Xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế carbon thấp trên khắp toàn cầu
1. Nền kinh tế carbon thấp là gì? Lợi ích tuyệt vời mà nền kinh tế này mang lại
Nền kinh tế carbon thấp (hay kinh tế không carbon) là một nền kinh tế phát triển dựa trên các nguồn năng lượng không sản sinh ra khí carbon gây hiệu ứng nhà kính.
- Việc phát thải khí carbon do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu. Nếu không kịp thời tìm ra giải pháp khắc phục, nguồn khí thải độc hại sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế không carbon sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước có phát triển và đang phát triển. Hiện nay đã nhiều quốc gia trên thế giới tiên phong đề ra các chiến lược phát triển kinh tế phát thải thấp. Những giải pháp mang tính cấp thiết này không chỉ giải được bài toán phát triển kinh tế, mà còn giải quyết được các tác động của biến đổi khí hậu.
Nền kinh tế carbon thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trong tương lai như:
- Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường, chiến lược giảm khí thải trong sản xuất kinh doanh.
- Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
- Đảm bảo an ninh năng lượng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế.
2. Xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng carbon thấp
2.1. Cam kết phát triển nền kinh tế xanh
Khí carbon sau khi thải ra môi trường chỉ được thực vật và động vật hấp thụ một phần nhỏ, còn phần lớn vẫn tồn tại trong khí quyển và gây ra hiệu ứng nhà kính. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải giãn cách xã hội, điều này giúp cải thiện chất lượng không khí đáng kể, vì giảm lượng CO2 thải ra môi trường. Tuy nhiên, dịch bệnh lại khiến nền kinh tế ngưng trệ và suy giảm nghiêm trọng. Nhìn chung hướng đến phát triển nền kinh tế carbon thấp bền vững song hành với bảo vệ môi trường vẫn là kim chỉ nam trong tương lai mà các doanh nghiệp cần hướng đến.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức năm 2021 của Liên Hợp Quốc, hơn 100 quốc gia tham gia đã cam kết thực hiện phát triển kinh tế theo hướng bền vững, để đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong đó,
- Liên minh châu Âu và Mỹ đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm khoảng 50% lượng khí thải ra môi trường so với năm 2005.
- Trung Quốc đặt mục tiêu năm 2030 sản xuất 25% năng lượng từ các nguồn năng lượng sạch và nói không với điện than.
- Là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất hiện tượng biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố tại Hội nghị COP26 những cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với tình trạng ô nhiễm môi trường đang có xu hướng leo thang. Theo đó, Việt Nam đã cam kết đến năm 2030 giảm 30% lượng phát thải khí, đến năm 2050 sẽ giảm phát thải hoàn toàn.
2.2. Tiêu thụ ít carbon trong sản xuất và tiêu dùng
Phát triển nền kinh tế carbon thấp sẽ mang lại những lợi ích như cải thiện an ninh nguồn cung, giảm áp lực lên môi trường và tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Một trong những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp triển khai đó là “xanh hóa" từng khâu trong quy trình sản xuất, cải tiến và thay thế thiết bị trong quy trình sản xuất để gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để giảm phát thải.
- Đầu tư vào các nhà máy sản xuất khí tự nhiên và nhiên liệu sinh khối cũng là một trong những định hướng để cân bằng lượng carbon và giảm khí thải bằng cách trồng nhiều cây xanh và sử dụng công nghệ thu giữ và lưu giữ CO2. Khí tự nhiên là giải pháp khá hiệu quả, đây được xem là nguồn năng lượng sạch và an toàn. Việc sử dụng khí ga tự nhiên sẽ hạn chế phát thải carbon ra cho môi trường rất hiệu quả.
3. Phát triển nền kinh tế carbon thấp tại các thành phố Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có chất lượng không khí thấp, đặc biệt ở các thành phố lớn, lượng khí thải ra môi trường luôn ở mức cao. Để giảm lượng khí thải, nhiều thành phố đã lên kịch bản xây dựng nền kinh tế carbon thấp.
3.1. Kịch bản nền carbon thấp tại Hải Phòng
Hải Phòng mục tiêu đến năm 2030 có thể giảm 14% tổng phát thải khí nhà kính (giữ trong mức 8 - 25% nhắc tới trong INDC Việt Nam và khoảng 10 - 20% mục tiêu giảm thiểu quốc gia như đã công bố trong chiến lược tăng trưởng xanh). Hành động để đạt được mục tiêu đó là:
- Xây dựng nền công nghiệp xanh, đẩy mạnh sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Xây dựng đô thị xanh với các tòa nhà sử dụng ít năng lượng hoặc sử dụng nguồn năng lượng thay thế.
- Sử dụng hiệu quả năng lượng bằng cách sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Xây dựng hệ thống giao thông, phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng nhiên liệu thay thế.
- Sử dụng năng lượng xanh, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.
3.2. Kịch bản carbon thấp tại Đà Nẵng
Đà Nẵng dự kiến đến năn 2030 có thể giảm 19% tổng phát thải khí nhà kính (giữ trong mức 8-25% nhắc tới trong INDC Việt Nam và khoảng 10-20% mục tiêu giảm thiểu quốc gia như đã công bố trong chiến lược tăng trưởng xanh). Hành động để đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế carbon thấp đó là:
- Xây dựng nền công nghiệp xanh, ưu tiên ứng dụng các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu.
- Xây dựng đô thị xanh bằng việc sử dụng nguồn năng lượng thay thế có khả năng tái tạo.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng trong các hoạt động sản xuất.
- Xây dựng hệ thống giao thông xanh, lựa chọn phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.
- Sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi từ nhiên liệu thải khí CO2 sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.
Việc ứng dụng nền kinh tế carbon thấp có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại những lợi ích cho cả các nước đã và đang phát triển, là một trong những phương thức cho các doanh nghiệp đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời với đó là đi đôi với bảo vệ môi trường, đáp ứng xu thế phát triển hướng tới tương lai tiến bộ.
Phát triển giao thông xanh được xem là mục tiêu tất yếu của nền kinh tế carbon thấp. Phổ biến sử dụng xe “xanh" trở thành xu hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, VinFast đã cho ra mắt các dòng xe máy điện và xe ô tô điện như VF e34, VF 8 và VF 9 - Những dòng xe xanh hiện đại, đẳng cấp tiên phong đóng góp tích cực trong việc phát triển nền kinh tế carbon thấp.
Khách hàng đặt mua xe máy điện VinFast hoặc đặt mua ô tô điện VF e34, VF 8 hoặc VF 9 để có cơ hội trở thành những người dẫn đầu xu hướng trải nghiệm những dòng xe điện thế hệ mới, thân thiện với môi trường.
>>> Tìm hiểu thêm: