Chủ phương tiện có nên phủ graphene xe ô tô không?

Phủ nano, phủ ceramic là khái niệm quen thuộc với những chủ xe yêu ô tô cùng công nghệ chăm sóc xe ô tô. Tuy nhiên, một luồng gió mới đã xuất hiện với công nghệ phủ graphene ưu việt. Phủ graphene xe ô tô bỗng nổi bật và trở thành công nghệ phủ sơn được nhiều người ưa chuộng. Vậy công nghệ phủ graphene là gì và có nên phủ graphene xe ô tô? 
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Graphene là vật liệu có thể tạo ra các lớp phủ bề mặt ô tô bền, không bị nứt và có khả năng chống nước, dầu. Phủ graphene được coi là lớp phủ ceramic tiên tiến vì mang lại hiệu quả và khả năng bảo vệ vượt trội. Tìm hiểu công nghệ phủ graphene là gì giúp chủ phương tiện đưa ra câu trả lời chính xác cho việc có nên phủ graphene xe ô tô không.

1. Công nghệ phủ graphene là gì?

  • Khái niệm vật liệu graphene

Graphene là than chì (cacbon) nguyên chất đã được xử lý để tạo ra một lớp với độ dày tương đương với một nguyên tử. Lớp dày này được tạo thành từ các nguyên tử cacbon sắp xếp theo mô hình mạng tổ ong và gần như trong suốt. Ở cấp độ phân tử, graphene cứng hơn thép 200 lần nhưng nhẹ và linh hoạt hơn thép 6 lần.

Công nghệ phủ graphene là gì?
Công nghệ phủ graphene là gì? (Nguồn: Sưu tầm)
  • Graphene đang được ứng dụng như thế nào

Trong nhiều ngành công nghiệp, graphene được xem là vật liệu mạnh nhất trên thế giới. Do đó, graphene được sử dụng để nâng cao sức mạnh của các vật liệu khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thêm một lượng graphene vào nhựa, kim loại hoặc các vật liệu khác có thể làm cho những vật liệu này trở nên cứng hơn hoặc nhẹ hơn nhiều bởi sử dụng ít vật liệu hơn để đạt được độ bền tương tự.

Lớp phủ graphene cực kỳ mỏng và bền. Vật liệu này cũng không độc hại và có năng lượng bề mặt cực thấp. Nhờ sự phong phú về những đặc tính đặc biệt của graphene nên vật liệu này được ứng dụng cho nhiều loại chất phủ, sơn, mực,... Trong đó, đặc tính điện suất cao của graphene có thể tạo ra lớp phủ bền, không bị nứt và có khả năng chống nước, dầu nên graphene được ứng dụng cho lớp phủ bảo vệ trên máy bay, tàu vũ trụ và ô tô. 

Phủ graphene có thể được áp dụng cho hầu hết các loại bề mặt. Tuy nhiên, vật liệu này đặc biệt hữu ích để ứng dụng cho kim loại, polime và các vật liệu tổng hợp.

Graphene là vật liệu dựa trên carbon cùng với các chức năng oxy, oxit giúp vật liệu này dễ dàng phân tán trong dung môi hữu cơ, nước và ma trận polymer. Khả năng tương thích của graphene như một chất độn với các lớp phủ polymer cho phép các lớp phủ xe hơi được hưởng lợi từ các đặc tính của nó.

Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của graphene đã tạo hiệu ứng rào cản mạnh mẽ góp phần tạo nên các lớp phủ graphene chống oxy hóa, chống nước và chống tia UVA.

  • Khái niệm phủ graphene ô tô

Phủ graphene xe ô tô là tiến bộ công nghệ mới trong thị trường phụ kiện ô tô. Đây là loại lớp phủ gốm sứ mới hơn và chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Nhờ vào những đặc tính mỏng, mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt và có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1200 độ F, graphene cung cấp một rào cản hiệu quả chống lại các yếu tố môi trường.

Vật liệu này đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới phụ kiện ô tô khi các thương hiệu lớn như Adam’s Polished và Ethos Car Care đã phát hành sản phẩm graphene có khả năng bảo vệ lên đến 10 năm.

>> Tìm hiểu thêm: 

2. Phân loại phủ graphene ô tô

  • Phủ keo phun (Graphene Spray Sealant)

Phủ keo phun là sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhanh cho việc chăm sóc xe ô tô. Phủ keo phun được thiết kế dạng xịt góp phần giúp việc phủ graphene dễ dàng và nhanh chóng hơn. Quy trình phủ graphene xe ô tô ứng dụng phủ keo phun cũng đơn giản hơn vì chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, tẩy bụi sơn và nhựa đường là có thể phủ.

Phủ graphene xe ô tô gồm phủ keo phun và phủ tay
Phủ graphene xe ô tô gồm phủ keo phun và phủ tay (Nguồn: Sưu tầm)

Khi phủ, người dùng chỉ cần chuẩn bị khăn sạch và dung dịch phủ. Người dùng xịt dung dịch trực tiếp lên xe sau đó lau lại. Nếu chủ phương tiện có sân, vòi xịt cùng vài dụng cụ đơn giản là có thể tự phủ graphene tại nhà.

  • Phủ tay (Graphene Coating)

Phủ tay graphene xe ô tô đòi hỏi người phủ phải có tay nghề cao. Để phủ graphene coating cần có quy trình chuẩn, kỹ càng vì nếu thực hiện không đúng có thể làm ảnh hưởng đến lớp sơn của xe. Bên cạnh đó, giá vật liệu graphene coating cũng cao hơn so với graphene spray sealant.

3. Chủ phương tiện có nên phủ graphene xe ô tô không?

Lớp phủ graphene xe ô tô có thể tồn tại lâu hơn đến 10 lần so với lớp phủ gốm truyền thống và không có bất kì nhược điểm nào, trừ việc phủ graphene đắt hơn nhiều so với lớp phủ gốm.

Phủ graphene góp phần bảo vệ tốt xe ô tô nhờ khả năng chống ăn mòn, giảm vết nước, tính linh hoạt cùng khả năng chống hóa chất dưới pH 12. Lớp phủ Graphene có những ưu điểm vượt trội so với lớp phủ ceramic truyền thống:

  • Cải thiện khả năng bảo vệ

Lớp phủ graphene thích hợp cho những chiếc xe ô tô dành phần lớn thời gian ở bên ngoài và tiếp xúc với môi trường. Phủ graphene làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện các đốm nước khi phủ đúng cách. 

Để bảo vệ lớp sơn xe khỏi những tác động bên ngoài như nhựa cây, bọ chét hoặc những hóa chất khắc nghiệt, phủ graphene cung cấp một lớp màng ngăn không cho các chất này xâm nhập, làm ố và làm hỏng các bề mặt đã qua xử lý. 

Xe ô tô được phủ graphene chuyên nghiệp ít có khả năng bị hư hại bởi các vết bẩn từ bên ngoài so với xe ô tô không sử dụng graphene.

  • Khả năng trôi nước tốt

Xét theo đơn vị đo trôi nước trên bề mặt kim loại, graphene có góc tiếp xúc nước là 125°. Số liệu này cao hơn so với loại phủ ceramic truyền thống. Ngoài ra, do cấu trúc tổ ong của graphene cùng với các đặc tính hoá học của nó, graphene được cho là có tính nước rất cao khi so sánh với hầu hết các lớp phủ gốm hiện nay trên thị trường.

Khả năng trôi nước tốt của lớp phủ graphene trên ô tô
Khả năng trôi nước tốt của lớp phủ graphene trên ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
  • Khả năng chống ố mưa tốt

Các lớp phủ ceramic thông thường chủ yếu chứa oxit silica (SiO2). Nhược điểm của các lớp phủ gốm chứa oxit silaca và thạch anh thông thường dễ bị các đốm nước.

Phủ graphene có tính tản nhiệt cao và làm giảm nhiệt trên bề mặt sơn của xe. Do đó, khả năng xuất hiện vết nước ít hơn nhiều so với lớp phủ ceramic thông thường.

Khả năng kháng nước tốt của graphene làm cho bất kỳ giọt nước nào cũng sẽ trượt đi dễ dàng hơn. Sẽ không có giọt nước nào bám lại trên bề mặt sơn để bốc hơi nên không thể gây ra các đốm nước.

  • Chống bụi điện từ tốt

Graphene có đặc tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn ceramic. Xe ô tô sử dụng phủ graphene có khả năng chống tĩnh điện một cách an toàn, đẩy lùi bụi và các hạt vi mô khác tốt hơn lớp phủ ceramic.

  • Độ bền cao

Lớp phủ graphene khi ở dạng đơn giản nhất cũng chỉ dày bằng một nguyên tử và không tách ra. Graphene có cấu trúc nano liên kết với chất nền tạo ra một lớp bảo vệ bán vĩnh viễn khỏi môi trường khắc nghiệt khi nó khô đi. Vật liệu này cũng nâng cao hiệu suất của lớp phủ polydimethylsiloxane (PDMS) khi trộn chung với nhau.

  • Tính thẩm mỹ cao

Phủ graphene xe ô tô mang lại độ sâu thực tế của màu sắc bà làm cho chiếc xe trông sang trọng hơn. Bề ngoài bóng, trơn nhẵn cùng khả năng phản xạ được cải thiện và chất lượng chống bám bẩn, chống tia cực tím đều được cung cấp bởi lớp phủ graphene. 

Phủ graphene với độ siêu mịn của bề mặt ma sát cực thấp khiến các hoạt động mài mòn ít có khả năng hình thành các đường nhỏ cùng vết xước làm mất thẩm mỹ của xe.

Ưu điểm bảo vệ xe, chống ố mưa, chống bụi cùng độ bền của graphene hẳn đã giúp chủ xe trả lời cho câu hỏi có nên phủ graphene xe ô tô. Phủ graphene là một lựa chọn tốt để bảo vệ bề mặt ô tô trước các yếu tố gây hại và làm tăng tính thẩm mỹ. Nếu sử dụng và bảo dưỡng đúng cách, lớp phủ graphene có thể tồn tại nhiều năm và giúp chiếc xe luôn trông như mới.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc ô tô điện VinFast VF 8, VF 9VF e34 online. Ô tô điện VinFast với khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh cùng công nghệ hiện đại được trang bị trên xe mang lại trải nghiệm mới, đẳng cấp cho người sử dụng.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected] 

>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

 

21/09/2022
Chia sẻ bài viết này