PHỔ BIẾN
Nguyên nhân xe máy bị rồ ga khi tăng tốc và cách khắc phục
Khi xe máy bị rồ ga, vòng tua máy tăng cao sẽ khiến người lái khó kiểm soát phương tiện và tốn nhiều nhiên liệu hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do bộ phận bướm ga bị bám bẩn, van không tải gặp sự cố hay kẹt gây ga,...
Xe máy bị rồ ga thường xảy ra ở các dòng xe sử dụng công nghệ phun xăng điện tử và một vài dòng xe máy điện. Để khắc phục tình trạng này, chủ phương tiện nên đưa xe đến các xưởng sửa chữa để được nhân viên kỹ thuật có chuyên môn hỗ trợ.

1. Xe máy bị rồ ga là gì?
Xe máy bị rồ ga là hiện tượng người lái nhả tay ga để giảm tốc độ, tuy nhiên xe không những không đi chậm lại mà bị rồ ga và phóng vượt lên. Ngoài ra, trong quá trình tăng tốc, xe còn có thể bị giật cục liên tục khiến người lái khó kiểm soát phương tiện. Thông thường, tình trạng này thường xảy ra với các dòng xe máy sử dụng hệ thống phun xăng điện tử (FI).
Bản chất của sự cố xe máy rồ ga là khi tốc độ vòng tua động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế độ động cơ chạy không tải, tức là vượt ngưỡng 1000 vòng/phút (tốc độ an toàn là 800 - 1000 vòng/ phút). Khi gặp hiện tượng này, xe sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu và khó điều khiển hơn, gây nguy hiểm khi di chuyển, đặc biệt là vào những khung giờ cao điểm, mật độ giao thông đông đúc. Do đó, người lái thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc, tránh xe bị vọt lên không kiểm soát. Thậm chí khi vòng tua lên quá cao, vượt ngưỡng 1500 vòng/phút, người lái có thể hoàn toàn mất kiểm soát, gây ra tai nạn nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân xe máy bị rồ ga khi tăng tốc và cách khắc phục
Xe máy bị rồ ga thường xảy ra khi tốc độ vòng tua máy ở mức quá cao, khiến người lái khó kiểm soát phương tiện, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tình trạng này thường do những nguyên nhân như:
2.1. Do bướm ga xe máy bị bẩn
Bướm ga là bộ phận có vai trò điều chỉnh lượng không khí thực tế đi vào buồng đốt. Sau một thời gian vận hành, bướm ga dính nhiều bụi bẩn, có thể bị xuống cấp hoặc hư hỏng, do đó chủ xe cần vệ sinh và kiểm tra thường xuyên.
Nếu bướm ga bị mòn, khe hở lớn và không thể đóng chặt lại khiến không khí qua đường gió nhiều, tăng lượng xăng cung cấp đến buồng đốt dẫn đến vòng tua máy cũng tăng cao, là một trong những nguyên nhân khiến xe bị rồ ga.
Để xử lý vấn đề này, chủ phương tiện chỉ cần vệ sinh hoặc thay thế bướm ga mới (nếu cần) để kiểm soát được lượng không khí vào buồng đốt, ổn định tốc độ xe khi tăng ga.
2.2. Xe máy bị rồ ga khi tăng tốc do van không tải gặp sự cố
Van không tải được sử dụng trên động cơ phun nhiên liệu đa điểm và thân bướm ga, thực hiện kiểm soát lượng không khí đi vào động cơ theo chu kỳ. Cơ chế này thường được sử dụng trên các loại xe phun nhiên liệu không có bộ phận điều khiển van tiết lưu. Khi van không tải bị bẩn, kẹt hoặc hư hỏng sẽ khiến chế độ không tải bị lỗi, dẫn đến xe đứng máy hoặc giật, rồ ga khi di chuyển.
Đối với xe điện, bộ điều khiển sẽ lấy thông tin từ tất cả các cảm biến. Nếu cảm biến hư hỏng, không thể tự điều chỉnh góc bướm ga phù hợp sẽ khiến xe bị rồ ga hoặc giật cục khi di chuyển.
Van không tải có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng không khí đi vào buồng đốt. Nếu bộ phận này gặp trục trặc, việc vận hành động cơ sẽ bị mất ổn định, gây ra các hư hỏng không đáng có, trong đó có hiện tượng xe bị rồ ga. Do đó, khi có sự cố xảy ra với van không tải, chủ xe nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời.

