Quy định thi bằng lái xe ô tô mới nhất cần nên biết

Bắt đầu từ 1/1/2022, các quy định liên quan đến việc học, thi sách hạch, mức xử phạt bằng lái xe ô tô hết hạn,... sẽ có nhiều thay đổi theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Dưới đây là những thay đổi bằng lái xe ô tô áp dụng từ năm 2024 tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về quy định thi bằng lái xe ô tô mới áp dụng mới nhất.

1. Thay đổi trong quy chế đào tạo bằng lái xe

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung điều 47 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định đào tạo, giám sát các buổi học bằng lái xe như sau:

1.1. Quản lý quy trình học bằng lái xe ô tô thông qua thiết bị giám sát

“Cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31 tháng 12 năm 2021; trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.” 

Theo đó, năm 2022, việc học lái xe ô tô của học viên sẽ được kiểm soát chặt hơn thông qua các thiết bị giám sát. Do vậy, học viên phải tham gia đầy đủ khóa học thì mới được đăng ký thi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô.

Quy chế thi bằng lái xe ô tô mới 2022
Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định việc học bằng lái xe ô tô của học viên sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua thiết bị giám sát (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng

Cũng theo điều khoản này, cơ sở đào tạo sẽ trang bị cabin mô phỏng để dạy lái xe ô tô từ 1/7/2022.

Thêm vào đó, thời gian thực hành trên cabin học lái xe ô tô của 1 học viên được quy định cụ thể tại Khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau: 

  • Chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C: 3 giờ
  • Chương trình đào tạo nâng hạng lái xe (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học): 1 giờ

1.3. Thêm môn học nhưng giữ nguyên tổng thời gian đào tạo lái xe

Thông tư quy định về nội dung học trong chương trình đào tạo như: kỹ thuật lái, văn hoá giao thông, thực hành. Cụ thể:

“Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.”

2. Thay đổi luật thi bằng lái xe

2.1. Thêm nội dung thi bằng lái xe ô tô từ 1/6/2022

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021 quy định, từ ngày 1/6/2022: 

“Trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 6 năm 2022”. 

Điều này có nghĩa là học viên phải thi thêm thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.

Theo đó, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi:

  • Sát hạch lý thuyết
  • Thi trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
  • Thực hành lái xe trong hình
  • Thực hành lái xe trên đường
Quy định bằng lái xe ô tô - Quy trình thi gồm 4 nội dung
Quy trình thi bằng lái xe ô tô bao gồm 4 nội dung: Lý thuyết; Thi trên phần mềm mô phỏng; Lái xe trong hình và lái xe trên đường (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái xe ô tô

Căn cứ Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, việc công nhận kết quả đối với người thi bằng lái xe ô tô ở tất cả các hạng được đánh giá dựa trên các trường hợp như sau:

  • Không đạt lý thuyết: không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
  • Không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng: được thi thực hành trong hình.
  • Không đạt nội dung thi thực hành trong hình: không được thi sát hạch lái xe trên đường.
  • Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt nội dung lái xe trên đường: được bảo lưu kết quả trong vòng 1 năm.
  • Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường): được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe.

3. Tăng mức phạt đối với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới và mức phạt Giấy phép lái xe hết hạn như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên. 
Quy chế thi bằng lái xe ô tô mới, thay đổi mức phạt GPLX hết hạn năm 2022
Mức phạt mới đối với người điều khiển xe ô tô sử dụng Giấy phép lái xe ô tô quá hạn lên đến 12 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin mới nhất về quy định học, thi và điều kiện sử dụng bằng lái xe ô tô theo Thông tư của Bộ GTVT và Chính phủ. Người có nhu cầu thi Giấy phép lái xe và chủ sở hữu ô tô cần nắm rõ để hoàn thành kỳ thi sát hạch, được cấp bằng và tránh vi phạm trong quá trình tham gia giao thông.   

Khách hàng có nhu cầu sở hữu các dòng xe ô tô của VinFast có thể tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt cọc xe VinFast ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected].

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>>> Xem thêm: 

đặt cọc vinfast vf 8 và vf 9

30/12/2022
Chia sẻ bài viết này