Cập nhật mức phạt nồng độ cồn xe ô tô 2024, hình phạt bổ sung

Luật về nồng độ cồn khi lái xe ô tô tại Việt Nam ngày càng được siết chặt nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Người điều khiển xe cần tuyệt đối tuân thủ quy định của Pháp luật để tránh các mức phạt nồng độ cồn xe ô tô, đồng thời không gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.  

Đặt cọc VF 8 & 9

1. Tác hại của bia, rượu khi tham gia giao thông

Bia, rượu là những thức uống phổ biến trong các cuộc vui, hội hè. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng bia, rượu mà vẫn tham gia giao thông thì sẽ mang lại mối nguy hiểm lớn cho bản thân người lái xe và những người khác. Một số tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông phải kể đến như:

  •  Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Chất cồn trong bia, rượu tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương, làm giảm khả năng tập trung, khiến người lái xe phản xạ chậm và dễ mất kiểm soát hành vi. Trong trường hợp say xỉn, người lái xe có thể bị ảo giác, hoang mang, đưa ra những quyết định sai lầm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây rối loạn thị giác: Bia, rượu làm giảm khả năng điều tiết của mắt, dẫn đến mờ mắt, nhìn không rõ, đặc biệt là vào ban đêm, khiến người lái xe khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách, tốc độ của các phương tiện khác.
  • Ảnh hưởng đến khả năng điều khiển phương tiện: Rượu bia làm giảm khả năng phối hợp các động tác, khiến người lái xe khó khăn trong việc điều khiển tay lái, phanh, ga,... dễ dẫn đến đi sai làn đường, vượt ẩu, lấn sang phần đường ngược chiều,...
  • Tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông: Theo thống kê, người lái xe sau khi sử dụng bia, rượu có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Tai nạn do bia, rượu thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân và người khác.
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô có thể lên đến 40.000.000 đồng
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô có thể lên đến 40.000.000 đồng

Ngoài ra, người lái xe sử dụng rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật, không những bị phạt lỗi nồng độ cồn ô tô mà còn bị tạm giữ phương tiện, ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của bản thân và xáo trộn trong công việc.

2. Cách xác định nồng độ cồn trong máu

Hiện nay, có hai phương pháp chính để xác định nồng độ cồn trong máu (BAC), gồm:

Sử dụng máy đo nồng độ cồn:

Phương pháp đo nồng độ cồn trong khí thở thường được sử dụng tại các chốt kiểm soát giao thông. Đây là phương pháp được đánh giá cao về độ chính xác và nhanh chóng, với sự hỗ trợ của các thiết bị đo đặc biệt. CSGT sẽ tiến hành đo nồng độ cồn trong khí thở và dựa trên kết quả này để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm lỗi nồng độ cồn ô tô.

Cách sử dụng máy đo nồng độ cồn rất đơn giản: Người sử dụng chỉ cần thổi vào đầu cảm biến của máy, sau đó máy sẽ hiển thị kết quả BAC trên màn hình.

Công thức tính nồng độ cồn trong khí thở được áp dụng như sau: B = C : 210, trong đó B là nồng độ cồn trong khí thở và C là nồng độ cồn trong máu. 

Tuy nhiên, độ chính xác của máy đo nồng độ cồn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như nhiệt độ môi trường, độ ẩm, tình trạng vệ sinh của máy,...

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất được quy định trong luật hiện hành
Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất được quy định trong luật hiện hành

Đo nồng độ cồn trong máu:

Đo nồng độ cồn trong máu là phương pháp được coi là chính xác nhất. Thông thường, phương pháp này được áp dụng khi có nghi ngờ về việc lái xe dưới tác động của rượu bia (ví dụ như để phục vụ điều tra tai nạn giao thông hoặc giám định pháp y), hay khi cần xác định nồng độ cồn trong máu cho những người bị ngộ độc rượu hoặc có nguy cơ bị ngộ độc do tiếp xúc với cồn.

Xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người nghi ngờ sử dụng bia, rượu và sau đó phân tích lượng cồn trong máu bằng các phương pháp hóa học.

Xét nghiệm máu cho kết quả chính xác hơn so với sử dụng máy đo nồng độ cồn, nhưng lại tốn thời gian và chi phí hơn.

Công thức tính nồng độ cồn trong máu được áp dụng như sau: C = 1,056A:(10WR), trong đó A là số lượng cồn đã tiêu thụ, W là cân nặng, và R là hệ số hấp thụ cồn theo giới tính.

3. Mức phạt nồng độ cồn ô tô và các xe tương tự ô tô

Căn cứ theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức phạt nồng độ cồn xe ô tô và các xe tương tự ô tô vi phạm nồng độ cồn như sau:

  • Trường hợp nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
  • Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg/lít khí thở đến 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng.
  • Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm lỗi nồng độ cồn ô tô còn bị:

  • Tước giấy phép lái xe từ 3 đến 12 tháng.
  • Buộc phải đi học lại luật giao thông đường bộ và sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe.

Do mức độ vi phạm khác nhau nên người lái xe sẽ bị xử phạt nồng độ cồn oto theo quy định tương ứng. Tuy nhiên, luật giao thông và các mức phạt nồng độ cồn xe ô tô có thể khác nhau ở mỗi quốc gia. Khi lái xe ở nước ngoài, người lái cần phải hiểu rõ các quy định của quốc gia đó để tuân thủ và tránh vi phạm. 

>> Xem thêm: Quy định về mức xử phạt với lỗi uống rượu khi lái xe máy

Người lái xe sẽ bị xử phạt nồng độ cồn ô tô theo các mức khác nhau tùy trường hợp cụ thể

4. Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Theo quy định hiện hành, tất cả các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn đều sẽ bị áp dụng mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất và tạm giữ phương tiện.

Vi phạm lỗi nồng độ cồn ô tô có thể bị tước giấy phép lái xe từ 3 đến 12 tháng
Vi phạm lỗi nồng độ cồn ô tô có thể bị tước giấy phép lái xe từ 3 đến 12 tháng

Cụ thể, theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

Mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe máy điện, xe đạp điện:

  • Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 7 ngày.
  • Vượt quá 50 mg/100 ml máu đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg/lít khí thở đến 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 15 ngày.
  • Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 30 ngày.

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô:

  • Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 7 ngày.
  • Vượt quá 50 mg/100 ml máu đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg/lít khí thở đến 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 15 ngày.
  • Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở: Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 30 ngày.
Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 7 ngày với người có nồng độ cồn chưa vượt quá 100 ml máu
Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện trong thời hạn 7 ngày với người có nồng độ cồn chưa vượt quá 100 ml máu

5. Một số thông tin an toàn khi điều khiển xe ô tô 

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác khi lái xe ô tô, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tập trung hoàn toàn khi lái xe.
  • Không sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện.
  • Tuyệt đối không lái xe sau khi sử dụng chất kích thích hoặc uống rượu bia.
  • Không lái xe khi cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu tỉnh táo.
  • Luôn thắt dây an toàn khi lái xe.
  • Sử dụng dây an toàn cho tất cả hành khách trên xe.
  • Lắp đặt camera hành trình để ghi lại hình ảnh trong quá trình lái xe.
  • Đừng quá phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ lái xe điện tử, luôn chủ động quan sát và phán đoán tình huống, đặc biệt khi đỗ, dừng, mở cửa xe hoặc phanh gấp.
  • Duy trì khoảng cách lưu thông an toàn với các phương tiện khác. Đi đúng làn đường, nhường đường cho người đi bộ và tuân thủ tín hiệu đèn giao thông,...
  • Luôn chú ý quan sát gương chiếu hậu, kính chiếu hậu, điểm mù trước khi chuyển làn, rẽ, hay dừng xe.
  • Tránh lái xe trong điều kiện thời tiết xấu như bão, tuyết, hoặc mưa lớn.
  • Giữ tốc độ lái xe ổn định.
  • Đảm bảo đèn xe hoạt động tốt khi lái vào ban đêm.
  • Không để thú cưng trong cabin hoặc gần ghế lái vì chúng có thể gây mất tập trung.
  • Tránh ăn khi đang lái xe.
  • Bảo dưỡng xe đúng cách và đúng thời hạn.
  • Khi có thông báo về lịch bảo dưỡng định kỳ, cần đưa xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chữa.

Việc lái xe khi sử dụng bia, rượu là vô cùng nguy hiểm với bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Do đó, việc áp dụng mức phạt nồng độ cồn xe ô tô là điều cần thiết để răn đe, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Hãy luôn nhớ rằng, đã sử dụng rượu bia thì không lái xe để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Tuyệt đối không lái xe sau khi sử dụng chất kích thích hoặc uống rượu bia
Tuyệt đối không lái xe sau khi sử dụng chất kích thích hoặc uống rượu bia

Hãy nhanh tay đặt cọc mẫu xe VF 5 Plus để trở thành những người sở hữu mẫu xe điện “quốc dân” tại Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng quan tâm đến các sản phẩm xe điện của VinFast có thể đặt cọc ô tô điện qua website để có cơ hội nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

05/01/2023
Chia sẻ bài viết này