Hướng dẫn sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường

Hệ thống kiểm soát độ bám đường là một tính năng điều khiển điện tử hữu ích, giúp phương tiện di chuyển an toàn khi tham gia giao thông. Tài xế cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và nắm vững các thông tin liên quan đến việc sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường, để có thể phát hiện kịp thời những tình huống hư hỏng, giúp tiết kiệm chi phí.  
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Thiết bị kiểm soát độ bám đường có cơ chế kiểm soát ma sát giữa xe với mặt đường, giúp ô tô dễ dàng lưu thông trên những đoạn đường trơn trượt, bùn lầy hay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt,... Việc sớm nhận biết dấu hiệu hư hỏng, cách sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường giúp xe di chuyển an toàn hơn khi đi trên đường. 

Khi lưu thông trong điều kiện địa hình không thuận lợi, trong thời tiết mưa bão khiến đường trơn, làm bánh xe dễ bị trượt khiến tài xế gặp khó khăn trong việc điều khiển xe. Từ đó, hệ thống kiểm soát độ bám đường ra đời, có tên Tiếng Anh là Traction Control System (TCS), hay còn được gọi là hệ thống kiểm soát lực kéo

Với tính năng điều chỉnh, kiểm soát ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trang bị này giúp phương tiện tham gia giao thông một cách an toàn. 

Vào năm 1971, một tập đoàn sản xuất ô tô tại Hoa Kỳ đã chế tạo thành công bộ phận Buick được gắn trên động cơ, nhằm kiểm soát lực kéo của xe. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này dựa trên độ quay của bánh sau, từ đó, điều chỉnh để lực kéo tới mỗi bánh đạt công suất vận hành tối đa. Đây cũng chính là tiền thân của hệ thống kiểm soát độ bám đường ngày nay. 

7 năm sau đó, tức vào năm 1978, hệ thống chống bó phanh ABS (Anti-lock Brakes) - một trong những phát minh vĩ đại của ngành công nghiệp chế tạo ô tô ra đời.  Sự thành công của thiết bị này đã tạo động lực cho các hãng xe tiếp tục nghiên cứu và phát triển hệ thống kiểm soát độ bám đường ngày một tối tân. 

Nguồn gốc ra đời bộ cảm biến trơn trượt 
Lịch sử hình thành hệ thống cảm biến trơn trượt 

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát độ bám đường 

Thiết bị TCS nhận biết độ bám đường của mỗi bánh xe qua cảm biến điện từ. Nhằm giúp ô tô luôn trong trạng thái cân bằng, hệ thống này tiến hành điều chỉnh lực kéo phân phối đến mỗi bánh. Có thể nói, hệ thống kiểm soát độ bám đường được vận hành khi các cảm biến phát hiện thấy tình trạng mất lực kéo ở các bánh xe bất kỳ. 

2.1. Cấu tạo hệ thống kiểm soát độ bám đường

Hệ thống kiểm soát lực kéo có cấu tạo không quá phức tạp, sử dụng chung các cảm biến tốc độ kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), được thiết lập trên các bánh xe với mục đích theo dõi tốc độ quay của mỗi bánh trong quá trình di chuyển.  

Bên cạnh đó, thiết bị TCS còn bao gồm 1 sợi dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC), bộ điều khiển điện tử ECU. Được cấu tạo từ các thiết bị khá đơn giản và dễ tìm, nên chi phí lắp đặt của hệ thống kiểm soát độ bám đường không quá cao. 

Hệ thống kiểm soát lực kéo được điều khiển bằng biểu tượng chống trơn trượt TC/ TCL/ ESC trên bảng điện tử của xe, hoặc nhấn vào nút có ký hiệu hình ô tô ngay phía trên hai chữ S ngược. Chủ phương tiện có thể tắt chế độ chống trơn trượt khi không có nhu cầu sử dụng. 

