Nâng hạng giấy phép lái xe và những lưu ý quan trọng
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển loại phương tiện phù hợp với hạng bằng lái xe đã được cấp. Do đó, nếu muốn điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi được phép, người lái phải nâng hạng giấy phép lái xe.
1. Điều kiện để nâng hạng giấy phép lái xe
Quy định nâng bằng lái xe được nêu rõ trong Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT. Theo đó, để nâng hạng giấy phép lái xe, học viên phải có đủ thời gian lái xe hoặc thời gian thực hành và điều khiển phương tiện an toàn với số km theo các trình độ như sau:
Nâng hạng giấy phép lái xe | Thời gian lái xe/hành nghề an toàn | Lái xe an toàn với số km | Trình độ học vấn |
Nâng hạng B1 số tự động lên B1 | ≥ 1 năm | 12.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng B1 lên B2 | ≥ 1 năm | 12.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng B2 lên C | ≥ 3 năm | 50.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng giấy phép lái xe C lên D | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng D lên E | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng D, E lên FC | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D, C lên E | ≥ 5 năm | 100.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Trong trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Các thủ tục nâng hạng giấy phép lái xe
Để được nâng hạng giấy phép lái xe, chủ phương tiện phải học và tham dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe như sau:
- Hồ sơ cho quy trình học nâng hạng: Người học nâng hạng lập
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe nâng hạng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
- Đơn đăng ký học và thi để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định
- Bản sao giấy CMND, CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe y tế của người lái do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Bản báo cáo thời gian hành nghề và lái xe an toàn với số km theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe phải chịu trách nhiệm về nội dung đã kê khai theo quy định của Pháp luật;
- Đối với giấy phép lái xe nâng hạng D, E, học viên phải có bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ sát hạch);
- Bản sao bằng lái xe (xuất trình bản gốc khi sát hạch);
- Ảnh chân dung 3x4: cơ sở đào tạo chụp ảnh tại chỗ và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe;
- Hồ sơ dự thi sát hạch nâng hạng: Do các cơ sở đào tạo lái xe chuẩn bị
Theo quy định tại Điều 19 Khoản 2 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Cơ sở đào tạo lái xe sẽ lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ học nâng hạng nêu trên;
- Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng đã được ghi rõ.
3. Thời gian và kế hoạch đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Trình độ B1 số tự động lên trình độ B1: 120 giờ thực hành;
- Trình độ B1 lên B2: có 94 giờ, trong đó 44 giờ lý thuyết và 50 giờ thực hành;
- Trình độ B2 lên C: có 192 giờ, trong đó 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe;
- Trình độ C lên D: có 192 giờ, gồm 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe;
- Trình độ D lên E: có 192 giờ, gồm 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe;
- Trình độ B2 lên D: có 336 giờ, trong đó 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành lái xe;
- Trình độ C lên E: có 336 giờ, gồm 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành lái xe;
- Các hạng B2, D, E lên F: tổng 192 giờ, trong đó 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe;
- C, D, E lên FC: 272 giờ, trong đó 48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành lái xe.
Chương trình và lịch đào tạo được phân bổ thời gian như sau:
STT | CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||||||
B1 (số tự động) lên B1 | B1 lên B2 | B2 lên C | C lên D | D lên E | B2, D, E lên FC | B2 lên D | C lên E | |||
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | giờ | - | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 20 | 20 |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | - | - | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
3 | Nghiệp vụ vận tải | giờ | - | 16 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
4 | Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông | giờ | - | 12 | 16 | 16 | 16 | 16 | 20 | 20 |
5 | Tổng số giờ học thực hành lái xe/ 1 xe tập lái | giờ | 120 | 50 | 144 | 144 | 144 | 224 | 280 | 280 |
Số giờ thực hành lái xe/học viên | giờ | 24 | 10 | 18 | 18 | 18 | 28 | 28 | 28 | |
Số km thực hành lái xe/học viên | km | 340 | 150 | 240 | 240 | 204 | 380 | 380 | 380 |
Như vậy, thời gian đào tạo giấy phép lái xe tùy thuộc vào hạng giấy phép lái xe mà học viên cần nâng cấp. Ngoài ra, trong thời gian đào tạo, cơ sở đào tạo lái xe phải tiến hành thi sát hạch và cấp chứng chỉ các môn học theo quy định, bao gồm:
- Kiểm tra các môn học trong quá trình học tập;
- Sau khóa học, tiến hành thi sát hạch cấp chứng chỉ đào tạo lái xe nâng hạng B1, B2, C gồm các môn sau:
- Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi lý thuyết;
- Thi Thực hành lái xe qua các bài thi liên tục;
- Bài thi tiến lùi hình chữ chi và lái xe đường trường;
- Kết thúc khóa học sẽ có các kỳ thi cấp chứng chỉ đào tạo các hạng B2, C, D, E lên F gồm các môn sau:
- Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết;
- Thi Thực hành lái xe trên sa hình và trên đường bộ theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
4. Chi phí nâng hạng giấy phép lái xe
Cá nhân có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải chịu phí đào tạo, sát hạch và cấp bằng, bao gồm:
- Phí đào tạo: Tùy theo từng cơ sở đào tạo lái xe và hạng giấy phép lái xe sẽ có mức phí khác nhau.
- Lệ phí sát hạch: Áp dụng theo biểu phí sát hạch lái xe được quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC:
- Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần
- Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần
- Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
- Lệ phí cấp bằng lái xe: 135.000 đồng/lần.
Bằng lái xe sẽ được cấp cho người dự thi chậm nhất trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ thi sát hạch.
Học viên cần lưu ý những điểm mới nhất trong quy định về nâng hạng giấy phép lái xe để chủ động đăng ký, chuẩn bị kinh phí, đảm bảo mọi quy trình được diễn ra thuận lợi nhất. Với bằng lái xe hạng B1 trở lên, người dùng cá nhân không hành nghề lái xe có thể điều khiển VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President,xe điện VF e34. Trong trường hợp muốn hành nghề lái xe taxi, xe công nghệ, người điều khiển phải nâng bằng lên hạng B2.
Khách hàng đặt mua ô tô VinFast Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0, President, VF e34 hoặc đặt cọc VF 8, VF 9 ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm các tính năng và tiện ích cao cấp của xe VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: