nhất bởi họ sẽ có cách bảo dưỡng xe máy tốt nhất. Tuy nhiên, trước tình trạng một số cơ sở kém uy tín đánh tráo phụ tùng và đẩy giá lên cao, khách hàng cần lưu ý tìm đến các địa chỉ bảo dưỡng chính hãng để đảm bảo chất lượng và tránh các rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, việc tham khảo bảng giá dịch vụ bảo trì xe máy và giá thay thế phụ tùng trước khi thực hiện là rất quan trọng. Điều này giúp chủ xe nắm rõ chi phí bảo dưỡng xe máy, tránh tình trạng bị ép giá và đảm bảo rằng quyền lợi cùng khả năng chi trả. Chủ xe cũng nên so sánh giá cả và dịch vụ của nhiều nơi để lựa chọn được địa chỉ uy tín và phù hợp nhất cho việc bảo dưỡng xe của mình.

Nên lựa chọn những đơn vị bảo dưỡng uy tín
Nên lựa chọn những đơn vị bảo dưỡng uy tín

5. Bảo dưỡng xe máy điện VinFast

So với xe máy truyền thống hoạt động bằng xăng, xe máy điện có nhiều ưu điểm vượt trội như giá thành phải chăng, dễ sử dụng, đặc biệt không phát thải khí gây ô nhiễm. Sử dụng năng lượng từ pin hoặc ắc quy, xe điện không cần thay dầu hay làm mát, làm cho việc bảo dưỡng trở nên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn so với xe xăng. Tuy nhiên, bảo dưỡng vẫn là một bước quan trọng và cần thiết đối với người sử dụng xe máy điện.

Tùy vào điều kiện sử dụng, đường sá và khí hậu, thời gian bảo dưỡng của từng loại xe sẽ khác nhau. Thông thường, nhà sản xuất khuyến nghị người dùng xe máy điện VinFast bảo dưỡng định kỳ với tần suất trung bình 1.000 km/lần tại các showroom và đại lý chính hãng trên toàn quốc. Quy trình bảo dưỡng xe điện VinFast bao gồm:

  • Kiểm tra phanh trước và sau.
  • Kiểm tra mức dầu phanh đảm bảo không tụt dưới mức chỉ thị.
  • Thay dầu phanh định kỳ.
  • Bôi trơn tay phanh trái - phải nếu cần.
  • Kiểm tra độ rơ của tay phanh hai bên.
  • Sửa chữa khi công tắc đèn pha không lên.
  • Xem xét các công tắc và hoạt động của đèn, còi, đồng hồ.
  • Thử nghiệm hoạt động của các bộ phận giảm xóc.
  • Kiểm tra lực siết tiêu chuẩn của bánh trước để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra áp suất lốp, rãnh ta-lông.
  • Kiểm tra mâm vành đúc xem có bị cong vênh không.
  • Kiểm tra vòng bi bánh xe xem có bị lỏng và quay có trơn tru không.
  • Kiểm tra các loại chân chống xe.
  • Kiểm tra cổ phốt đảm bảo không bị mòn hay lỏng.
  • Bảo dưỡng pin Lithium-ion hoặc ắc quy xe.
Nên bảo dưỡng xe máy điện VinFast định kỳ
Nên bảo dưỡng xe máy điện VinFast định kỳ

>>> Tìm hiểu thêm: 

6. Hướng dẫn phương pháp bảo dưỡng xe máy điện VinFast ngay tại nhà

6.1. Bảo dưỡng hệ thống ắc quy, pin Lithium

Pin sử dụng cho xe máy điện có thể là pin Lithium hoặc ắc quy và cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe vận hành bền bỉ. Để bảo dưỡng pin tại nhà hiệu quả, bạn nên:

  • Sạc pin khi dung lượng còn khoảng 20% để tránh cạn kiệt hoàn toàn.
  • Không nên sạc pin trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc gần nguồn nhiệt.
  • Kiểm tra định kỳ các kết nối sạc, và đảm bảo chúng sạch sẽ và không bị oxy hóa.
  • Thay thế hoặc sửa chữa pin ngay nếu phát hiện phồng rộp hoặc rò rỉ.

Tuân thủ các hướng dẫn này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin và duy trì hiệu suất của xe máy điện.

6.2. Bảo dưỡng lốp

Khi bảo dưỡng xe máy điện VinFast tại nhà, người dùng cần chú ý kiểm tra lốp xe xem có bị mài mòn không để thay thế kịp thời. Lốp xe bị mài mòn không chỉ làm giảm khả năng bám đường mà còn ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành xe. Do đó, việc kiểm tra định kỳ lốp xe là rất quan trọng.

Theo khuyến nghị của VinFast, người dùng nên thay lốp xe khoảng 6 tháng một lần để đảm bảo lốp luôn trong tình trạng tốt nhất, giúp xe vận hành an toàn và hiệu quả. Ngoài việc thay lốp định kỳ, bạn cũng nên kiểm tra áp suất lốp thường xuyên và duy trì ở mức khuyến nghị của nhà sản xuất để tối ưu hóa khả năng bám đường và tuổi thọ của lốp.

Có thể bảo dưỡng xe máy điện VinFast ngay tại nhà
Có thể bảo dưỡng xe máy điện VinFast ngay tại nhà

6.3. Bảo dưỡng phụ tùng

Các chi tiết phụ tùng của xe máy như tay ga, phanh, các ốc vít nhỏ cũng cần được kiểm tra định kỳ để hạn chế đến mức tối đa các trục trặc có thể phát sinh trong quá trình sử dụng.

Bảo dưỡng xe máy định kỳ giúp xe được mới, hoạt động hiệu quả, hạn chế các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Mỗi chủ xe nên nắm được các kiến thức cơ bản về quy trình, phương pháp, giá thành, các đơn vị uy tín để bảo vệ quyền lợi của mình, giúp việc bảo dưỡng xe máy được hiệu quả hơn.

>>> Tìm hiểu thêm:

Khách hàng có thể đặt lịch bảo dưỡng các dòng xe VinFast online rất đơn giản. Sau khi đặt lịch, đơn vị bảo dưỡng sẽ gửi thông báo xác nhận và liên hệ hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, VinFast cũng có các dòng xe máy điện, ô tô điện chất lượng cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, mang lại trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng. Hãy truy cập website https://vinfastauto.com/vn_vi hoặc gọi đến tổng đài 1900 23 23 89 để được các chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình.

*Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo

22/06/2023
Chia sẻ bài viết này