8 nguyên nhân xe ga không đề được và cách khắc phục
Thiết kế thời trang, di chuyển đầm chắc cùng những tính năng hiện đại là yếu tố giúp xe ga được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đôi khi người dùng đối diện với những trục trặc làm gián đoạn hành trình. Một trong số ấy phải kể đến tình huống xe ga không đề được. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp người dùng có cách khắc phục hiệu quả cho trục trặc này.
1. Nguyên nhân xe ga không đề được và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân khiến cho xe ga không đề được như thời tiết lạnh, xe bị ngập nước,... Sau đây là 8 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này và cách xử lý, giúp người dùng đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định và an toàn trên đường.
1.1. Xe ga không đề được do thời tiết lạnh
Trong những ngày trời lạnh, khả năng bay hơi của xăng giảm đi, làm cho hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong động cơ không đủ độ đậm đặc để hoạt động một cách hiệu quả. Khi đó, xe ga của người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc khởi động.
Có một số cách người dùng có thể thực hiện để khắc phục tình trạng này. Trước hết, người dùng không nên thao tác vặn tay ga trước khi khởi động xe, bởi điều này sẽ làm tăng lượng gió vào chế hòa khí và làm giảm độ đậm đặc trong hỗn hợp nhiên liệu. Thay vào đó, người dùng nên bật khóa điện rồi vặn tay ga một vài lần, giúp xe ga khởi động dễ dàng hơn trong thời tiết lạnh.
1.2. Do hết bình ắc quy
Xe xăng và xe máy điện đều có bình ắc quy. Tuy nhiên, ắc quy trong xe xăng chủ yếu này cung cấp năng lượng để khởi động động cơ và cung cấp điện cho các hệ thống trong xe như đèn, còi,....Còn ắc quy trong xe điện chứa năng lượng điện để cung cấp cho động cơ và là nguồn chính để di chuyển xe.
Để nhận biết tình trạng hết bình ắc quy khiến xe ga không đề được, người dùng có thể để ý đến một số dấu hiệu như tiếng đề xe yếu, âm thanh động cơ giảm dần sau mỗi lần đề nổ,... Trong trường hợp này, người dùng đừng nên thử đề xe liên tục, vì điều này có thể gây hao mòn nhanh chóng cho ắc quy.
Trong trường hợp là bình ắc quy xe máy điện muốn khắc phục tình trạng này, chủ phương tiện có thể vặn chìa khóa để tắt động cơ. Sau đó, để bình ắc quy nghỉ trong khoảng thời gian từ 3-5 phút. Quá trình nghỉ này giúp bình ắc quy có thể phục hồi lại điện. Nếu chủ phương tiện vẫn không thể khởi động xe sau khi thực hiện các bước trên, người dùng có thể xem xét việc thay thế bình ắc quy cho chiếc xe của mình.
1.3. Xe bị ngập nước
Di chuyển trong khu vực ngập úng dễ khiến nước len lỏi vào trong các bộ phận quan trọng của động cơ, gây hỏng hóc nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này, người dùng nên đưa xe đến đại lý hoặc cửa hàng sửa chữa càng sớm càng tốt. Những người có kinh nghiệm sẽ kiểm tra và xử lý hậu quả của việc bị ngập nước một cách chuyên nghiệp, giúp đảm bảo rằng chiếc xe của người dùng sẽ được sửa chữa và hoạt động trở lại.
1.4. Do nút đề hỏng
Nút đề là một bộ phận trên các xe ga, giúp người dùng khởi động xe một cách dễ dàng. Khi chủ phương tiện bấm liên tục vào nút đề mà không thấy dấu hiệu gì, đây có thể là tín hiệu cho thấy nút đề của xe đã gặp vấn đề.
Khác với xe xăng, trên các xe máy điện được trang bị thêm nút P. Nút này có tác dụng ngăn chuyển động của bánh sau khi người dùng đã dừng lại, đảm bảo an toàn khi đi trên phố động, trên địa hình dốc hoặc khi người dùng cần đỗ xe ổn định.
Khi khởi động xe máy điện, người dùng cần nhấn nút P và chờ cho ký hiệu P trên đồng hồ xe tắt thì xe mới chạy được. Trong trường hợp nút P đã tắt mà xe máy điện của người dùng vẫn không chạy, thì khi đó xe của người dùng có đã xảy ra vấn đề.
Để khắc phục tình trạng này, người dùng nên nhanh chóng đưa xe đến những trung tâm sửa chữa xe máy, xe máy điện uy tín. Các kỹ thuật viên sẽ giúp người dùng kiểm tra và tháo nút đề ra, sau đó tiến hành đấu lại dây hoặc thay nút mới cho xe.
1.5. Do hỏng bugi đánh lửa
Xe ga không đề được có thể do bugi đánh lửa bị hỏng. Dấu hiệu cho thấy tình trạng này là khi người dùng nhấn nút đề, xe tay ga rung lên nhưng không nổ máy.
Để khắc phục tình trạng này, chủ phương tiện có thể tiến hành kiểm tra cơ bản. Trước hết, người dùng hãy kiểm tra bộ phận làm mát của xe để xem có xảy ra vấn đề gì không. Sau đó, lấy bugi ra lau sạch và lắp lại vào vị trí cũ.
Nếu sau các bước trên mà xe vẫn không đề được, thì có thể bugi đã bị hỏng và cần phải được thay thế. Trong trường hợp này, người dùng có thể đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín để thay bugi mới, đảm bảo rằng xe sẽ hoạt động một cách bình thường.
1.6. Hệ thống điện bị hỏng
Khi người dùng để xe máy tại những nơi có độ ẩm cao, xe có thể dễ bị côn trùng cắn, gây hỏng hóc cho hệ thống điện của xe ga, dẫn đến việc xe không đề nổ được. Các dấu hiệu cho thấy tình trạng này là đèn báo không sáng và còi xe không kêu.
Trên các xe máy điện, hệ thống điện có thể gặp vấn đề khác, ví dụ như việc IC của xe điện bị hỏng, điều này làm cho xe không thể hoạt động.
Để khắc phục tình trạng này, người dùng nên mang xe đến cơ sở sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Họ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra sự cố trong hệ thống điện của xe, sau đó tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện cần thiết.
1.7. Do mô bin hỏng
Khi chủ phương tiện bấm nút đề trên xe máy và nghe thấy tiếng động cơ kêu "xịch xịch", điều này có thể là do mô bin đã bị hỏng.
Mô bin là bộ phận khuếch đại dòng điện cao áp để đốt hòa khí trong động cơ. Vì vậy, khi mô bin hỏng thì không thể có dòng điện cao áp để đốt hòa khí, điều này dẫn đến tình trạng xe không đề được. Và cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay thế mô bin mới tại một địa chỉ uy tín.
1.8. Một số trục trặc động cơ khác
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trục trặc động cơ xe, khiến người dùng xe ga không đề được. Một số trong những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn khiến xăng bị lẫn tạp chất hoặc nước lã. Điều này làm tắc kim phun và gây giật khiến xe không nổ.
- Sử dụng dầu máy không đạt tiêu chuẩn hoặc quên thay dầu cũng có thể gây bó máy khiến xe dừng lại.
- Xéc-măng hỏng hoặc xupap bị kênh có thể gây ra tình trạng không vận hành được của xe.
- Quên bổ sung hoặc thay nước làm mát cũng có thể làm cho máy bị nóng và gây bó máy.
- Các vấn đề khác có thể xuất phát từ hệ thống phun xăng điện tử, như tắc kim phun hoặc lỗi bảng mạch.
2. Cách phòng tránh xe ga không đề được
Để tránh tình trạng xe ga không đề được, người dùng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh và bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu suất của xe máy. Sau đây là một số biện pháp tránh xe ga không đề được.
- Bảo dưỡng định kỳ
Người dùng nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/ lần cho xe máy, bao gồm bảo dưỡng và thay thế các bộ phận quan trọng như lọc gió, củ đề, bugi, xupap, kim phun, đường dẫn xăng, và dầu máy,....
Nếu chủ phương tiện thường xuyên di chuyển qua những đường đèo, dốc thì nên bảo dưỡng 4 tháng/lần. Thường xuyên bảo dưỡng giúp duy trì hiệu suất tốt của động cơ, sớm phát hiện những lỗi hư hỏng xe và giảm nguy cơ gặp sự cố.
- Sử dụng đều đặn
Nếu không sử dụng xe thường xuyên, chủ phương tiện nên để xe vận hành ít nhất 1 lần một tuần để tránh tình trạng chết ắc quy. Vì xe không sử dụng trong thời gian dài có thể làm ắc quy mất điện và gây khó khăn khi khởi động.
- Bảo quản xăng đúng cách
Chủ xe không nên để bình xăng rơi vào trạng thái cạn kiệt, vì điều này có thể làm cho bộ lọc nhiên liệu bị bám đọng tạp chất. Vì vậy, người dùng hãy luôn chú ý và bơm đủ xăng trong bình để tránh sự cố đột ngột khi đang di chuyển.
- Bảo quản pin xe máy điện theo khuyến cáo của Nhà sản xuất
Thực tế, xe điện dù không sử dụng nhưng dung lượng pin vẫn giảm dần theo cơ chế hao mòn tự nhiên. Trong khi đó, người dùng không nên để pin cạn kiệt. Vì vậy, người dùng nên sạc 50% pin nếu không sử dụng xe trên 14 ngày và tiến hành rút ắc quy ra khỏi xe.
Trong trường hợp chủ phương tiện tháo ắc quy/pin xe thì cần bảo quản ở nơi cao ráo, khô thoáng. Đặc biệt, không được dốc ngược pin hoặc để vật nặng đè lên pin hay để pin gần hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
Ngoài ra, khi sử dụng xe máy điện, chủ phương tiện nên lưu ý không để năng lượng điện dưới quá 20%, theo đó, điều này giúp người dùng gia tăng tuổi thọ của pin.
- Sử dụng chân chống
Đừng quên gạt chân chống trước khi thử đề ga khởi động. Điều này đảm bảo rằng xe ở trong tư thế ổn định và an toàn khi đề xe.
3. Các hạng mục cần bảo dưỡng thường xuyên để xe ga đề tốt
Bảo dưỡng định kỳ là yếu tố quan trọng giúp người dùng đảm bảo chiếc xe sẽ hoạt động ổn định và khởi động tốt. Dưới đây là một số hạng mục cần bảo dưỡng thường xuyên để xe ga đề tốt:
- Thay dầu máy: Theo tiêu chuẩn được khuyến nghị bởi các hãng xe tay ga, dầu máy nên thay khoảng 1.000 - 1.500 km/lần. Lưu ý, dầu láp nên được thay sau 3 - 5 lần thay dầu máy để đảm bảo điều kiện hoạt động của xe, tương đương với khoảng 6.000 - 8.000 km/lần.
- Thay dầu phanh và má phanh: Dầu phanh và má phanh nên được thay từ 15.000 - 20.000 km/lần để đảm bảo hiệu suất phanh tốt.
- Kiểm tra và thay lọc gió: Lọc gió quá bẩn có thể làm cho hỗn hợp nhiên liệu "đói" khí, khiến xe chạy yếu và không đốt hết nhiên liệu. Do đó, lọc gió cần được kiểm tra và thay thế khoảng 10.000 km/lần.
- Thay nước làm mát: Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, nước làm mát nên được thay khoảng 10.000 km/lần, đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động hiệu quả.
- Thay dây cu-roa: Dây cu-roa sẽ bị mòn dần theo thời gian, gây ra các vấn đề như máy gào, xe ì, nóng máy. Vì vậy, người dùng nên thay dây cu-roa khoảng 10.000 km/lần.
- Thay bugi: Bugi là bộ phận quan trọng đánh lửa và giúp đốt cháy nhiên liệu. Đầu cực của bugi sẽ bị hao mòn theo thời gian, gây ra hiện tượng đánh lửa không đều và tốn nhiên liệu. Thay bugi khi xe đã chạy khoảng 10.000 - 12.000 km/lần là một biện pháp hay giúp xe luôn hoạt động mạnh mẽ.
Đối với những người dùng sử dụng xe máy điện, chủ phương tiện nên lưu ý và bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận như:
- Kiểm tra pin: Pin là nguồn năng lượng chính của xe điện. Vì vậy, người dùng nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sạc, thay pin khi cần thiết. Thời gian thay pin thường tùy thuộc vào loại pin và điều kiện sử dụng.
- Kiểm tra hệ thống điện và điều khiển: Để đảm bảo hệ thống điện và điều khiển của xe điện hoạt động bình thường, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận như bộ điều khiển, đèn,...
- Kiểm tra hệ thống phanh: Hệ thống phanh hiệu quả sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng. Vì vậy, người dùng nên kiểm tra và bảo dưỡng đĩa phanh, dầu phanh,... thường xuyên.
- Kiểm tra lốp và hệ thống treo: Người dùng nên kiểm tra hệ thống treo để đảm bảo xe luôn ổn định trên đường, đảm bảo lốp đủ áp suất và không bị rách hoặc có vết nứt.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng trên sẽ giúp xe của người dùng hoạt động tốt hơn, kéo dài tuổi thọ, và duy trì giá trị xe.
Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý xe ga không đề được giúp người dùng nhanh chóng sửa chữa xe. Trong trường hợp không biết nguyên nhân và cách xử lý, người dùng có thể đem xe đến cơ sở sửa chữa uy tín gần nhất.
Xe máy điện VinFast có động cơ điện hiện đại, tiên tiến giúp người dùng lên ga và di chuyển một cách nhẹ nhàng, êm ái. VinFast có hệ thống xưởng dịch vụ trên toàn quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng một cách nhanh chóng nếu xe gặp vấn đề. Nhờ đó giúp người dùng có trải nghiệm di chuyển mượt mà và không cần lo lắng khi gặp sự cố.
Đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện đón đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hình ảnh xe máy điện VinFast mới nhất hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểm thêm:
- Từ 25/06 – 31/08/2024 Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024
Nguyên nhân và cách xử lý xe điện VinFast không khởi động được