[Cập nhật] Mức phạt nồng độ cồn xe máy, ô tô, xe đạp 2024
Sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích sẽ khiến cho hơi thở và máu chứa nồng độ cồn. Mức phạt nồng độ cồn xe máy có thể lên đến 8 triệu đồng kèm theo tước bằng lái xe.
Người điều khiển xe máy vi phạm quy định nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 2 - 8 triệu đồng. Mức phạt nồng độ cồn xe máy, ô tô, xe đạp…được quy định cụ thể trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được điều chỉnh bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ.
1. Uống bao nhiêu thì không bị phạt nồng độ cồn?
Theo khoản 8 của Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 của Điều 35 trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là hoàn toàn nghiêm cấm.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất và thấp nhất để chủ phương tiện dễ dàng cập nhật. Theo đó, người điều khiển xe tham gia giao thông chỉ cần trong máu hoặc khí thở có chứa nồng độ cồn thì đều sẽ bị xử phạt hành chính.
2. Mức phạt nồng độ cồn với các loại phương tiện mới nhất 2024
Quy định về mức phạt nồng độ cồn có sự khác nhau tùy thuộc vào loại phương tiện, mức nồng độ cồn và quá trình điều khiển xe có gây tai nạn hay không. Mức phạt nồng độ cồn với các loại phương tiện mới nhất 2024 cụ thể như bên dưới.
Tuy nhiên, theo dự thảo luật mới nhất, từ 2025 chỉ cần có nồng độ cồn trong máu là bị phạt với mức khung khá cao và không chia các mức vi phạm như hiện tại, bạn có thể lưu ý thông tin này để chuẩn bị tinh thần trước khi vào các cuộc vui của mình.
2.1 Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2024
Mức phạt người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở khi tham gia giao thông như sau:
Nồng độ cồn
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn
Mức phạt bổ sung
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc không quá 50 miligam/100 mililít máu
Căn cứ Điểm c Khoản 6 Điều 6, người điều khiển xe máy vi phạm mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất này sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.
Điểm đ Khoản 10 Điều 6 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 - 12 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,35 (từ 0,25 - 0,4) miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu
Căn cứ Điểm c Khoản 7 Điều 6, người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn mức này sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.
Điểm đ Khoản 10 Điều 6 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 16 - 18 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất (vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc 80 miligam/100 mililít máu).
Căn cứ Điểm e Khoản 8 Điều 6, mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất từ 4-5 triệu đồng.
Điểm g Khoản 10 Điều 6 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 22 - 24 tháng.
Căn cứ Điểm c Khoản 6 Điều 7, mức phạt nồng độ cồn trong trường hợp này từ 3-5 triệu đồng.
Điểm d Khoản 10 Điều 7 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước GPLX (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB (đối với xe máy chuyên dùng) từ 10 - 12 tháng.
Căn cứ Điểm b Khoản 7 Điều 7, mức phạt nồng độ cồn trong trường hợp này từ 6-8 triệu đồng.
Điểm d Khoản 10 Điều 7 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước GPLX (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB (đối với xe máy chuyên dùng) từ 16 - 18 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất (vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc 80 miligam/100 mililít máu).
Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 7, mức phạt nồng độ cồn trong trường hợp này từ 16-18 triệu đồng.
Điểm e Khoản 10 Điều 7 quy định người lái xe vi phạm nồng độ cồn trường hợp này sẽ bị tước GPLX (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB (đối với xe máy chuyên dùng) từ 22 - 24 tháng.
3. Khi nào vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe?
Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định cụ thể về hình thức tạm giữ xe (tạm giữ phương tiện) với người tham gia giao thông vi phạm quy định của Pháp luật.
Cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm nồng độ cồn đều có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ xe. Thời gian tạm giữ xe do vi phạm quy định nồng độ cồn là 07 ngày.
Như vậy, bài viết đã làm rõ các thông tin về mức phạt nồng độ cồn xe máy, ô tô, xe đạp hoặc xe thô sơ. Tất cả mọi người khi tham gia giao thông cần ghi nhớ các quy định này để tránh bị phạt tiền, giữ giấy phép lái xe và đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh các rủi ro tai nạn.
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. Vui lòng truy cập và đặt cọc Felis S, Vento S và Theon S. Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi.