Công nghệ phủ Graphene là gì? Có nên phủ Graphene cho ô tô?
Khi thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô thì chủ phương tiện chắc chắn đã quen thuộc với việc sử dụng công nghệ Graphene. Đây là công nghệ tạo lớp phủ bảo vệ tối ưu bề mặt lớp sơn ô tô. Với những tính năng vượt trội, Graphene đã trở thành một công nghệ phủ sơn hiệu quả, được nhiều người sử dụng tin dùng.
1. Công nghệ phủ Graphene là gì?
Graphene là cấu trúc gồm các nguyên tử Cacbon hai chiều liên kết với nhau theo dạng mạng tổ ong, tương tự như phân tử kim cương. Đây là một dạng khoáng chất mềm, dẻo, dai, chịu nhiệt cực tốt, khi đông lại thì rất cứng. Bên cạnh đó, Graphene là một hợp chất cứng hơn kim cương nhưng có độ đàn hồi hơn cao su; cứng hơn thép và nhẹ hơn nhôm.
Trong ngành công nghiệp ô tô, Graphene được xem là một trong những chất dẫn nhiệt và điện mạnh nhất. Do đó, công nghệ Graphene còn có thể được sử dụng để nâng cao sức mạnh của các vật liệu khác.
Công nghệ Graphene còn được ứng dụng như làm chất phủ, sơn, mực và hơn thế nữa. Đặc biệt, lớp Graphene siêu cứng và có đặc tính chống tĩnh điện nên khi phủ lên xe sẽ không cho phép bụi bẩn lắng xuống.
Phủ Graphene cho xe ô tô có 2 loại phổ biến, cụ thể:
- Phủ Graphene Spray Sealant
Đây là một sản phẩm được sản xuất để phục vụ nhanh cho việc chăm sóc xe ô tô. Vì là dạng xịt nên phủ Graphene Sealant có thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng. Quy trình phủ Graphene Sealant cũng đơn giản, người dùng chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, tẩy sạch sơn, nhựa đường là đã có thể thực hiện phủ.
- Phủ Graphene Coating
Đối với phủ Graphene Coating đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và giá thành vật liệu cũng đắt hơn. Để thực hiện phủ Graphene Coating thì người dùng cần phải có quy trình chuẩn, kỹ càng vì nếu triển khai sơn không đúng sẽ ảnh hưởng đến “diện mạo” của xe.
Công nghệ phủ Graphene giúp bề mặt xe có độ bền và khả năng chống chịu va đập cực kỳ tốt. Do đó, Graphene là sản phẩm tối ưu trong việc bảo vệ nền sơn của xe ô tô và được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn.
2. Ưu điểm của công nghệ phủ Graphene
Hiện nay, công nghệ phủ Graphene đã bắt đầu thịnh hành tại Việt Nam. Nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn vì công nghệ này sở hữu những đặc tính ưu việt.
2.1 Lớp phủ dày dặn, độ bền cao
Sử dụng lớp phủ Graphene giúp bề mặt sơn được tăng cường độ bền, cứng. Nhờ sở hữu cấu trúc 2 chiều và mạng lưới tổ ong, Graphene có kết cấu mỏng nhẹ vớ độ bền cao. Kết cấu này còn mang tới độ bền vượt trội cho bề mặt được phủ Graphene. Sau khi thi công, chủ phương tiện có thể tận hưởng lớp sơn bóng có độ cứng 10H. Trong đó, H là chỉ số đo độ cứng được sử dụng trong thang đo độ cứng vật liệu (Mohs) có dải độ cứng từ 1H đến 10H.
Hầu hết các lớp phủ Graphene trên thị trường hiện nay đều có độ bền ít nhất 5 năm, có một số loại tuổi thọ lên đến 7 năm. Riêng tuổi thọ của Graphene dạng keo phun (Graphene Spray Sealant) dao động từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo thương hiệu và cách chăm sóc.
2.2 Tạo độ bóng cực cao, độ sâu của màu sắc
Lớp Graphene dạng hạt nano sẽ để lại một lớp sơn bóng mịn giúp tăng độ sáng bóng và vẻ ngoài của xe. Do đó, những xe được phủ Graphene đều có “diện mạo” ấn tượng và hoàn hảo. Một lớp phủ sơn cực kỳ sáng bóng, nổi bật hơn hẳn so với những chiếc xe khác.
2.3 Tính kháng nước, chống đốm nước tốt
Graphene có góc tiếp xúc cao hơn do thành phần hoá học và cấu trúc tổ ong, giúp nước trượt trên bề mặt dễ dàng hơn so với lớp phủ thông thường. Lúc này, xe ô tô có ít nước trên bề mặt hơn sẽ hạn chế được việc xuất hiện các đốm nước đọng lại ở sau nắp ca-pô ô tô.
Lớp phủ truyền thống vốn nổi tiếng về khả năng giữ nhiệt và làm tăng đốm nước, nên khi kết hợp với Graphene sẽ giúp bề mặt trên cùng của lớp phủ chịu nhiệt tốt hơn. Điều này đảm bảo người dùng không phải tốn tiền đánh bóng những đốm nước ở trên bề mặt xe.
2.4 Kháng bụi tốt
Dựa trên các đặc tính hóa học, Graphene có thể tận dụng tối đa những tính năng ưu việt. Graphene được cho là có khả năng “chống tĩnh điện”, giúp đẩy lùi bụi và các hạt nhỏ khác, không cho phép lắng xuống bề mặt đã được phủ Graphene.
