Va chạm giao thông không có lỗi có phải bồi thường không?
Thông thường sau khi xảy ra va chạm, nếu đôi bên không thể tự thỏa thuận sẽ cần có sự can thiệp của Luật pháp. Theo đó, sau sự cố, lực lượng chức năng kiểm tra, đánh giá mức độ thương tổn và thu thập thông tin giữa các bên. Những bằng chứng cuối cùng xác định va chạm giao thông không có lỗi có phải bồi thường hay không.
1. Va chạm giao thông không có lỗi có phải bồi thường không?
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về bồi thường thiệt hại. Theo đó, cá nhân có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác dẫn tới thiệt hại sẽ phải thực hiện bồi thường.
Tuy nhiên, cá nhân sẽ không phải bồi thường nếu có lý do bất khả kháng hoặc lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc Luật có quy định khác. Bên cạnh đó, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, trong trường hợp va chạm do nhiều người cùng gây ra, mức bồi thường thiệt hại được căn cứ tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, những người cùng gây ra va chạm phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Đồng thời, trách nhiệm bồi thường của từng cá nhân gây thiệt hại được xác định tương ứng với lỗi vi phạm. Nếu không xác định được mức độ lỗi, các cá nhân phải chịu mức bồi thường thiệt hại bằng nhau.
Để có thể xác định trách nhiệm bồi thường, cơ quan có thẩm quyền cần xác định đầy đủ 4 yếu tố, cụ thể:
- Có thiệt hại thực tế.
- Có hành vi trái pháp luật của các cá nhân bị va chạm dẫn tới thiệt hại.
- Có lỗi của người có hành vi, trừ trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc lỗi do các nguyên nhân khách quan dẫn tới nguy hiểm như xe máy, ô tô bị mất phanh hoặc hỏng hóc gây tai nạn.... Lúc này, chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải thực hiện bồi thường.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra do va chạm.
Trong trường hợp người bị hại có căn cứ chứng minh cá nhân tuân thủ đúng Luật giao thông bao gồm đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm, đi chậm,... sẽ được xác định là không phải tác nhân gây ra va chạm và không phải bồi thường.
2. Va chạm giao thông không thiệt hại có phải bồi thường không?
Căn cứ vào điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định được lỗi xảy ra va chạm có nguyên nhân từ bên nào để áp dụng mức bồi thường va chạm giao thông tương ứng. Do đó, nếu cá nhân không vi phạm Luật giao thông và gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp bên còn lại muốn được hưởng bồi thường cần phải chứng minh được mức độ thiệt hại thực tế do va chạm giao thông.
3. Những lưu ý tham gia giao thông an toàn
Để hạn chế xảy ra va chạm và tranh chấp về bồi thường va chạm giao thông, người điều khiển phương tiện cần có thói quen lái văn minh đồng thời tuân thủ đúng Luật giao thông. Đặc biệt, người lái cần lưu ý:
- Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông
Người đã sử dụng chất kích thích như rượu, bia không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Bởi lúc này người lái không đủ tỉnh táo để xác định chướng ngại vật hoặc những tình huống giao thông nguy hiểm, dễ dẫn tới va chạm có thể gây ra thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, nếu bị CSGT kiểm tra có nồng độ cồn trong máu/hơi thở, lái xe có thể bị phạt hành chính và tước bằng lái xe có thời hạn.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Quy định mới nhất về mức xử phạt với lỗi uống rượu khi lái xe máy
- Mức phạt nồng độ cồn ô tô 2022 theo quy định mới
- Phóng nhanh, vượt ẩu đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ
Ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ là những đoạn đường đông phương tiện và dễ xảy ra va chạm do khuất tầm nhìn. Do đó, khi di chuyển qua những đoạn đường này, lái xe cần giảm tốc độ, bấm còi ở âm lượng phù hợp đồng thời không rẽ đột ngột để kịp thời tránh phương tiện đi ngược chiều.
- Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa 2 xe
Người lái cần không nên lách vào những khe hở hẹp giữa hai xe đi trước, đặc biệt là xe ô tô để tránh xảy ra va chạm. Thay vào đó, người lái có thể bấm còi xin đường để di chuyển an toàn hơn.
- Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách
Khi tham gia giao thông, lái xe cần linh động sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu để quan sát phương tiện phía sau và chuyển làn an toàn. Đặc biệt, người lái sử dụng đèn pha đúng cách để không gây chói mắt, ảnh hưởng tới các phương tiện đi ngược chiều. Theo đó, người lái chỉ nên bật đèn pha ở những đoạn đường vắng, ít người và phương tiện và tắt pha khi di chuyển trong đô thị, khu dân cư.
>>>Tìm hiểu: Quy định về sử dụng đèn xe ô tô mới nhất 2022
- Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước
Người lái nên tuân thủ quy định về giữ khoảng cách lái an toàn và không nên đi quá sát phương tiện đi trước để kịp thời phản ứng khi có sự cố bất ngờ.
- Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn
Những điểm mù của xe ô tô cỡ lớn nằm ở phía trước, hai bên đầu và sau xe do người lái ngồi trên cabin cao, bị khuất tầm nhìn và không thể quan sát các phương tiện đi gần. Vì vậy, để bảo đảm an toàn, người lái không nên di chuyển ngay phía trước đầu hay tạt đầu, đi ngay sau và sát hông xe ô tô cỡ lớn để không có va chạm xảy ra.
- Nhường đường cho xe ưu tiên
Nhường đường cho xe ưu tiên được quy định trong Luật, mọi người lái cần phải tuân thủ. Khi có tiếng còi của xe ưu tiên, lái xe cần điều khiển phương tiện đi sang phía bên cạnh để những xe này có thể thực hiện nhiệm vụ kịp thời. Theo đó, thứ tự nhường 5 loại xe ưu tiên quy định Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 cụ thể:
- Xe chữa cháy đang đi làm nhiệm vụ
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật
- Đoàn xe tang
- Sang đường đúng cách
Khi cần sang đường, người lái cần bật xi nhan để báo hiệu cho các phương tiện đi sau, đi ngược chiều biết và tránh nhằm hạn chế va chạm giao thông. Ngoài ra, người đi bộ cần sang đường tại những nơi có đường kẻ vạch dành riêng hoặc hầm đi bộ, đồng thời chú ý quan sát hai bên, không sử dụng điện thoại,...
- Tuân thủ Luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng
Người tham gia giao thông tuân thủ đúng Luật có thể làm giảm 80% vụ va chạm. Bên cạnh đó, khi người lái thực hiện theo hướng dẫn của lực lượng chức năng còn giúp giảm tình trạng tắc đường, lái xe an toàn qua các điểm giao thông nguy hiểm.
Va chạm giao thông là sự cố không mong muốn của các chủ xe khi di chuyển trên đường. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra, các cá nhân cần xác định được nguyên nhân gây sự cố và các yếu tố liên quan để xác định người va chạm giao thông không có lỗi có phải bồi thường không. Ngoài ra, người lái cần tuân thủ đúng Luật giao thông và điều khiển phương tiện an toàn để tránh những va chạm đáng tiếc.
Người dùng cũng có thể lựa chọn những mẫu ô tô được trang bị tính năng an toàn và cảnh báo va chạm để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình lưu thông. 3 mẫu xe ô tô điện VinFast VF e34, VF 8 và VF 9 được đánh giá cao khi sở hữu nhiều tính năng an toàn vượt trội, có thể đưa ra cảnh báo va chạm phía trước, giao thông phía sau, cảnh báo chệch làn, điểm mù, hệ thống tự động chuyển làn và giữ làn khẩn cấp, hỗ trợ di chuyển khi ùn tắc,... Đặc biệt, hệ thống hỗ trợ lái nâng cao ADAS trên VF 8 và VF 9 giúp người dùng có thể tự tin lái xe trên mọi hành trình.
Đặt mua ô tô điện VF e34 hoặc VinFast VF 8 và VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
>>>Tìm hiểu thêm: