Phân biệt tạm giữ và tước giấy phép lái xe khi vi phạm luật giao thông

Tạm giữ và tước giấy phép lái xe là hai hình thức xử phạt thường được áp dụng khi người lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ. Vậy đâu là những điểm khác nhau giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe?  
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

1. Tạm giữ và tước giấy phép lái xe là gì?

Vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ và tước giấy phép lái xe
Vi phạm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, có thể tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe (Nguồn: Sưu tầm)

Tạm giữ giấy phép lái xe là hình thức Cảnh sát giao thông giữ giấy tờ để “làm tin” trong những trường hợp người tham gia giao thông có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính, . Giữ giấy phép lái xe nhằm nhằm đảm bảo quyết định thi hành xử phạt, xác minh tình tiết vi phạm và giấy phép lái xe sẽ được trả lại sau khi người vi phạm nộp phạt.

Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt nặng hơn tạm giữ giấy phép lái xe. Đây là hình thức xử phạt chính hoặc phạt bổ sung, được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng về các quy định an toàn khi tham gia giao thông. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thể từ 1 đến 24 tháng kể từ ngày xử phạt có hiệu lực.

2.  Sự khác nhau giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe 

Sự khác nhau giữa tạm giữ và tước giấy phép lái xe
Khi tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm túc, nếu xảy ra  vi phạm có thể bị tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe (Nguồn: Sưu tầm)

2.1. Bản chất

Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong quy định. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép cũng như chứng chỉ hành nghề, mỗi cá nhân hay tổ chức đều không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Còn hình thức xử phạt tạm giữ giấy phép lái xe là cách CSGT giữ giấy tờ để đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt tại kho bạc theo đúng quyết định xử phạt những lỗi đã vi phạm. Trong thời gian bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, quyền sử dụng các loại giấy phép cũng như các loại chứng chỉ đối với tổ chức, cá nhân không bị ảnh hưởng..

Như vậy, bản chất của hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ nghiêm trọng hơn tạm giữ giấy phép lái xe. 

>> Tìm hiểu thêm: Quy định về tước giấy phép lái xe máy và ô tô mới nhất 2022

2.2. Trường hợp áp dụng

- Đối với việc tạm giữ giấy phép lái xe: Trường hợp này sẽ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây: giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện, giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

- Đối với việc tước giấy phép lái xe: Đây là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

2.3. Thời gian

Tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời hạn trong vòng 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có nhiều tình tiết phức tạp, thì có thể tạm giữ tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ.

Tước giấy phép lái xe:

  • Từ 01 tháng – 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
  • Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng có hiệu lực.

2.4. Hậu quả

– Tạm giữ giấy phép lái xe:

  • Trong thời hạn tạm giữ giấy tờ xe, cá nhân hay tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. Tạm giữ giấy phép lái xe không ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.
  • Nếu quá hạn mà người vi phạm chưa đến cơ quan để giải quyết, hoặc đưa phương tiện tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi vi phạm không có giấy tờ.

– Tước giấy phép lái xe:

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, cá nhân, tổ chức không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

3. Các câu hỏi thường gặp về tạm giữ và tước giấy phép lái xe

Phân biệt tạm giữ và tước giấy phép lái xe
Nếu trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn (Nguồn: Sưu tầm)

3.1. Tước giấy phép lái xe có được lái xe không?

Tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3.2. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe không?

Trong thời gian tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn có quyền và được coi là có giấy phép lái xe nên được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Nếu sau thời gian tạm giữ, người vi phạm không đến nộp phạt và điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như vi phạm không có giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: 

3.3. Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không?

Về nguyên tắc, , người vi phạm không được quyền lái xe trong thời gian bị tước giấy phép lái xe. Do vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt, người vi phạm cũng không được học, thi và cấp GPLX mới.

Hiểu rõ sự khác nhau giữa hình thức xử phạt tạm giữ và tước giấy phép lái xe về bản chất, trường hợp áp dụng, thời gian, hậu quả giúp người vi phạm tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Khách hàng đặt mua VF e34, VF 8, VF 9 hoặc xe máy điện VinFast để sở hữu ngay những mẫu xe thông minh, thời thượng và có cơ hội nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

>> Tìm hiểu thêm:

09/08/2022
Chia sẻ bài viết này