Phanh tay và phanh chân ô tô khác nhau như thế nào?
Khi di chuyển, phanh tay và phanh chân ô tô đều là những trợ thủ đắc lực giúp chủ xe vận hành ổn định và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do cái tên khá giống nhau nên nhiều người dùng có thể gặp khó khăn khi phân biệt chúng. Nắm rõ sự khác nhau và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp khách hàng xử lý tình huống đúng cách, hạn chế va chạm trong hành trình.
1. Phanh tay và phanh chân ô tô là gì?
Phanh tay ô tô là cần gạt gần cột lái, được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc người lái cần phải dừng xe. Phanh tay có thể được lắp đặt tại những vị trí khác nhau nhưng chỉ được sử dụng khi dừng khẩn cấp hoặc khi xe ở trạng thái đứng yên.
Chức năng chính của phanh tay là duy trì ở chế độ đỗ xe cho đến khi người lái nhấn nút nhả. Bộ phận này khá hữu ích vì chúng giúp ngăn xe lăn đi khi đỗ trên bề mặt dốc hoặc không bằng phẳng.
Bên cạnh phanh tay, chủ xe còn có thể sử dụng phanh chân, hay còn gọi là phanh thủy lực, để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Đây là bộ bàn đạp được kết nối với bộ trợ lực chân, không có tác dụng dừng hoặc làm chậm xe. Thay vào đó, hệ thống chất lỏng thủy lực của phanh được sử dụng để truyền lực cần phanh từ bàn đạp đến guốc trống cuối cùng.
>> Tìm hiểu thêm:
- Khái niệm và cách sử dụng phanh tay điện tử ô tô
- Phanh tay điện tử và cách sử dụng phanh tay điện tử ô tô VinFast
- Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
2. So sánh phanh chân và phanh tay ô tô
Khách hàng có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa phanh chân và phanh tay ô tô dựa trên ba yếu tố bao gồm: vị trí lắp đặt, chức năng sử dụng và cơ chế hoạt động. Dựa trên những điểm khác biệt này, người dùng có thể kiểm soát xe tốt và thuận tiện hơn.
2.1. Khác nhau về vị trí lắp đặt
Như tên gọi của chúng, phanh chân thường được đặt nằm bên trái bàn đạp ga, trên sàn ô tô. Trong khi đó, phanh tay sẽ là cần gạt nằm giữa hai ghế trước, bên phải của người lái xe. Tùy theo mẫu xe và năm sản xuất, vị trí của phanh tay ô tô có thể khác nhau. Có thể nói, nếu như phanh chân được kiểm soát bằng chân thì phanh tay ô tô sẽ yêu cầu người dùng phải tác dụng lực đòn bẩy kéo để kích hoạt chúng.
2.2. Khác nhau về chức năng sử dụng
Bên cạnh sự khác nhau về vị trí lắp đặt, người dùng còn có thể so sánh phanh chân và phanh tay ô tô dựa trên chức năng sử dụng. Theo đó, phanh chân được sử dụng để dừng hoặc làm chậm động cơ của xe và thậm chí có khả năng kiểm soát một chiếc xe nặng vài tấn. Phanh chân được sử dụng thường xuyên hơn so với phanh tay nhờ vào tính an toàn và thuận tiện của chúng.
Trong khi đó, phanh tay chỉ được sử dụng khi dừng khẩn cấp hoặc khi xe ở trạng thái đứng yên. Phanh tay còn có tác dụng hỗ trợ phanh chân trong trường hợp chúng không hoạt động hoặc chủ xe cần sự trợ giúp thêm để dừng xe. Chức năng khác của phanh tay là duy trì ở chỗ độ đỗ xe cho đến khi người lái nhấn nút nhả. Đây là tính năng khá hữu ích vì chúng sẽ giúp hạn chế việc xe bị lăn đi khi đỗ trên dốc hoặc bề mặt không bằng phẳng. Do đó, khi di chuyển trên những khu vực đồi núi hoặc có độ dốc lớn, người lái được khuyến khích sử dụng phanh tay vì việc điều khiển cần phanh sẽ dễ dàng hơn dùng bàn đạp.
2.3. Khác nhau về cơ chế hoạt động
Khi sử dụng phanh chân, lực được truyền đến xi lanh chính. Khi đó, xi lanh sẽ tạo ra một lực nén lên chất lỏng thủy lực và đi qua các đường ống đến calip. Từ đó, một lực phanh ma sát sẽ được truyền tới các bánh xe rồi xuống đường để dừng chiếc xe. Khi tài xế đạp phanh, lực thủy lực sẽ được phân phối theo tỉ lệ 75% lực nhận ở bánh trước và 25% nhận ở bánh sau.
Trong hầu hết các dòng xe ô tô, phanh tay là bộ phận hoạt động không phụ thuộc vào năng lượng dự trữ và có đủ khả năng để tự làm cạn kiệt mạch thủy lực hoặc khí nén. Khi chủ xe sử dụng phanh khẩn cấp, cáp kim loại kết nối với chúng sẽ đi qua cần gạt trung gian, giúp tăng cường sức mạnh của lực kéo, kích hoạt bộ cân bằng trong xe, giúp chia đều sức kéo giữa các phanh.
Theo đó, phanh tay hoạt động dựa trên pít-tông trong calip hoặc phanh guốc chuyên dụng bên trong roto phía sau. Nói cách đơn giản hơn, phanh tay chỉ áp dụng lên các bánh sau. Vì vậy, chúng sở hữu khả năng giảm tốc kém và trong một số trường hợp có thể gây ra quay xe đột ngột. Nếu người lái sử dụng đồng thời phanh tay và phanh chân ô tô, sự cân bằng giữa các phanh sẽ bị ảnh hưởng và khiến xe mất kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi di chuyển.
Phanh tay còn dễ bị kẹt cứng nếu không được sử dụng thường xuyên khiến khớp cơ khí han gỉ vì oxy hóa. Từ đó, bánh bị bó cứng và má phanh không bung được. Tuy nhiên, do sở hữu thiết kế độc lập nên phanh tay cũng không được bảo dưỡng thường xuyên như phanh chân.
>> Tìm hiểu thêm:
- Kỹ thuật phanh ô tô an toàn và đúng cách
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn khi ô tô bị mất phanh
3. Cách sử dụng phanh tay và phanh chân ô tô hiệu quả
Tùy theo từng trường hợp, chủ xe nên cân nhắc sử dụng phanh tay và phanh chân ô tô để đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn khi di chuyển. Trong đó, mỗi loại phanh sẽ tương ứng và phù hợp với từng điều kiện khác nhau, cụ thể như sau:
3.1. Phanh tay được sử dụng trong những trường hợp:
Đối với những phương tiện sử dụng hộp số thủ công, người lái sẽ phải đặt xe ở vị trí trung lập và sau đó dùng phanh tay để đảm bảo ô tô sẽ không di chuyển. Khi điều khiển phương tiện vận hành bằng tay, đây là cách duy nhất để đỗ xe an toàn. Trong những trường hợp chờ đèn đỏ hoặc bị kẹt xe, chủ phương tiện cũng có thể sử dụng phanh tay và đặt ô tô vào vị trí trung lập để kích hoạt chế độ đỗ xe.
Đối với xe ô tô có hộp số tự động, sử dụng phanh tay là một giải pháp giúp đảm bảo an toàn và là trợ thủ đắc lực cho hệ thống phanh chính, đặc biệt khi đỗ trên đồi hoặc dốc. Trước khi điều khiển ô tô vào bãi đỗ xe, chủ phương tiện cũng nên sử dụng phanh tay nhằm cung cấp sự ổn định và hỗ trợ trong quá trình di chuyển.
Khi đỗ xe trên đồi hoặc dốc, trọng lực sẽ tác động lên ô tô và tạo thêm áp lực lên hệ thống phanh. Việc sử dụng phanh tay và cần số xe tự động sẽ giúp hạn chế tai nạn xảy ra trong trường hợp hệ thống phanh chính không hoạt động ổn định.
3.2. Phanh chân được sử dụng trong những trường hợp:
Phanh chân thường được sử dụng khi lái xe để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn. Trong những trường hợp muốn giảm tốc khi đang di chuyển, người lái nên sử dụng phanh chân. Nếu chủ xe cố gắng dừng bằng phanh tay thì bánh sau sẽ bị bó cứng. Điều này có thể khiến chủ phương tiện bị mất lại, gây ra tai nạn trong quá trình vận hành.
Nếu như điều khiển xe sử dụng hộp số thủ công, người lái sẽ cần phải kích hoạt bộ ly hợp mỗi khi phải dùng phanh chân. Trong khi đó, đối với những xe tự động, chủ phương tiện sẽ chỉ cần nhấn bàn đạp phanh chân để giảm tốc độ. Ở một số dòng xe, bàn đạp phanh chân còn được sử dụng để khởi động ô tô trước khi bắt đầu di chuyển.
Do bánh trước chịu phần lớn lực tác động, phanh chân nên được sử dụng nếu chủ xe đang di chuyển với tốc độ cao. Người lái nên đặc biệt lưu ý không dùng phanh tay trong những trường hợp này để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác.
>> Tìm hiểu thêm: 4 kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga đơn giản, hiệu quả
Phanh tay và phanh chân ô tô đều là những bộ phận quan trọng giúp nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Khách hàng có thể dễ dàng phân biệt qua vị trí lắp đặt, chức năng sử dụng và cơ chế hoạt động. Tuy nhiên, để xe vận hành ổn định và an toàn, mỗi người dùng nên nắm rõ các cách sử dụng phanh tay và phanh chân hiệu quả.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
Khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Hệ thống phanh ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?
- Công nghệ phanh ô tô phổ biến hiện nay
- Hệ thống phanh khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo