Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
Nếu phanh chân làm giảm tốc độ khi xe đang chuyển động thì nhiệm vụ của hệ thống phanh tay là giữ xe đứng yên hoặc không bị trôi khi đỗ trên đường dốc đứng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu phanh chân bị hỏng, phanh tay có vai trò như phanh khẩn cấp giúp dừng chuyển động của xe.
>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn khi ô tô bị mất phanh
Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
Dựa trên yếu tố dẫn động và cách điều khiển, phanh tay được chia thành hai loại là phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử. Mỗi loại có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng khác nhau.
Phanh tay cơ khí
Phanh tay cơ khí hay còn gọi là phanh tay truyền được phân làm hai loại là cần và thanh kéo. Trong đó, cần được ứng dụng trên các dòng xe du lịch, xe thương mại. Còn thanh kéo với lực phanh vừa phải phù hợp trên dòng xe thương mại.
Phanh tay cơ khí gồm sợi dây cáp kết nối với 2 bánh sau. Khi người lái kéo phanh,dây cáp tác dụng vào đòn quay biến lực kéo thành lực ép guốc phanh vào tang trống, hạn chế chuyển động quay của bánh xe giúp xe dừng lại. Nếu bánh sau sử dụng phanh đĩa, phanh tay cơ khí sẽ tận dụng cơ cấu này để dừng xe.
Khi nhả phanh, người lái bấm nút ở đầu phanh tay và đẩy cần phanh trở về vị trí cũ.
Phanh tay điện tử
Hệ thống phanh tay điện tử ra đời sau, sở hữu ưu điểm vượt trội và hiện đại hơn nên được sử dụng phổ biến. Hiện phanh tay điện tử thường được trang bị trên các dòng sedan hạng C trở lên.
Phanh tay điện tử có cấu tạo gồm bộ chấp hành mô-tơ điện một chiều được gắn ở hai bánh sau và hộp điều khiển phanh EPB (Electronic Parking Brake). Phanh tay điện tử được nhận biết qua ký hiệu chữ P trong vòng tròn gần cần số hoặc bảng táp lô.
Hoạt động của phanh tay điện tử được xử lý qua mô-tơ điện. Khi kéo phanh, tín hiệu điện được truyền xuống mô-tơ điện ở hai bánh sau thông qua hộp điều khiển EPB giúp xe dừng lại. Lái xe lưu ý đạp phanh chân trước, sau đó kéo lẫy điều khiển để phanh hoạt động.
Khi muốn nhả phanh, người lái đạp chân phanh, nhấn lẫy điều khiển phanh tay xuống. Đặc biệt, phanh tay điện tử có thể tự nhả phanh khi người lái vào số tiến, số lùi hoặc đạp bàn đạp ga.
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng phanh tay điện tử ô tô cho tay lái mới
Ưu, nhược điểm của phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
Nhìn chung, phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử sở hữu những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng dòng xe và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Ưu điểm của phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
Theo đó, phanh tay điện tử có thiết kế hiện đại, sang trọng phù hợp xu hướng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, phanh tay cơ khí cũng sở hữu những ưu điểm khó có thể thay thế. Bảng dưới đây sẽ phân tích rõ hơn ưu điểm của hai loại phanh này.
So sánh nhược điểm của phanh tay cơ khí và điện tử
Bên cạnh ưu điểm, phanh cơ tay cơ khí và phanh tay điện tử còn tồn tại một vài, người dùng cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng.
Không chỉ mang lại sự tiện lợi, phanh tay điện tử còn được đánh giá an toàn hơn khi không tự động ngắt phanh khi lái xe chưa thắt dây an toàn. Với những ưu điểm vượt trội, phanh tay điện tử được các hãng sản xuất ô tô ưu tiên lựa chọn trang bị trên các dòng xe.
VinFast trang bị phanh tay điện tử trên các dòng xe VF 3, VF 7, VF 8, VF 9 mang đến sự tiện nghi, đảm bảo an toàn cho khách hàng trên mọi hành trình.
Quý khách hàng quan tâm các dòng xe ô tô VinFast có thể liên hệ đăng ký lái thử miễn phí và đặt cọc xe để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn - miễn cước toàn quốc: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.