Phân biệt hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử trên ô tô
Kiểm soát lực kéo có chức năng hạn chế tình trạng trượt bánh, đảm bảo độ bám đường, giúp xe vận hành trên những đoạn đường trơn trượt hoặc cua gấp, tăng tốc đột ngột. Kiểm soát ổn định cũng là một dạng của hệ thống kiểm soát lực kéo, do đó cũng có vai trò và chức năng khá tương tự. Vậy làm cách nào để phân biệt hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử?
1. Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
1.1. Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?
Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS - Traction Control System) là hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe khi có sự thay đổi lực kéo trong quá trình tăng tốc, giúp xe hạn chế tối đa hiện tượng trượt bánh và hỗ trợ vận hành ổn định, an toàn khi lưu thông trên đường, nhất là những đoạn đường trơn trượt.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động với mục đích theo dõi các bánh xe, liên tục phát tín hiệu đến hệ thống điều khiển ECU, giám sát và tính toán tốc độ thực tế của từng bánh xe.
Nếu người lái thấy đèn kiểm soát nhấp nháy khi xe đang chạy thì điều này có nghĩa là hệ thống TCS đang hoạt động tích cực, ngăn chặn các bánh xe quay nhanh hơn, gây mất ổn định và cân bằng cho xe.
Trong trường hợp hệ thống kiểm soát lực kéo phát hiện bánh xe nào có tình trạng quay nhanh hơn, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lực kéo phù hợp đến bánh xe, hỗ trợ xe luôn ở trạng thái cân bằng.
1.3. Chức năng của TCS
Tương tự như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), TCS có cùng chức năng là kiểm soát độ bám đường của xe. Tuy nhiên, hai hệ thống này có cơ chế hoạt động khác nhau. ABS có chức năng kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh. TCS lại có cơ chế hoạt động hoàn toàn ngược lại, kiểm soát độ bám đường của các bánh khi tăng tốc, hạn chế và ngăn chặn tối đa tình trạng trượt bánh trong quá trình di chuyển.
2. Hệ thống cân bằng điện tử ESC
2.1. Hệ thống cân bằng điện tử là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử (ESC - Electronic Stability Control) duy trì khả năng kiểm soát xe, giảm thiểu tình trạng trượt bánh trên đường trơn, đường sỏi đá, hỗ trợ người lái xe di chuyển theo đúng hướng mong muốn.
2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ESC
Hệ thống cân bằng điện tử sẽ được kích hoạt khi phát hiện ra những trường hợp có khả năng mất kiểm soát lái. Khi nhận biết được xe không di chuyển đúng hướng mà người cầm lái đang thực hiện, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh hướng đi của xe, sao cho hướng di chuyển trùng với hướng mà người lái xe muốn tới.
Cụ thể, trong trường hợp người lái xe đánh lái thiếu, bánh trước có xu hướng văng ngang, có khả năng lật xe. Lúc này, hệ thống ESC sẽ tự động được kích hoạt, tính toán và điều khiển lực phanh ở bánh xe phía đối diện bánh trượt, bù lại lực bị trượt ngang và giữ xe ở trạng thái ổn định, di chuyển đúng hướng.
Trong trường hợp người lái xe đánh lái quá nhiều, đuôi xe có nhiều khả năng trượt khỏi hướng lái dự kiến. ESC sẽ nhanh chóng gửi tín hiệu điều khiển, thực hiện phanh bánh trước hướng đối diện đuổi xe bị văng, bổ sung lại lực bị trượt, cân bằng điện tử thân xe và giúp xe đi đúng hướng.
2.3. Chức năng của ESC
Chức năng chính của hệ thống cân bằng điện tử là bảo đảm sự cân bằng và ổn định của xe trong bất cứ tình huống gì, giảm thiểu tối đa các hiện tượng văng đầu, văng đuôi hoặc là lật xe. Ngoài ra, ESC còn hỗ trợ hạn chế tình trạng trượt bánh xe trên đường trơn, kiểm soát và giữ vững độ ổn định cho xe.
>>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô
3. Phân biệt kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử
3.1. Điểm giống nhau
Kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử đều là những trang bị đảm bảo sự an toàn cho người lái xe. Cả hai hệ thống này đều cảm biến bánh xe, hỗ trợ người lái xe không bị mất lái, trượt bánh trong quá trình lưu thông, đặc biệt là với những đoạn đường trơn trượt.
Ngoài ra, hai hệ thống hỗ trợ di chuyển an toàn này đều có điểm chung là sẽ không hoạt động được nếu không có hệ thống ABS. Van thủy lực của hệ thống chống bó phanh cho phép thay đổi tốc độ của từng bánh, giúp hai hệ thống TCS và ESC điều chỉnh hướng đi của xe.
3.2. Điểm khác nhau
Kiểm soát ổn định và kiểm soát lực kéo là hai hệ thống được sử dụng trong ô tô để giúp người lái kiểm soát tốt hơn trong một số tình huống nhất định. ESC được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng mất kiểm soát khi vượt và cua gấp, trong khi kiểm soát độ bám đường được sử dụng để giúp lốp xe bám đường hơn khi tăng tốc. Mặc dù 2 hệ thống có cách hoạt động gần như tương tự, nhưng vẫn có các điểm khác nhau.
Tiêu chí so sánh | Hệ thống | Hệ thống ESC |
Chức năng | Kiểm soát độ bám đường của các bánh khi tăng tốc, ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng trượt bánh trong quá trình di chuyển |
|
Tác động đến bánh xe | Điều chỉnh lực kéo tới từng bánh xe khi phát hiện ra những trường hợp có khả năng trượt bánh. | Can thiệp vào phanh vào từng bánh xe ô tô, thậm chí can thiệp vào động cơ nếu như cần thiết. |
Bộ phận được sử dụng để thực hiện chức năng | Hệ thống ABS cung cấp lực phanh/can thiệp trực tiếp vào động cơ thông. |
|
Nguồn cung cấp thông tin để 2 hệ thống phát hiện và xử lý |
|
|
Bộ vi xử lý | Hệ thống máy tính - ECU | Hệ thống máy tính - ECU |
Trường hợp tắt 2 hệ thống | Di chuyển trong địa hình bùn, cát hoặc tuyết | Di chuyển trên cung đường bằng phẳng, cụ thể là đường đua |
Việc phân biệt hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử giúp hiểu rõ tác dụng của từng hệ thống. Từ đó, người dùng có thể tùy vào từng trường hợp mà ứng dụng hai hệ thống này một cách chính xác hơn.
Những mẫu xe xanh, hiện đại, thời thượng đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều khách hàng. Hiện nay VinFast hiện đang có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho những khách hàng đặt cọc xe VF 8, VF 9 và VF e34 online.
Đối với những khách hàng đã đặt cọc VF 8 trước 6/4/2022 với số tiền 10.000.000 đồng, có thể liên hệ ngay Showroom bổ sung thêm 40.000.000 đồng, ký kết hợp đồng chính thức hoặc truy cập trang web https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit để bổ sung cọc VF 8 trực tuyến.
Nếu như khách hàng có nhu cầu và có mong muốn trải nghiệm dòng xe xanh với công nghệ hiện đại, nhiều tính năng thông minh, mạnh mẽ được tính hợp trên xe, liên hệ ngay:
- Hotline tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Trợ lực lái ô tô là gì: Phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
- Công nghệ phanh ô tô phổ biến hiện nay
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.