2.3. Do kẹt dây ga
Sau một thời gian vận hành, dây ga xe máy có thể bị bám bụi nhiều, khiến dây nặng dẫn đến tình trạng kẹt dây ga. Ngoài ra, nếu dây ga đã quá cũ, bị giãn nghiêm trọng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rồ ga. Với sự cố này, chủ phương tiện chỉ cần tuốt lại dây bọc hoặc thay thế dây ga mới tùy vào mức độ nghiêm trọng của xe.
Hiện nay, nhiều hãng xe trang bị hệ thống dây ga kép để khắc phục vấn đề này, đảm bảo an toàn cho người lái và các phương tiện tham gia giao thông xung quanh.
2.4. Do cảm biến bướm ga gặp trục trặc
Cảm biến bướm ga nằm trên cổ họng gió, có vai trò biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga. Nếu cảm biến vị trí bướm ga hoạt động sai lệch, không đúng thông số kỹ thuật ban đầu khiến tín hiệu từ chế độ không tải truyền đến ECU không chính xác sẽ gây hiện tượng rồ ga.
Với những dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải được đặt riêng biệt, nếu xảy ra hiện tượng rồ ga cũng sẽ dễ điều chỉnh hơn.
Với dòng xe dùng chân ga điện tử, cảm biến vị trí bướm ga và van không tải được tích hợp vào nhau, phải cài đặt lại thông số ban đầu để khắc phục tình trạng xe bị rồ ga. Chủ phương tiện nên đưa xe đến các gara, trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ điều chỉnh thông số hoặc thay mới cảm biến bướm ga.
2.5. Do bộ IC hoặc bình ắc quy xe điện bị hỏng
Bộ IC hoặc bình ắc quy bị hỏng khiến xe rồ ga là tình trạng xảy ra chủ yếu trên xe điện. Bộ phận này bị lỗi khiến hệ thống điện bị chập và không cung cấp đủ năng lượng khiến xe bị rồ ga. Đây là bộ phận có kết cấu phức tạp nên để khắc phục, chủ phương tiện cần đến các gara sửa chữa để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ.
2.6. Do những sự cố ngoài ý muốn
Trong nhiều trường hợp người lái không tắt máy khi dừng xe, có thể vô ý chạm vào tay ga khiến xe rồ ga tăng tốc bất ngờ. Một số tình huống người lớn để trẻ em đứng hoặc ngồi phía trước xe, vô tình vặn ga gây ra chấn thương, tai nạn. Do đó, người dùng cần lưu ý tắt máy khi dừng đỗ và chú ý không để trẻ em chạm vào tay ga, gây ra những sự cố đáng tiếc.

3. Lưu ý sử dụng tránh làm xe máy bị rồ ga
Khi tham gia giao thông, việc xe máy bị rồ ga sẽ khiến người lái khó kiểm soát, dễ dẫn đến tai nạn. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, người dùng cần lưu ý:
- Kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo các bộ phận hoạt động trơn tru, tránh hư hỏng nặng.
- Khi thay thế linh phụ kiện, nên đưa xe đến các xưởng sửa chữa uy tín để được lắp ráp những sản phẩm chất lượng.
- Khi di chuyển, người lái cần tăng giảm ga một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, đặc biệt là khi bắt đầu khởi động hoặc tăng tốc, tránh xe bị vọt ga, khó kiểm soát
- Sử dụng phanh đúng cách, hạn chế phanh gấp để tránh tình trạng rò ga khi dừng lại hoặc giảm tốc độ.
Xe máy bị rồ ga là hiện tượng thường gặp, nhất là các dòng xe máy sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Khi đó, chủ phương tiện nên đưa xe đến các xưởng sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục, tránh để hư hỏng nặng, gây mất an toàn khi tham gia giao thông.
Bên cạnh xe máy truyền thống, thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu xe máy điện với những sản phẩm chất lượng. Trong đó, xe máy điện VinFast được trang bị hệ động cơ tiên tiến, công suất lớn cho khả năng vận hành mạnh mẽ và ít độ trễ. Đặc biệt, xe điện mang lại cảm giác di chuyển êm ái, nhẹ nhàng ngay từ khi lên ga, không bị tình trạng rồ ga, giật cục.
Đặc biệt, xe máy điện VinFast được trang bị nút “P” (Parking), là chế độ khóa động cơ khi xe đỗ để đảm bảo an toàn cho người lái và cả phương tiện khi đỗ xe, tránh các sự cố không mong muốn. Ký hiệu P sẽ hiển thị trên màn hình HMI mỗi khi khởi động xe. Để có thể vận hành xe, người lái cần tắt nút P đang bật sáng.

Bên cạnh nút “P” góp phần giúp người lái tránh hiện tượng xe máy bị rồ ga, xe máy điện VinFast còn được trang bị nhiều tiện ích và công nghệ thông minh, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng. Quý khách hàng có thể đặt mua xe điện VinFast ngay hôm nay để có cơ hội hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn và với các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chu đáo.
Khách hàng cần thêm thông tin về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm:

Xe máy điện VinFast Chuyên viên truyền thông