Phân biệt va chạm giao thông và tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông và va chạm giao thông thường bị đánh đồng là giống nhau, tuy nhiên thực tế không phải. Pháp luật có những quy định về mức độ của tai nạn giao thông và va chạm giao thông khác nhau.
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

1. Va chạm giao thông là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11):

Va chạm giao thông đường bộ là việc xảy ra do người tham gia giao thông giao thông vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại về sức khỏe con người và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Tìm hiểu thế nào là va chạm giao thông
Định nghĩa va chạm giao thông và tai nạn giao thông theo quy định là khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: Ô tô va chạm xe máy bồi thường thế nào?

2. Tai nạn giao thông là gì?

2.1. Quy định theo Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11)

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11):

Tai nạn giao thông đường bộ là việc xảy ra do người tham gia giao thông vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc gặp sự cố bất ngờ gây ra các thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Sự việc tai nạn giao thông bao gồm:

  • Va chạm giao thông;
  • Tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
  • Tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
  • Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
tai nạn giao thông là gì
Tai nạn giao thông được quy định theo Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) (Nguồn: Sưu tầm)

Trong đó:

Tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng: Có mức độ thiệt hại nằm trong các trường hợp sau:

  • Gây tổn hại sức khỏe một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
  • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 11%, tổng tỷ lệ thương tật với tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
  • Gây thiệt hại cho tài sản có tổng giá trị từ 5.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ.

Tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng: Có mức độ thiệt hại nằm trong các trường hợp sau:

  • Làm chết 01 người;
  • Gây tổn hại sức khỏe từ 01 đến 02 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên.
  • Gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  • Gây tổn hại sức khỏe của 01 người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%, gây thiệt hại cho tài sản với tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
  • Gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 21%, tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40%, gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
  • Gây thiệt hại tài sản với tổng giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới 500.000.000 VNĐ.

Tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng: Có mức độ thiệt hại nằm trong các trường hợp sau:

  • Làm chết 02 người;
  • Làm chết 01 người kèm gây hậu quả thuộc các trường hợp:
    • Gây tổn hại sức khỏe từ 01 đến 02 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên;
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 41% đến 100%;
    • Gây tổn hại sức khỏe 01 người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%, gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 21%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 30% đến 40%, gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới  500.000.000 VNĐ;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 đến 02 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên, gây hậu quả thuộc các trường hợp:
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 41% đến 100%;
    • Gây tổn hại sức khỏe một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%, gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 21%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 30% đến 40% và gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây thiệt hại cho tài sản có tổng giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới 500.000.000 VNĐ;
  • Gây tổn hại sức khỏe 03 đến 04 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên;
  • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 101% đến 200%;
  • Gây thiệt hại cho tài sản với tổng giá trị từ 500.000.000 VNĐ đến dưới 1.500.000.000 VNĐ.

Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Có mức độ thiệt hại nằm trong các trường hợp sau:

  • Làm chết từ 03 người trở lên;
  • Làm chết 02 người và gây hậu quả thuộc các trường hợp:
    • Gây tổn hại sức khỏe 01 đến 02 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên;
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 41% đến 100%;
    • Gây tổn hại sức khỏe một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%, gây thiệt hại cho tài sản với giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 21%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 30% đến 40%, gây thiệt hại tổng tài sản từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây thiệt hại tổng tài sản từ 50.000.000 VNĐ đến dưới  500.000.000 VNĐ;
  • Làm chết 01 người và gây hậu quả thuộc các trường hợp:
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 41% đến 100%;
    • Gây tổn hại sức khỏe 01 người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%, gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 21%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 30% đến 40%, gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 50.000.000 VNĐ;
    • Gây thiệt hại tài sản tổng giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới  500.000.000 VNĐ;
  • Gây tổn hại sức khỏe từ 05 người trở lên với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên;
  • Gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật những người này trên 200%;
  • Gây tổn hại sức khỏe của 03 đến 04 người với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên, gây thiệt hại tổng tài sản từ 50.000.000 VNĐ đến dưới  500.000.000 VNĐ;
  • Gây thiệt hại tổng tài sản có giá trị từ 1.500.000.000 VNĐ trở lên.

>> Tìm hiểu thêm:

2.2. Quy định theo một số văn bản khác

Ngoài ra, tai nạn giao thông còn được định nghĩa trong một số văn bản khác mà người điều khiển có thể tham khảo để hiểu thêm như:

Định nghĩa tai nạn giao thông là gì theo các văn bản khác
Định nghĩa tai nạn giao thông theo các văn bản khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Theo Tiểu mục 1901 Mục 19 - Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97: Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi chung là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc vì gặp phải các sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây nên những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe người hoặc tài sản.

Bộ Y tế cũng có quy định: Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật giao thông hoặc do gặp các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.

Như vậy, có thể thấy các định nghĩa trên đều thống nhất tai nạn giao thông có một số đặc điểm chung như:

  • Tai nạn giao thông là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài ý muốn chủ quan của người tham gia mạng lưới giao thông.
  • Sự việc hoặc sự cố xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ.
  • Nguyên nhân của tai nạn giao thông do người tham gia giao thông vi phạm các quy định về trật tự, an toàn hoặc gặp phải sự cố bất ngờ.
  • Tai nạn giao thông gây ra thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phân biệt tình huống va chạm giao thông và tai nạn giao thông

Định nghĩa va chạm giao thông và tai nạn giao thông trong Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) cho thấy, sự khác biệt giữa hai khái niệm này là ở mức độ gây ra thiệt hại.

Phân biệt tình huống va chạm giao thông và tai nạn giao thông
Phân biệt tình huống va chạm giao thông và tai nạn giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

Cụ thể:

  • Va chạm giao thông: Là sự việc hoặc sự cố gây thiệt hại dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
  • Tai nạn giao thông: Là sự việc hoặc sự cố gây ra thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm: va chạm giao thông, tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, tai nạn giao thông bao gồm va chạm giao thông. Tình huống va chạm giao thông có mức độ thiệt hại dưới mức quy định của tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng, nghĩa là các trường hợp sau được quy vào va chạm giao thông: 

  • Gây tổn hại đến sức khỏe một người với tỷ lệ thương tật dưới 11%;
  • Gây tổn hại đến sức khỏe nhiều người với tỷ lệ thương tật mỗi người dưới 11%, tổng tỷ lệ thương tật tất cả những người này dưới 21%;
  • Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị dưới 5.000.000 VNĐ.

Tóm lại, pháp luật quy định va chạm giao thông và tai nạn giao thông là không giống nhau dựa vào mức độ gây ra thiệt hại. Tuy nhiên dù là va chạm hay tai nạn đều không ai muốn xảy ra, vì vậy người điều khiển cần nâng cao kỹ năng lái và chấp hành luật để đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF e34, VF 8 hoặc VF 9 online để trải nghiệm các tính năng an toàn (như hệ thống cảnh báo va chạm, hỗ trợ chuyển làn, hỗ trợ phanh,...) và nhiều công nghệ hiện đại khác được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để hỗ trợ khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe, và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, từ ngày 25/7/2022, khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.

>>> Tìm hiểu thêm:

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

31/08/2022
Chia sẻ bài viết này