Những sai lầm khi sửa chữa xe ô tô tại gara chủ xe cần lưu ý

Trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi việc xe ô tô gặp phải các trục trặc không mong muốn. Chủ sở hữu cần mang xe đi kiểm tra và khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những sai lầm khi sửa chữa xe ô tô tại gara chủ xe cần lưu ý.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Những sai lầm khi sửa chữa xe ô tô tại gara có thể kể đến như: thay dầu cho động cơ không đúng loại hoặc kém chất lượng, thay bánh xe bản lớn để tăng độ bám đường hay thay ắc quy to,... Chủ xe cần lưu ý để việc sửa chữa xe ô tô được tiến hành hiệu quả.

sai lầm khi sửa chữa xe ô tô
Những sai lầm khi sửa chữa xe ô tô tại gara có thể gây thêm thiệt hại chi phí không đáng có cho chủ xe (Nguồn: Sưu tầm)

1. Top 7 sai lầm khi sửa chữa xe ô tô tại gara

1.1 Lựa chọn gara không uy tín

Trong một vài trường hợp, vì muốn tiết kiệm tiền sửa chữa hoặc thay thế bộ phận của xe ô tô, chủ xe đã chọn những gara có chi phí thấp mà bỏ qua vấn đề quan trọng là uy tín và chất lượng của gara đó. Để giảm giá thành nhằm thu hút khách hàng, một số gara sẽ tìm cách cắt giảm chi phí bằng việc sử dụng phụ tùng, sản phẩm kém chất lượng, hoặc thuê nhân viên sửa chữa còn non tay nghề.

Do đó, khi lựa chọn gara để sửa chữa xe ô tô, ngoài việc so sánh giá thì chủ xe cũng nên xem xét đến độ uy tín và đánh giá của các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại gara đó.

1.2 Thay dầu cho động cơ không đúng phẩm cấp hoặc kém chất lượng

Dầu nhớt sẽ giúp tạo ra một màng ngăn giữa bề mặt của các chi tiết liền kề trong động cơ, giúp bôi trơn các chuyển động ma sát khi xe vận hành. Từ đó, giảm thiểu sự tiếp xúc và hạn chế sự mài mòn.

Lưu ý khi sửa xe ô tô cần tránh sử dụng dầu kém chất lượng hoặc không đúng phẩm cấp, vì điều này sẽ khiến khả năng bôi trơn, lọc cặn bị kém đi, dễ bị oxi hóa. Các cặn bẩn, mạt sắt tích tụ trong dầu sẽ khiến cho động cơ dễ bị mài mòn hơn, lâu ngày sẽ gây hỏng máy và tiêu hao nhiên liệu.

1.3 Bỏ qua bộ lọc

Bộ lọc không khí và bộ lọc nhiên liệu là những bộ phận quan trọng trong cấu trúc của ô tô và có thể gây ra hư hỏng cho các bộ phận khác của xe ô tô nếu không được sửa chữa kịp thời. Bộ lọc không khí, bộ lọc nhiên liệu bẩn hoặc gặp sự cố có thể làm cho nhiều cảm biến khác nhau trên ô tô bị hỏng.

Lỗi cảm biến là nguyên nhân phổ biến khiến đèn kiểm tra động cơ sáng và thậm chí là làm cho động cơ không thể hoạt động. Bỏ qua hai bộ lọc này có thể dẫn đến các hư hỏng lớn hơn, chẳng hạn như hỏng bộ chuyển đổi xúc tác, khiến xe không thể kiểm tra khí thải trước khi sửa chữa,...

>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các loại bộ lọc trên ô tô

1.4 Không đảo lốp hoặc bơm lốp không đúng áp suất

lưu ý khi sửa xe ô tô cần tránh bơm lốp quá căng hay quá non
Cần đảm bảo lốp xe được bơm đến mức áp suất tiêu chuẩn khi sửa chữa xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Không đảo lốp hoặc không kiểm tra áp suất lốp khi bơm có thể gây ra hiện tượng mòn lốp không đều, khiến lốp mau xuống cấp. Từ đó, dẫn đến hư hỏng tiềm ẩn cho các bộ phận khác, bao gồm sự cố hệ thống lái và hệ thống treo không chặt (ở vị trí đầu thanh giằng), độ bám đường không đồng đều và rung khi lái xe.

Khi xe ô tô có dấu hiệu rung tay lái, dễ bị trượt bánh khi chuyển hướng, chủ xe cần yêu cầu kiểm tra và tiến hành đảo lốp, tối ưu áp suất lốp. Nếu lốp quá cũ hoặc đã quá thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyến cáo thì cần được thay mới. 

>> Tìm hiểu thêm:

1.5 Thay bánh xe bản lớn để tăng độ bám đường

Các dòng xe thể thao hiện đại ngày nay được thiết kế với bộ mâm to (thường là 17 hoặc 18 inch) và lốp mỏng nhưng không phải do đó mà xe ô tô lại mất khả năng bám đường. Yếu tố bám đường thực tế phụ thuộc vào kết cấu khung gầm, khối lượng xe, chất lượng lốp. 

Chủ xe không nên thay bánh xe bản lớn như một số gara giới thiệu. Sử dụng lốp chính hãng do nhà sản xuất thiết kế là lựa chọn an toàn nhất cho xe ô tô.

1.6 Thay ắc quy to

Về bản chất, ắc quy chỉ có chức năng dự trữ điện năng khi xe ô tô không hoạt động. Còn việc cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị khi xe ô tô hoạt động là nhiệm vụ của máy phát điện

Nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng lượng điện năng sử dụng trên ô tô, từ đó sản xuất ắc quy phù hợp với xe. Việc sử dụng thêm nhiều thiết bị điện tử khác trên xe không hề ảnh hưởng đến ắc quy mà thay vào đó là phụ thuộc vào chất lượng, công suất của máy phát điện.

1.7 Lạm dụng chất đánh bóng

Khi mang xe ô tô đến gara sửa chữa, một số chủ xe thường yêu cầu đánh bóng cho ngoại thất. Ô tô luôn sáng bóng là một nhu cầu chính đáng, nhưng không phải vì vậy mà có thể thường xuyên sử dụng các chất đánh bóng, bởi vì bản thân các chất này đều có hại cho bề mặt sơn xe.

Để đánh bóng ô tô đúng cách, các kỹ thuật viên phải dùng máy đánh bóng chuyên dụng, kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ được nhà sản xuất khuyên dùng.

Bên cạnh việc đánh bóng đúng cách thì mỗi năm chủ xe chỉ nên thực hiện việc này một lần. Thực hiện đúng như khuyến cáo, xe ô tô sẽ giữ được độ mới, bền màu và không gây tổn thương cho bề mặt sơn xe.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Những điều cần biết khi sửa xe ô tô tại gara

điều cần biết khi sửa xe ô tô tại gara
Chủ xe nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản trước khi sửa chữa xe ô tô tại gara (Nguồn: Sưu tầm)

2.1 Hiểu cơ bản về ô tô

Sẽ là một thiếu sót của người sử dụng nếu không hiểu được những hệ thống và dấu hiệu của những lỗi thường gặp phải trên xe. Chủ xe nên tìm hiểu về nguyên lý cơ bản của của các hệ thống và cách sử dụng các hệ thống này.

Sổ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thường cung cấp những thông tin hữu ích về vị trí các bộ phận, lịch bảo dưỡng, ý nghĩa nút điều khiển và nhiều chi tiết khác,... Ngoài ra, chủ xe cũng nên tìm hiểu các thông tin quan trọng khác như: áp suất lốp, thời điểm cần đảo lốp, cân chỉnh thước lái,... hoặc khi sửa xe ô tô không nên làm gì, những lưu ý khi lái xe,...

>> Tìm hiểu thêm: Những hiểu lầm thường gặp khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

2.2 Mô tả chính xác các sự cố mà ô tô đang gặp phải

Chủ xe cần nắm rõ và liệt kê chi tiết các vấn đề khác thường mà xe đang gặp phải để kỹ thuật viên có thể đánh giá chính xác sự cố của xe. Các vấn đề thường gặp mà chủ xe có thể kể đến bao gồm: bất kỳ rung lắc, các âm thanh, chuyển động hay các đèn cảnh báo lỗi trên bảng điều khiển báo sáng,...

2.3 Xác nhận với gara lỗi mà ô tô gặp phải

Sau khi kỹ thuật thuật viên kiểm tra và xác định lỗi của ô tô, chủ xe cần xác nhận các thông sau:

  • Nguyên nhân gây ra lỗi
  • Mức độ nghiêm trọng của lỗi
  • Thời gian để khắc phục lỗi
  • Giải pháp để khắc phục lỗi: sửa chữa hay thay thế
  • Nếu thay thế: Chế độ bảo hành cho các phụ tùng thay thế

2.4 Yêu cầu báo giá trước khi tiến hành sửa chữa

Chủ xe nên yêu cầu gara cung cấp bảng báo giá ước tính về các sửa chữa trên xe và kiểm tra khi thấy hợp lý mới quyết định sửa chữa để tránh trường hợp tự ý thay thế phụ tùng rồi báo giá sau.

Bảng báo giá này bao gồm: chi phí các phụ tùng thay thế, chi phí nhân công, chi phí phát sinh liên quan và thuế. Nếu có phát sinh trong quá trình sửa chữa thì chủ xe cần được báo trước, khi chủ xe đồng ý thì gara mới được phép tiến hành.

2.5 Giữ lại hồ sơ sửa chữa xe ô tô

Việc này sẽ có lợi cho cả chủ xe và gara sửa chữa. Hồ sơ sẽ cung cấp các thông tin như: thời gian sửa chữa, những hư hỏng mà xe đã gặp phải, các bộ phận được sửa chữa, loại phụ tùng đã được thay thế,... để trong các lần bảo dưỡng, sửa chữa sau, chủ xe có thể cung cấp hồ sơ giúp kỹ thuật viên biết được chính xác lịch sử sửa chữa, từ đó có thể xác định vấn đề nhanh chóng và đưa ra giải pháp phù hợp cho tình trạng của xe.

Những sai lầm khi sửa chữa xe ô tô không chỉ khiến cho hư hỏng mà xe gặp phải không được xử lý triệt để mà còn gây lãng phí tiền bạc vô ích cho chủ sở hữu. Chủ xe nên tìm hiểu thông tin cơ bản về xe ô tô cũng như cách sử dụng hiệu quả để nâng cao tuổi thọ và tránh được các sự cố không đáng có cho xe.

Hiện nay, VinFast đang có các mẫu xe xanh với khả năng vận hành mạnh mẽ và tích hợp nhiều công nghệ hiện đại. Khách hàng có thể đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8 và VF 9 online để sở hữu xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. 

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

>>> Tìm hiểu thêm:

15/09/2022
Chia sẻ bài viết này