Có bằng FC lái được những xe gì? Thi bằng FC cần những gì?
Giấy phép lái xe hạng FC cho phép người điều khiển xe có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc. Đây là loại phương tiện có trọng tải lớn, khó khăn khi di chuyển với nhiều điểm mù, đòi hỏi người lái phải nắm chắc kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe an toàn, khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Vậy khi muốn tham gia thi bằng FC cần những gì? Thi bằng FC cần những gì và thủ tục như thế nào? Để được phép tham gia kỳ thi sát hạch bằng FC, người lái cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ đảm bảo đáp ứng đúng điều kiện thi theo Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT và số 12/2017/TT-BGTVT.
1. Bằng FC là gì?
Bằng FC được cấp cho người điều khiển được các loại ô tô trong giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc (cả xe container) và các xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, và hạng FB2. Trước khi thi bằng FC người lái cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về số km an toàn, độ tuổi, thời gian lái xe,…
2. Bằng FC điều khiển được các loại xe nào?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe hạng FC được phép điều khiển các phương tiện được quy định ở bằng hạng B1, B2, FB2 và hạng C có kéo thêm rơ moóc và ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ.
Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định danh sách phương tiện người có giấy phép lái xe hạng C được cho phép điều khiển bao gồm:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
Bên cạnh đó, người có bằng FC còn điều khiển được các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, và FB2 được quy định trong khoản 5 đến khoản 8 và khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bao gồm:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả người lái
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Ô tô dùng cho người khuyết tật
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
3. Điều kiện thi bằng FC là gì?
Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện để học viên tham gia thi sát hạch bằng lái FC, cụ thể như sau:
- Quốc tịch: Việt Nam
- Độ tuổi: từ 24 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008)
- Kinh nghiệm:
- Có kinh nghiệm điều khiển ô tô đầu kéo trong 2 năm
- Đã có bằng lái xe hạng C, D, E và có thời gian hành nghề từ đủ 03 năm trở lên, có số km lái xe an toàn đạt từ 50.000 km trở lên do tổ chức Cơ quan, doanh nghiệp có thẩm quyền xác nhận thông tin.
Bên cạnh đó, người lái xe đủ điều kiện sẽ được miễn tham gia học và sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trên đường tại các cơ sở đào tạo nhưng phải dự sát hạch thực hành lái xe theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
Nếu người lái đã có giấy phép lái xe hạng C, D, E nhưng không đáp ứng yêu cầu về thâm niên, số km lái xe an toàn, cần tham gia học lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để tham dự sát hạch theo nội dung quy trình lấy bằng lái xe FC.
>> Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu về quy định pháp luật về độ tuổi lái xe ô tô tại Việt Nam
- Tăng mức phạt vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe ô tô mới nhất 2022
4. Thủ tục thi nâng hạng bằng FC cần những gì?
Khi tham gia thi cấp bằng FC, người lái cần mang theo những giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao giấy CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Bản khai kinh nghiệm và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung được kê khai trước Pháp luật;
- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
Như vậy, hiểu rõ "thi bằng FC cần những gì?" giúp người điều khiển phương tiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và tự tin tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái FC. Ngoài ra, khi nâng hạng giấy phép lái xe hạng FC, người điều khiển cần có đủ kiến thức về Luật giao thông và những kỹ năng xử lý tính huống linh hoạt để đảm bảo tham gia giao thông an toàn.
Khách hàng đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8 và VF 9 ngay hôm nay để sở hữu những mẫu xe điện thời thượng đầu tiên của VinFast và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
- Nâng hạng giấy phép lái xe và những lưu ý quan trọng
- Hướng dẫn đổi bằng lái xe ô tô online do Bộ Giao thông vận tải cấp
- Các loại bằng lái xe được sử dụng ở Việt Nam năm 2022
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.