3. Nhược điểm của công nghệ Graphene
Bên cạnh những ưu điểm, công nghệ phủ Graphene cũng có một số nhược điểm như:
- Giá phủ Graphene khá cao, khoảng từ 15 - 30 triệu đồng.
- Để thi công được Graphene Coating cần thợ tay nghề cao, máy móc, dụng cụ đầy đủ vì việc lưu hóa xảy ra rất nhanh, và độ cứng cao nên việc thi công đòi hỏi phải có độ chính xác cao và đáp ứng nhiều yêu cầu khác.
- Công nghệ Graphene chưa phổ biến, người dùng cần cẩn trọng, chọn lựa những địa điểm, trung tâm bảo dưỡng uy tín và kỹ thuật viên có trình độ cao để xe ô tô mới được bảo vệ, chăm sóc tốt.
4. Cách bảo vệ lớp phủ Graphene
Để có thể duy trì được một lớp phủ Graphene bền, đẹp, chủ phương tiện cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ nên sử dụng xà phòng có độ pH trung tính hoặc nước có ít chất tẩy rửa. Lựa chọn tối ưu nhất là sử dụng nước rửa chuyên dụng để làm sạch và dưỡng các lớp sơn. Như vậy sẽ duy trì được độ bóng và hiệu ứng chống thấm nước của lớp phủ.
- Tránh rửa xe dưới ánh nắng trực tiếp để giảm thiểu hiện tượng loang màu và nước. Chủ xe nên rửa từ trên xuống dưới và để lại những phần bẩn nhất sau cùng để tránh tình trạng bẩn chéo.
- Không sử dụng máy rửa xe có áp lực quá cao để tránh bị bong tróc lớp phủ và sơn.
- Cuối cùng, lau khô bề mặt xe sau khi rửa bằng khăn chuyên dụng.
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến lớp phủ Graphene
5.1 Lớp phủ Graphene có an toàn cho phim dán bảo vệ sơn xe không?
Người dùng có thể sử dụng lớp phủ Graphene lên chiếc xe đã dán PPF trước đó. Bởi Graphene có khả năng che chắn, giúp những vật liệu khác tăng cường độ bền và tạo một lớp phủ sáng bóng, mịn màng cho bề mặt sơn xe, nhằm giảm sự trầy xước và ố vàng.
5.2 Sự khác biệt giữa lớp phủ Graphene và lớp phủ Ceramic là gì?
Graphene ra đời vào năm 2004 và đã giành được giải thưởng Nobel năm 2011 vì những tính năng vượt trội như cứng hơn thép 100 lần nhưng vẫn dẻo dai và không thể phá vỡ. Công nghệ mới này đã khiến các lớp phủ gốm trở nên dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Lớp phủ Graphene được coi là một bước tiến của lớp phủ Ceramic khi có cùng một công năng nhưng đã hạn chế được những nguy hiểm và nhược điểm vốn có.
Lớp phủ gốm (Ceramic) chứa chủ yếu các hạt Silicone DIoxide (hay Silica), còn được gọi là thủy tinh hoặc cát. Lớp phủ Ceramic thường sẽ giữ nước đọng lại trên bề mặt sơn, dẫn đến việc hình thành đốm nước. Ngược lại, lớp phủ Graphene có khả năng kháng nước, hạn chế tích tụ bụi bẩn.
5.3 Có nên phủ nhiều lớp phủ Graphene không?
Người dùng nên phủ hai lớp Graphene để đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối ưu nhất. Việc phun 2 lớp sẽ đảm bảo tất cả các bề mặt đã được phủ đều Graphene. Tuy nhiên, sau khi phun xong lớp nền, người dùng cần đợi thêm 1 giờ nữa để có thể thực hiện lớp thứ 2.
5.4 Sau khi phủ Graphene bao lâu thì người dùng có thể rửa xe?
Để lớp phủ Graphene khô cần tới 5 ngày. Trong khoảng thời gian này, người dùng không nên lau xe bằng bất kỳ chất tẩy rửa nào. Kết thúc giai đoạn này, người dùng có thể an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, người dùng không nên rửa xe trong 2 ngày đầu để không làm giảm công năng của lớp phủ.
5.5 Có thể phủ Graphene trên bánh xe không?
Người dùng có thể sử dụng lớp phủ Graphene trên bánh xe. Người sử dụng nên phủ hai lớp để đảm bảo bề mặt không có vết nhám và có độ bền tối đa.
5.6 Xe đã có lớp phủ sáp hoặc chất làm kín có thể phủ Graphene không?
Graphene không thể phủ lên bất kỳ chất bịt kín hay lớp phủ sáp nào khác. Trong trường hợp xe của người dùng đã có sẵn lớp sáp hoặc chất làm kín, người dùng nên loại bỏ sạch sẽ trước khi phủ Graphene để đạt được hiệu quả cao.
Tình trạng môi trường hiện nay với nhiều khói bụi và thời tiết thay đổi liên tục, dẫn đến người dùng khó có thể giữ cho xe bóng đẹp theo thời gian. Do đó, công nghệ phủ Graphene là một lựa chọn tối ưu cho người dùng không chỉ dễ dàng sử dụng mà còn có độ bền cao, cung cấp sự gia cố tốt chống lại các vết xước. Bên cạnh đó, Graphene còn tạo ra một lớp sơn siêu mịn và chống thấm nước tốt giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho xe.Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9 và VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo!
>>> Tìm hiểu thêm: