Đèn xenon là gì? Ưu điểm và nhược điểm của đèn xenon ô tô

Đèn xenon là gì? Đèn xenon là loại đèn có cường độ chiếu sáng cao, cần ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định, tuổi thọ trung bình lên đến 2.000 giờ. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, loại đèn này vẫn tồn tại một vài hạn chế như: chi phí dành cho việc lắp đặt và sửa chữa cao, có thể gây mất an toàn cho người điều khiển phương tiện đối diện do có cường độ chiếu sáng lớn gây chói mắt,...

1. Đèn xenon là gì?

Đèn xenon (còn gọi là một loại đèn HID - High Intensity Discharge) là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao, được thiết kế với bầu thủy tinh cao cấp có chứa xenon. Khi quan sát bằng mắt thường, ánh sáng mà đèn xenon phát ra có màu hơi xanh.

2. Các loại đèn xenon phổ biến hiện nay

Đèn xenon có mẫu mã đa dạng, mỗi loại đèn có tính ứng dụng và đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau, cụ thể:

- Đèn flash xenon: Đèn flash xenon (đèn nháy xenon) có áp suất nạp từ 1 đến vài chục atm, thường được ứng dụng để làm đèn flash chụp ảnh hoặc đèn nhấp nháy. Ngoài ra, một số đèn flash xenon có công suất cao còn được sử dụng để bơm laser trạng thái rắn chạy tự do và chuyển mạch Q, đặc biệt là trong các trường hợp có năng lượng xung cao nhưng tốc độ lặp lại thấp.

- Đèn hồ quang xenon: Với công suất điện đầu vào cao và hoạt động liên tục, đèn hồ quang xenon thường được ứng dụng trong các trường hợp: 

  • Đèn có hồ quang dài (từ 100mm trở lên) được sử dụng để bơm sóng laser liên tục ở trạng thái rắn.
  • Đèn có hồ quang ngắn được sử dụng cho đèn rọi trực tiếp hoặc các màn chiếu. Ví dụ như: máy chiếu trong rạp phim,...

- Đèn xenon và các kim loại khác: Trong sản xuất thiết bị chiếu sáng trên ô tô, thuật ngữ đèn xenon được dùng để chỉ loại đèn pha halogen kim loại có chứa xenon. Loại đèn này tạo ra ánh sáng rực rỡ với hiệu suất phát sáng cao và có nhiệt độ màu phù hợp hơn so với đèn xenon đơn thuần.

3. Nguyên lý hoạt động của đèn xenon 

Đèn xenon có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: điện cực (các đầu tiếp xúc làm bằng kim loại vonfram) và bóng thuỷ tinh thạch tím chứa khí xenon. Vì thế, nguyên lý hoạt động của loại đèn này khá đơn giản và gần giống với đèn tuýp.

Khi có nguồn điện đi vào, hiện tượng phóng điện sẽ được sinh ra giữa 2 điện cực do hiệu điện thế vượt ngưỡng nhất định. Các tia lửa điện vừa được sản sinh sẽ kích thích những phân tử khí xenon giải phóng năng lượng. Từ đó, ánh sáng được phát ra theo quy luật bức xạ điện tử.

Hiện nay, việc lắp đặt đèn xenon trên ô tô ngày càng phổ biến, đặc biệt các dòng xe sang trọng, hiện đại. Theo đó, hệ thống đèn xenon thực hiện hai chức năng cùng lúc đó là: chiếu xa và chiếu gần nhờ có chế sử dụng bóng cơ học trong gương phản xạ ô tô để thay đổi hướng chiếu sáng.  

Nguyên lý hoạt động của đèn xenon là gì?
Đèn xenon có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: điện cực và bóng thuỷ tinh thạch tím chứa khí xenon (Nguồn: Sưu tầm)

4. Ưu nhược điểm của đèn xenon ô tô

Đèn xenon được sử dụng phổ biến trên ô tô giúp xe di chuyển trên các địa hình rộng yêu cầu có cường độ ánh sáng lớn. Bên cạnh đó, loại đèn này còn sở hữu những ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng ô tô.

4.1. Ưu điểm của đèn xenon

- Khả năng chiếu sáng tốt: Cường độ ánh sáng của đèn xenon cao gấp 3 lần so với các loại đèn khác giúp người dùng dễ dàng quan sát đường đi, đặc biệt là vào ban đêm.

- Độ bền và tuổi thọ cao: Bóng đèn xenon có thể có hoạt động lên đến 2000 giờ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

- Tiết kiệm nhiên liệu: Đèn xenon cần rất ít điện năng để duy trì hoạt động (khoảng 35W). Do đó, việc lắp bóng đèn này sẽ góp phần tiết kiệm tối đa nhiên liệu cho xe.

4.2. Nhược điểm của đèn xenon

Bên cạnh ưu điểm, loại đèn này tồn tại một vài hạn chế như:

- Thời gian chiếu sáng chậm hơn so với các loại đèn khác.

- Chi phí sửa chữa và lắp đặt đèn cao: Ánh sáng đèn xenon thường tỏa ra rất mạnh, vì thế người dùng cần lắp thêm bi cầu (projector) giúp tăng khả năng tập trung nguồn sáng. Hơn nữa, người dùng còn phải lắp thêm bộ phận tăng áp để giúp đèn khởi động tốt hơn.

- Có thể gây mất an toàn cho người đi đối diện: Cường độ ánh sáng đèn xenon tạo ra quá lớn, do đó có thể gây lóa mắt người điều khiển phương tiện đi ngược chiều.

- Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ: Một số đèn xenon có chứa chất thuỷ ngân độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Nhược điểm của đèn xenon là gì?
Người dùng cần lắp thêm đèn bi cầu giúp tăng khả năng tập trung ánh sáng (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy, đèn xenon là loại đèn chiếu sáng được ứng dụng phổ biến trên các dòng ô tô cao cấp. Tuy nhiên, khi sử dụng loại đèn này, người dùng nên trang bị thêm hai chức năng là tự tắt đèn khi đến gần phương tiện đối diện và rửa đèn tự động bằng tia nước áp lực cao giúp duy trì cường độ sáng tối ưu.

Do còn tồn tại một số hạn chế nhất định nên đèn xenon không được ứng dụng phổ biến trên xe ô tô hiện đại. Thay vào đó, đèn LED và đèn halogen là 2 giải pháp tối ưu được nhiều nhà sản xuất xe hơi lựa chọn. 

Với mục tiêu mang đến những sản phẩm chất lượng và nâng cao trải nghiệm của người dùng, VinFast đã trang bị hệ thống chiếu sáng trên ô tô hiện đại, độc đáo. Cụ thể, các dòng xe VinFast President, VinFast VF e34, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0 sử dụng đèn LED ở hệ thống chiếu sáng ban ngày, đèn chiếu xa - gần và đèn hậu với chất lượng vượt trội. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng phía trước xe ô tô VinFast còn có tính năng tự động bật/ tắt khi gặp điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi di chuyển vào ban đêm nhằm đảm bảo tầm nhìn và sự an toàn cho người điều khiển phương tiện.

Hơn thế nữa, VinFast còn thiết kế dải đèn LED làm đường viền trang trí, được bố trí từ gốc logo chữ V toả lên phần đầu xe, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, thời thượng và năng động, khẳng định phong cách của chủ sở hữu. 

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô VinFast
Đèn trên xe VinFast President không chỉ đảm bảo tính năng chiếu sáng tối ưu mà còn làm nổi bật diện mạo tổng thể

Người dùng có thể đăng ký lái thử miễn phí hoặc đặt cọc xe mua xe ô tô VinFast ngay hôm nay để trải nghiệm và nhận những ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ tư vấn về sản phẩm VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected].

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

28/12/2021
Chia sẻ bài viết này