Top những loại đèn để độ đèn ô tô bám đường tốt nhất
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu hoặc đường sương mù dày đặc, người lái sẽ có nhu cầu tăng sáng để cải thiện tầm nhìn, hạn chế va chạm. Một trong những cách tăng sáng hiệu quả hiện nay được nhiều chủ xe lựa chọn là độ đèn ô tô bám đường. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đèn được sử dụng để độ với những ưu nhược điểm khác nhau. Dựa vào khả năng tài chính, sở thích, người dùng có thể lựa chọn loại đèn phù hợp cho xe của mình.
1. Độ đèn ô tô bám đường là gì?
Với cường độ sáng mạnh, góc sáng rộng và chùm sáng tốt, độ đèn ô tô bám đường là giải pháp khắc phục những nhược điểm của đèn xe nguyên bản. Đèn bám đường có những ưu điểm như:
- Tăng độ sáng gấp 4,5 lần xe nguyên bản: Giúp chủ xe dễ dàng quan sát trong mọi hoàn cảnh, kể cả ban đêm hoặc sương mù dày đặc.
- Hỗ trợ lái xe an toàn: Ánh sáng của đèn độ có dải cắt gọn, tầm nhìn tập trung nên hạn chế làm chói mắt người đi đường.
- Tăng tính thẩm mỹ: Độ thêm đèn viền nội thất, đèn cánh cửa xe hay đèn gầm giúp ô tô trở nên sang trọng, thu hút và ấn tượng hơn.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Đèn chiếu sáng ô tô bị lỗi: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân
- Quy định về sử dụng đèn xe ô tô mới nhất 2022
2. Các loại đèn cơ bản sử dụng để độ đèn ô tô bám đường hiện nay
Đèn Halogen, đèn HID, đèn Led và đèn Laser, đây là 4 loại đèn được sử dụng phổ biến để độ cho ô tô hiện nay. Mỗi loại có những ưu thế và hạn chế riêng. Hiểu rõ đặc tính của từng loại, chủ xe sẽ có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
2.1. Loại đèn Halogen
Đèn Halogen sử dụng dây tóc và hoạt động dựa trên nguyên lý phát ra ánh sáng khi nhiệt độ tăng cao. Cấu tạo đèn Halogen bao gồm: Dây tóc Vonfram đặt trong bầu thuỷ tinh nhỏ và khí Halogen.
Ưu điểm đèn Halogen:
- Khả năng chiếu sáng tốt, ánh sáng phát ra không gây chói cho xe đối diện.
- Tuổi thọ cao, lên đến 1.000 giờ.
- Giá thành thấp.
Nhược điểm đèn Halogen:
- Tốn nhiên liệu vì phần lớn năng lượng bị chuyển hóa thành nhiệt năng thay vì quang năng.
- Lượng nhiệt tỏa ra lớn vì dây tóc phải cần nhiệt độ 2.500 độ C để phát sáng.
>> Tìm hiểu thêm:
- Kinh nghiệm độ đèn gầm ô tô đạt hiệu quả tốt nhất
- Lắp đèn trợ sáng có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
2.2. Loại đèn Xenon
Đèn Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Intensity Discharge) có cường độ sáng cao thích hợp để sử dụng cho cả đèn pha, cốt và đèn gầm. Cấu tạo của đèn Xenon bao gồm: vỏ, điện cực vonfram và một hỗn hợp khí được tạo ra nhờ có dòng điện cao thế chạy qua hai đầu điện cực.
Ưu điểm đèn Xenon:
- Ánh sáng mạnh, cường độ cao, vùng chiếu sáng rộng.
- Tuổi thọ cao.
- Tiêu thụ ít điện năng.
- Giá thành ở mức vừa phải, dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Nhược điểm đèn Xenon:
- Khả năng thắp sáng chậm.
- Ánh sáng mạnh nên cần có Projector để giảm chói cho xe đối diện.
- Chi phí lắp đặt và sửa chữa cao.
2.3. Loại đèn LED
Đèn LED (viết tắt từ Light Emitting Diode) là loại đèn được phát triển dựa trên công nghệ chất bán dẫn. Với nhiều ưu điểm về hiệu suất và thẩm mỹ, các nhà sản xuất ô tô đang có xu hướng sử dụng đèn LED thay thế cho đèn Halogen. Cấu tạo đèn LED gồm nhiều chip bán dẫn chứa các diode có kích thước nhỏ bên trong.
Ưu điểm đèn LED:
- Tiết kiệm điện năng.
- Nhiệt lượng thấp.
- Ánh sáng định hướng.
- Tuổi thọ cao.
- Dễ dàng thiết kế, mẫu mã phong phú, bắt mắt, sang trọng.
- Ứng dụng nhiều vị trí đèn trong và ngoài xe.
- Khả năng thắp sáng cực nhanh.
Nhược điểm đèn LED:
- Vùng chiếu sáng lớn hơn Halogen nhưng nhỏ hơn Xenon.
- Với đèn pha, ánh sáng mạnh nên cần có Projector để giảm chói cho xe đối diện.
- Nhạy cảm với nhiệt độ cao nên cần đầu tư bộ tản nhiệt.
- Giá đèn khá cao.
>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt đèn pha Halogen và đèn pha LED
2.4. Loại đèn laser
Laser là loại đèn ô tô hiện đại nhất hiện nay với khả năng chiếu sáng xa hiệu quả, lên tới 600 – 1000m. Đèn hoạt động theo nguyên lý khuếch đại ánh sáng bằng cách phát xạ kích thích. Cấu tạo đèn laser gồm: buồng cộng hưởng có hoạt chất laser, hệ thống dẫn quang và nguồn nuôi.
Ưu điểm đèn laser:
- Cường độ sáng mạnh gấp 1000 lần đèn Led, chiếu sáng rất xa.
- Tiết kiệm điện năng.
- Độ bền và tuổi thọ cao.
Nhược điểm đèn laser:
- Giá thành lắp đặt cao.
- Toả nhiệt lượng rất lớn.
- Không thể đảm nhận cùng lúc vai trò chiếu gần và chiếu xa (chỉnh qua lại giữa pha/cos).
3. Lưu ý khi độ đèn ô tô bám đường
Sở hữu nhiều ưu điểm, đáp ứng được những lợi ích thiết thực, nhu cầu độ đèn ô tô bám đường ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả, hạn chế gây rủi ro, chủ sở hữu cần lưu ý những điều sau khi độ đèn:
- Tuân theo thiết kế của xe để tránh tình trạng lỗi hệ thống điện làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên ô tô.
- Lựa chọn loại bóng đèn có cường độ sáng phù hợp có thể gom cắt ánh sáng tốt, giúp tăng hiệu quả chiếu sáng và không gây chói mắt người đi lại trên đường.
- Lựa chọn đơn vị độ đèn ô tô uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để lắp đặt.
Đèn ô tô là thiết bị chiếu sáng quan trọng, không chỉ đảm bảo an toàn khi vận hành, góp phần không nhỏ đến việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Xu hướng độ đèn ô tô bám đường hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên để tránh bị phạt hành chính và từ chối đăng kiểm, chủ xe cần cân nhắc việc có nên lắp đèn ô tô bám đường hay không. Nếu thực hiện, cần lưu ý lựa chọn loại đèn, thao tác lắp đặt để đảm bảo an toàn vận hành và tuổi thọ của xe.
Các dòng xe ô tô VinFast được trang bị hệ thống đèn xe cao cấp, đảm bảo tính năng chiếu sáng tối ưu và thiết kế sang trọng nhằm đem tới cho khách hàng trải nghiệm lái xe an toàn. Khách hàng có thể đăng ký lái thử và đặt cọc xe VF e34, VF 8 và VF 9 ngay hôm nay để trải nghiệm đẳng cấp xe VinFast với tiêu chuẩn Châu Âu và nhận ưu đãi hấp dẫn.
Liên hệ với chúng tôi nếu cần cung cấp thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: