Tìm hiểu chi tiết về chóa đèn ô tô
Đèn ô tô giúp người lái dễ dàng quan sát, xử lý các tình huống trên đường đi, đặc biệt là khi trời tối hoặc xuất hiện sương mù, mưa lớn. Tuy nhiên, đèn xe dễ bị mờ và cho phạm vi ánh sáng thấp khiến người lái khó quan sát. Vì thế, chủ xe thường trang bị thêm chóa đèn ô tô để giúp người điều khiển có tầm nhìn tốt khi vận hành, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Chóa đèn ô tô là gì?
Chóa đèn ô tô là bộ phận hỗ trợ tăng cường độ sáng và khả năng phản quang cho đèn xe, đảm bảo ánh sáng được phân phối đồng đều, khả năng chiếu sáng xa và rộng hơn.
Chóa đèn được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và thường được sơn thêm lớp phủ crom hoặc tráng bạc giúp đèn xe trở lên sáng, bóng và cho ánh sáng chân thực hơn. Việc sử dụng chóa đèn ô tô không chỉ giúp tăng cường hiệu suất chiếu sáng mà còn tiết kiệm điện năng cho hệ thống đèn xe.
Công dụng chóa đèn ô tô
Công dụng của chóa đèn ô tô là giúp tăng khả năng chiếu sáng của một thiết bị đèn lên gấp 3 – 4 lần so với bình thường, từ đó cung cấp cho người lái một tầm nhìn tốt hơn, đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ cho đèn xe. Bên cạnh đó, ưu điểm chóa đèn ô tô là còn có thể giúp đảm bảo độ sáng của bóng đèn, tăng phạm vi chiếu sáng và giảm đáng kể công suất tiêu thụ điện. Chóa đèn ô tô thường được làm bằng các chất liệu như: nhựa, nhôm,... chịu được nhiệt độ cao của bóng đèn, không độc hại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chóa đèn ô tô được phân thành 2 loại cơ bản là chóa hẹp và chóa rộng. Chóa hẹp hay còn biết đến với tên gọi là chóa sâu, có góc mở 90 độ, được dùng khi muốn tập trung chiếu sáng một khu vực hoặc định vị một điểm nhất định. Ngược lại với chóa hẹp, chóa rộng hay chóa nông có góc mở lên đến 120 độ. Phù hợp với mục đích khuếch tán ánh sáng đèn xe. Đây là loại chóa đèn ô tô thường được trang bị để hạn chế tối đa tình trạng tai nạn giao thông vào ban đêm.
Dấu hiệu thường gặp và cách khắc phục chóa đèn ô tô gặp vấn đề
Có nhiều nguyên nhân làm giảm tác dụng của chóa đèn ô tô. Tuy không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, nhưng chóa đèn gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái, gây nguy cơ mất an toàn khi sử dụng.
Vấn đề thường gặp ở chóa đèn ô tô
Chóa đèn có thể bị mờ, xước hay ố vàng khiến đèn xe không sáng rõ, hạn chế tầm nhìn.
Theo đó, do tác động ngoại cảnh như mưa, nắng, hơi ẩm,… có thể dẫn đến trường hợp đèn ô tô bị hấp hơi nước khiến chóa đèn bị oxy hóa. Hay việc sử dụng đèn pha ô tô quá lâu khiến lớp sơn chóa đèn bị bong tróc, lâu dần bị ngấm nước và mờ chóa đèn. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng không đúng cách, ít vệ sinh hay chỉ làm sạch với nước và chất tẩy thông thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến chóa đèn ô tô bị ố vàng, ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Ngoài ra, thói quen di chuyển trong vùng lầy, đá bụi hoặc va chạm với vật có độ nhám cao sẽ khiến chóa đèn bị trầy xước, thậm chí bị nứt.
Cách khắc phục chóa đèn ô tô
Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách phục chế chóa đèn phù hợp, đảm bảo an toàn khi lưu thông và kéo dài tuổi thọ của đèn xe.
Phục hồi chóa đèn ô tô bị ố vàng bằng kem đánh răng hoặc xi chuyên dụng là cách làm khá phổ biến, đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Lưu ý, trường hợp chóa đèn bị ố vàng do mất lớp bảo vệ bên ngoài mới có thể áp dụng cách này để khắc phục. Nếu chóa đèn bị ố vàng lâu ngày do nhiệt từ bóng đèn, người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn, tránh mất thời gian.
Trường hợp chóa đèn bị hấp hơi nước dẫn đến oxy hóa, người dùng tháo nắp chụp cao su ở phía sau theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, bật đèn trong 15 phút để đẩy hơi ẩm ra ngoài hoặc dùng vải mềm lau sạch. Tiếp theo, cần kiểm tra mối ghép giữa các chi tiết, tìm vị trí hở và hàn chúng lại để không khí, hơi ẩm không lọt vào được.
Đối với các vết trầy xước nhỏ, sử dụng kem đánh răng hoặc xi chuyên dụng để đánh bóng. Trước tiên cần vệ sinh đèn pha, sử dụng giấy nhám mỏng mịn để đánh nhẹ làm mất các vết xước. Sau đó, bôi lớp xi chuyên dụng, đánh bóng để tạo lớp bảo vệ đèn. Đối với vết trầy xước lớn khó có thể khắc phục, người dùng nên thay mới để đảm bảo khả năng chiếu sáng của đèn xe. Tuy nhiên, việc thay mới chóa đèn đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết về linh kiện ô tô. Vì thế, người dùng nên đưa xe đến các các cơ sở sữa chữa ô tô uy tín để được hỗ trợ. Giải pháp này sẽ có tác dụng triệt để đồng thời cải thiện tuổi thọ của bóng đèn ô tô.
Ngoài ra, người dùng cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ chóa đèn ô tô. Đặc biệt, không nên tự ý độ đèn hoặc thay chóa đèn nếu không có kinh nghiệm để hạn chế hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của đèn ô tô.
>>> Tìm hiểu thêm:
Nếu đang sở hữu các dòng xe ô tô của VinFast, khách hàng có thể mang đến trung tâm bảo dưỡng gần nhất để được kiểm tra và bảo dưỡng choá đèn ô tô. Ngoài ra, đối với khách hàng quan tâm đến các dòng xe ô tô điện của VinFast như VF e34, VF 8 và VF 9 có thể đặt cọc xe ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm những tính năng vượt trội và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ VinFast!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của VinFast hoặc hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 1900 232389
- Email: [email protected]