Phân biệt 7 loại vạch kẻ đường phổ biến theo QCVN 41:2019 BGTVT
Rất dễ để bắt gặp những hình ảnh vạch kẻ đường màu vàng, màu trắng khi di chuyển trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của các loại vạch này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các “bác tài” hiểu rõ hơn về các loại vạch kẻ đường để tuân thủ đúng quy định giao thông đường bộ.
1. Vạch kẻ đường là gì?
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giúp hướng dẫn, điều hướng giao thông nhằm mục đích nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Bên cạnh các nhiệm vụ độc lập, vạch kẻ đường còn kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.
- Về màu sắc, có 2 dạng vạch kẻ đường chính là: vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.
- Về hình dạng, tùy theo nhiệm vụ, vạch kẻ đường giao thông có thể được thể hiện dưới dạng nét liền hoặc nét đứt, tạo thành hình con thoi, mắt võng, xương cá chữ V...
2. Ý nghĩa của các vạch kẻ đường trên đường giao thông
2.1. Vạch kẻ đường màu vàng
Vạch kẻ đường màu vàng có vai trò ngăn cách, phân biệt giữa 2 làn đường ngược chiều nhau. Có 5 dạng vạch kẻ đường màu vàng gồm:
2.1.1. Vạch màu vàng nét đứt
Vạch màu vàng nét đứt (còn được gọi là vạch 1.1) là dạng vạch đơn, nét đứt đoạn. Vạch dùng để phân chia các chiều đường ngược nhau không có dải phân cách ở giữa.
Khi thấy vạch 1.1, phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
>>> Tìm hiểu thêm: Làn đường là gì? Phân biệt lỗi sai làn đường và lỗi sai vạch kẻ đường
2.1.2. Vạch màu vàng nét liền
Vạch kẻ vàng nét liền (vạch 1.2) có ý nghĩa tương tự như với vạch vàng nét đứt, tuy nhiên với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch 1.2 thường xuất hiện ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, phương tiện có nguy cơ gặp tai nạn đối đầu cao trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
2.1.3. Hai vạch màu vàng song song, nét liền
Dạng vạch màu vàng nét liền đôi này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Các phương tiện di chuyển không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông.
Đối với trường hợp đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách ở giữa sẽ sử dụng vạch này tại các vị trí cần thiết để cảnh báo và nhấn mạnh mức độ nguy hiểm.
>>> Tìm hiểu thêm: Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2024?
2.1.4. Vạch màu vàng một đứt, một liền song song
Đây là dạng vạch đôi song song gồm một vạch nét liền và một vạch đứt nét phân chia 2 chiều xe chạy ngược nhau.
Vạch này được biết đến là vạch 1.4, sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Lái xe lưu ý, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc cắt qua vạch.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách đi khi gặp vạch mắt võng đúng cách để không bị xử phạt
2.1.5. Vạch màu vàng nét đứt song song
Vạch vàng nét đứt song song (vạch 1.5) không quá phổ biến, có nhiệm vụ xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông (CSGT), biển báo, tín hiệu đèn hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
2.2. Vạch kẻ đường màu trắng
Vạch kẻ đường màu trắng được thiết kế với mục đích ngăn cách, phân biệt giữa các làn đường cùng chiều. Có 2 dạng vạch kẻ đường màu trắng gồm:
2.2.1. Vạch trắng nét đứt
Vạch trắng nét đứt (vạch 2.1) là vạch đơn, nét đứt đoạn được sử dụng để phân chia làn xe cùng chiều. Khi thấy vạch 2.1, xe được phép chuyển làn đường qua vạch. Khoảng cách giữa các nét đứt của vạch càng dài thì tốc độ được phép lưu thông càng cao.
2.2.2. Vạch trắng nét liền
Vạch đơn trắng nét liền (vạch 2.2) đảm nhận phân chia các làn xe cùng chiều, khi làn đường xuất hiện vạch trắng liền này xe lúc này không được chuyển làn hoặc lấn sang làn khác.
3. Không chấp hành vạch kẻ đường bị phạt thế nào?
Trường hợp mắc lỗi đè vạch kẻ đường, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể mức phạt sẽ như sau:
Trên đây là những thông tin liên quan đến vạch kẻ đường giúp người điều khiển phương tiện chủ động quan sát và nhận biết khi đi đường, từ đó chấp hành để không mắc những vi phạm không đáng có. Việc tuân thủ đúng mọi quy định trong Luật giao thông đường bộ sẽ đảm bảo quá trình di chuyển của người tham gia giao thông an toàn và thuận lợi hơn.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin hoặc đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm xe máy điện của VinFast, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Website: https://vinfastauto.com/vn_vi
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.