2.2. Nguyên lý hoạt động 

 Khắc phục lỗi hệ thống kiểm soát lực kéo đúng lúc giúp xe hoạt động hiệu quả 
Sửa lỗi chống trơn trượt kịp thời giúp xe vận hành hiệu quả

Hệ thống kiểm soát độ bám đường hoạt động dựa vào thiết bị cảm biến trơn trượt đặt tại mỗi bánh xe, tốc độ quay của bánh được bộ cảm ứng đo tốc độ truyền tín hiệu đến hệ thống điều khiển ECU. Tiếp đó, trung tâm ECU sẽ tiến hành giám sát, phân tích và tính toán tốc độ thực tế mà mỗi bánh xe đang quay.  

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, hệ thống sẽ tự động phân bổ một lực phanh nhất định tới vị trí bánh xe quay nhanh, đồng thời, tiến hành tăng/giảm ga, hãm tia đánh lửa hoặc ngắt vòi phun nhiên liệu. Tốc độ quay trở về trạng thái ổn định do lực momen xoắn từ động cơ được truyền đến đã giảm dần. 

Ngoài ra, để hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động tối đa công suất, người lái nên trang bị thêm hệ thống cân bằng điện tử nhằm tăng cường kiểm soát tốc độ, giảm văng đuôi, lật xe khi chủ phương tiện phát hiện thấy chướng ngại vật trên đường và đánh lái đột ngột.  

Tùy thuộc vào từng dòng ô tô mà vai trò của hệ thống kiểm soát lực kéo cho mỗi loại xe tương ứng cũng có sự khác biệt: 

3.1. Ứng dụng trên dòng xe thương mại

Trong quá trình điều khiển xe lưu thông, chủ phương tiện thường có xu hướng đánh lái đột ngột theo phản xạ khi gặp vật cản xuất hiện bất ngờ trên đường. Việc làm này khá nguy hiểm, có thể khiến thân xe mất ổn định, dẫn tới tình trạng mất lái, nếu không may mắn có thể xảy ra va chạm ngoài ý muốn. 

Khi đó, chức năng của hệ thống kiểm soát độ bám đường sẽ hỗ trợ người lái lấy lại cân bằng xe và kiểm soát điều khiển xe ổn định trở lại. Vì thế, thiết bị TCS là một trong những tính năng góp phần mang đến trải nghiệm lái xe an toàn cho chủ phương tiện. 

Chủ xe có thể tạm dừng hệ thống chống trơn trượt khi không có nhu cầu sử dụng 
Chủ phương tiện có thể tắt chế độ chống trơn trượt nếu muốn

Tài xế có thể dễ dàng vận hành xe đi qua những nơi có địa hình bất lợi như đường ướt, băng tuyến, đoạn đường trơn trượt,...Bên cạnh đó, vai trò của hệ thống kiểm soát lực kéo giúp người lái xử lý những tình huống khẩn cấp khi tham gia giao thông. 

3.2. Ứng dụng trên dòng xe đua thể thao 

Vai trò của hệ thống kiểm soát độ bám đường được phát huy tối đa công dụng trên các dòng xe đua thể thao. Nhờ khả năng kiểm soát lực kéo mà ô tô thể thao có thể vận hành một cách mạnh mẽ và trơn tru. Đặc biệt, thiết bị TCS còn giúp tối ưu khả năng tăng tốc, khi xe vào cua cũng không gặp phải trường hợp trượt bánh, văng đuôi hay thân xe bị mất ổn định,...

Hầu hết hệ thống kiểm soát độ bám đường trên thị trường hiện nay đều có tuổi thọ cao. Nhưng tài xế cũng cần phải chú ý đến thiết bị, bởi nếu TCS gặp bất cứ trục trặc nào, nó cũng không phát huy tối đa công dụng, khi đó sẽ phải tiêu tốn chi phí để sửa chữa. 

Vì thế, chủ phương tiện cần biết những lỗi chống trơn trượt thường gặp để có hướng khắc phục kịp thời, hạn chế tình trạng hư hỏng của hệ thống.  

4.1. Tín hiệu đèn cảnh báo liên tục phát sáng  

Một dấu hiệu để nhận biết tình trạng hư hỏng của thiết bị TCS chính là đèn cảnh báo liên tục phát sáng. Khi đó, người điều khiển xe cần đi thay bánh xe mới, bởi có thể lốp xe đã bị mòn. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra cân bằng động giữa các bánh xe để có phương án sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường một cách nhanh chóng.  

4.2. Cảm biến trơn trượt của bánh xe bị hư hỏng 

Bộ cảm ứng đo tốc độ bánh xe đảm nhận vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát lực kéo. Bởi những cảm biến trơn trượt có chức năng gửi thông tin độ quay của bánh xe về trung tâm điều khiển. Nếu thiết bị này gặp trục trặc, dữ liệu gửi đến không chính xác, có thể gây nguy hiểm cho phương tiện khi tham gia giao thông. Dây dẫn bị đứt hay bị ngắt kết nối thường là các dấu hiệu để nhận biết bộ cảm biến tốc độ đang gặp tình trạng hư hỏng. 

Thiết bị cảm biến trơn trượt có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe khi lưu thông 
Hệ thống kiểm soát lực kéo là một tính năng quan trọng giúp xe di chuyển an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

4.3. Hệ thống kiểm soát độ bám đường không hoạt động   

Cách để phát hiện lỗi của thiết bị TCS chính là hiệu quả vận hành của hệ thống kém hoặc không hoạt động. Dấu hiệu rõ ràng nhất để người lái nhận biết hệ thống kiểm soát độ bám đường gặp vấn đề chính là cảm thấy bị trật bánh xe khi đánh lái trên những đoạn đường ướt, trơn trượt,... Lúc này, người điều khiển xe cần nhanh chóng kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để có phương án khắc phục kịp thời. 

Đèn cảm biến trơn trượt đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn khi phương tiện di chuyển trên đường. Hệ thống gặp trục trặc dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại cho chủ phương tiện trong quá trình điều khiển xe. Vì vậy, việc vệ sinh và sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường kịp thời khi thiết bị gặp trục trặc là vô cùng cần thiết. 

  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để kiểm tra và vệ sinh thiết bị: công cụ để mở bánh, khăn lau và nước lau chuyên dụng. 
  • Thực hiện gỡ bánh xe để kiểm tra lỗi chống trơn trượt của bộ phận cảm ứng gắn trên bánh: Chủ xe nên đánh lái để xoay 2 bánh xe trước lệch về một phía để quan sát cảm biến tốt hơn và có thể gỡ ABS trên bánh xe phụ một cách dễ dàng. 
  • Tháo cảm biến trên bánh xe để vệ sinh: Tùy vào từng dòng ô tô mà cảm biến tốc độ thường được đặt tại hộp vi sai hay hốc bánh xe. Khi tiến hành tháo cảm biến, tài xế cần tháo bu lông ở 2 vị trí: chân cảm biến và bộ định vị dây cáp. Sau đó, chỉ cần dùng vít để tách chân và tháo bộ cảm ứng tốc độ ra ngoài. Nên sử dụng khăn lau mềm và nước lau chuyên dụng để vệ sinh các chi tiết một cách nhẹ nhàng.  
  • Kiểm tra dây dẫn và lắp lại cảm biến.

Hệ thống kiểm soát lực kéo đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn, hỗ trợ tài xế điều khiển xe dễ dàng trên những đoạn đường có địa hình bất lợi, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe cần lưu ý các dấu hiệu hư hỏng nhằm phát hiện và sửa đèn cảnh báo kiểm soát độ bám đường kịp thời để gia tăng hiệu suất vận hành của xe. 

Hầu hết các dòng xe ô tô điện của hãng VinFast như VF e34, VF 9, VF 8,... đều được trang bị các hệ thống an toàn tiên tiến và được thiết kế dựa trên những công nghệ tiên tiến, giúp xe vận hành mạnh mẽ, bền bỉ và êm ái. 

Khách hàng có nhu cầu đặt cọc xe VinFast để nhanh chóng sở hữu các dòng xe ô tô điện thời thượng và có cơ hội nhận được các khuyến mãi cực hấp dẫn từ VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Tổng đài tư vấn: 1900232389 
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected] 

>>> Tìm hiểu thêm: 

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

19/08/2022
Chia sẻ bài viết này