Tìm hiểu về thời hạn tước giấy phép lái xe khi vi phạm
Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với những hành vi vi phạm về an toàn giao thông. Vì vậy, để tránh phạm lỗi và bị tước quyền sử dụng quấy phép điều khiển xe, người lái cần nắm rõ các quy định về thời hạn tước giấy lái xe.
1. Thời hạn tước giấy phép lái xe
Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng khi tổ chức, cá nhân có những vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ, người điều khiển xe máy, ô tô sẽ có thời hạn tước giấy phép lái xe khác nhau.
1.1.Thời hạn tước giấy phép lái xe máy
Đối với phương tiện xe máy, khi lưu thông trên đường, người điều khiển có thể bị tước giấy phép lái xe nếu vi phạm các lỗi sau:
Thời hạn tước bằng lái xe máy | Lỗi vi phạm đối với chủ điều khiển xe |
Từ 1-3 tháng | Chuyển làn xe khi chưa có tín hiệu báo trước (không bật đèn xi nhan) |
Chở trên 50 - 100% số người quy định được phép chở của phương tiện |
|
Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; Gắn biển số không rõ chữ, số; Gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; Sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. |
|
Sử dụng điện thoại di động, tai nghe, headphone (ngoại trừ thiết bị trợ thính dành cho người khuyết tật và người lớn tuổi) |
|
Cố tình vượt đèn đỏ và đèn vàng với tốc độ nhanh (Lưu ý: tín hiệu đèn vàng nhấp nháy vẫn được đi và đi với tốc độ chậm khi qua đường) |
|
Điều khiển phương tiện đi ngược chiều vào đường một chiều có biển “Cấm xe đi ngược chiều” |
|
Đi vào đường có biển báo cấm dành cho phương tiện đang lưu thông |
|
Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) |
|
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 - 20km/h |
|
Sử dụng phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; sử dụng phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông |
|
Từ 2 - 4 tháng | Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy |
Buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe; Dùng chân điều khiển xe; Ngồi về một bên điều khiển xe; Nằm trên yên điều khiển xe; Thay người điều khiển khi xe đang chạy; Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe |
|
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh |
|
Người điều khiển xe máy đi không đúng phần đường hoặc làn đường đã quy định (đi sai làn đường cho phép) |
|
Người điều khiển phương tiện đi ngược chiều vào đường một chiều có biển “Cấm đi ngược chiều” |
|
Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định lớn hơn 20km/h |
|
Từ 3- 5 tháng | Chở trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện |
Từ 10-12 tháng | Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn <= 50 miligam/100 mililit máu. Hoặc <= 0,25 miligam/1 lít khí thở) |
Từ 16-18 tháng | Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn từ 51 - 80 miligam/100 mililit máu. Hoặc từ 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở) Nồng độ cồn trong máu càng cao thì chủ xe càng có nguy cơ đối diện với thời hạn tước giấy lái xe trên 1 năm. |
Từ 22-24 tháng | Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn > 80 miligam/100 mililit máu. Hoặc từ > 0,4 miligam/1 lít khí thở) |
1.2.Thời hạn tước giấy phép lái xe ô tô
Đối với phương tiện ô tô, chủ điều khiển xe cần nắm rõ những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông để tránh bị tước bằng lái, cụ thể:
Thời hạn tước bằng lái xe ô tô | Lỗi vi phạm đối với chủ điều khiển xe |
Từ 1 -3 tháng | Chuyển làn xe khi chưa có tín hiệu báo trước (không bật đèn xi nhan), |
Cố tình dùng tay sử dụng (bấm) điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô lưu thông trên đường |
|
Cố ý vượt đèn đỏ và đèn vàng với tốc độ nhanh (Lưu ý sau: tín hiệu đèn vàng nhấp nháy vẫn được đi và đi với tốc độ chậm khi qua đường) |
|
Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định |
|
Đi vào đường có biển báo cấm dành cho phương tiện đang lưu thông |
|
Từ 2 - 4 tháng | Gây TNGT khi đang sử dụng (bấm) điện thoại di động khi đang điều khiển ô t ô lưu thông trên đường. |
Cố tình cho ô tô vượt đèn đỏ và đèn vàng với tốc độ nhanh và gây TNGT trên đường phố, làm ách tắt các tuyến đường xung quanh. |
|
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100 - 150% |
|
Đi không đúng phần đường hoặc làn đường đã quy định (đi sai làn đường cho phép) |
|
Đi ngược chiều vào đường một chiều có biển “Cấm đi ngược chiều”. Lỗi này sẽ có mức phạt cao nếu chủ xe nếu gây TNGT . |
|
Chạy quá tốc độ quy định từ 20 - 35km/h. Khung phạt cao nhất khi chủ xe điều khiển ô tô vượt quá 35km/h. |
|
Hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100 - 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng. |
|
Từ 5 - 7 tháng | Đi ngược chiều trên đường cao tốc, cố tình lùi xe trên đường cao tốc gây mất an toàn và cản trở các phương tiện khác khi di chuyển vào làn đường cao tốc |
Từ 10-12 tháng | Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn <= 50 miligam/100 mililit máu. Hoặc <= 0,25 miligam/1 lít khí thở) |
Từ 16-18 tháng | Có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi đang điều khiển xe lưu thông trên đường (nếu đo nồng độ cồn từ 51 - 80 miligam/100 mililit máu. Hoặc từ 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở). Nồng độ cồn trong máu càng cao thì người điều khiển phương tiện sẽ phải đối diện với thời hạn tước giấy lái xe ô tô trên 1 năm. |
Từ 22-24 tháng | Có nồng độ cồn trong máu trên 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt mức cho phép 0,4 miligam/1 lít khí thở) |
2. Cách tính thời hạn tước giấy phép lái xe
Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định về thời điểm bắt đầu cách tính thời hạn tước giấy phép lái xe như sau:
- Thời gian ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng tối đa không quá 02 tháng - theo Khoản 7 Điều 80 quy định sửa đổi.
- Trong trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức tái vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị xử phạt nộp tiền đối với từng hành vi đã gây ra. Nếu hành vi vi phạm bao gồm cả quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì theo Khoản 2 Điều 81 quy định sửa đổi, người điều khiển sẽ bị tịch thu 1 lần với thời hạn tước giấy phép lái xe dài nhất.
3. Người vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe có được điều khiển xe không?
Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Điều 81 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định trong thời gian người vi phạm ATGT bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu cá nhân, tổ chức vẫn điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy phép lái xe.
Cũng theo đó, khi bị tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời gian này, người vi phạm không được phép điều khiển loại xe đã ghi trong giấy phép.
Ngoài ra, theo quy định Luật Giao Thông, từng loại giấy phép lái xe đều có quy định riêng về đối tượng được điều kiện để được cấp. Vì vậy khi bị tước bằng lái xe máy, người điều khiển phương tiện vẫn được phép sử dụng ô tô nếu có giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn.
Như vậy, việc tuân thủ thời hạn tước giấy phép lái xe là quy định bắt buộc. Nếu như cố tình vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi điều khiển xe khi không có bằng lái xe theo Khoản 5, Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Khách hàng có thể đặt cọc các mẫu xe ô tô điện hoặc xe máy điện VinFast để có cơ hội trải nghiệm những dòng xe cao cấp với tính năng thông minh, công nghệ vượt trội và hưởng ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để được hỗ trợ, tư vấn về các sản phẩm của VinFast, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: